Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Xuất khẩu hồ tiêu đạt 743 triệu USD

Xuất khẩu hồ tiêu đạt 743 triệu USD
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9 ước đạt 11.000 tấn, với giá trị đạt 72 triệu USD. Như vậy, tổng khối lượng tiêu xuất khẩu 9 tháng đầu năm đã lên đến 112.000 tấn với giá trị 743 triệu USD.

Giá xuất khẩu trung bình tiêu 8 tháng đầu năm 2013 đạt gần 6.600 USD/tấn, giảm gần 250 USD/ tấn (khoảng 3,62%) so với cùng kỳ năm ngoái.


Với thị phần khoảng 32%, 2 thị trường Mỹ và Đức vẫn là những thị trường lớn nhất của xuất khẩu tiêu Việt Nam. Hai thị trường này cũng có mức tăng trưởng mạnh. Cụ thể thị trường Mỹ tăng hơn 86% về khối lượng và gần 81% về giá trị, thị trường Đức tăng 8,5% về khối lượng và gần 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.


Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hạt tiêu tăng giá dịp này là do các nước nhập khẩu tiêu lớn của Việt Nam đều đẩy mạnh mua vào, đồng thời giá tiêu trên thị trường thế giới đang tăng.


Cụ thể, từ đầu tháng 9/2013 đến nay, tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, giá hạt tiêu đen đã tăng vọt, xấp xỉ 130.000 đồng/kg (tăng gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm trung tuần tháng 8), là mức giá cao nhất trong vòng 2 năm qua.


Hồ tiêu đang là một trong những cây trồng cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có giá trị, góp phần nâng cao đời sống người dân ở khu vực Tây Nguyên. Giá hạt tiêu tăng cao là lý do chính thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích cây trồng ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố tại Tây Nguyên. Nếu như năm 2005, toàn vùng chỉ có hơn 10.000 ha hồ tiêu, thì đến năm 2013 đã tăng lên khoảng 25.000ha.



Giá vàng giảm gần 100 nghìn đồng/lượng

Giá vàng giảm gần 100 nghìn đồng/lượng

Lúc 8h48', giá vàng SJC được công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết tại 37,27 - 37,47 triệu đồng/lượng, giảm 90 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 140 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với giá đóng cửa ngày hôm qua.

Giá vàng trong nước giảm cùng chiều giá thế giới. Đêm qua, giá vàng giảm mạnh nhất hơn 1 tuần do chính phủ Mỹ có thể đóng cửa một phần lần đẩu tiên trong 17 năm trong lúc bế tắc về ngân sách.


Trên sàn Comex, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 giảm 0,9% chốt phiên tại 1.327 USD/oz, giảm mạnh nhất kể từ 20/9. Khối lượng giao dịch thấp hơn 32% so với trung bình 100 ngày.


Giá vàng giao ngay trên Kitco tại cùng thời điểm là 1.329,5 USD/oz, tương ứng thấp hơn giá vàng trong nước 3,77 triệu đồng/lượng.


Giá USD đang được các ngân hàng giữ ổn định, Vietcombank niêm yết tại 21.080 - 21.140 đồng/USD.




PMI Việt Nam tháng 9 đạt kỷ lục

PMI Việt Nam tháng 9 đạt kỷ lục
Ngân hàng HSBC Việt Nam phối hợp cùng với công ty Markit Economics vừa công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam tháng 9/2013.

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng toàn phần (PMI™) được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất - trong tháng 9 đạt 51,5 điểm. Mức 50 điểm là mức không thay đổi, trên 50 điểm cho thấy sự mở rộng của hoạt động sản xuất.


Chỉ số tháng 9 thể hiện sự cải thiện so với mức 49,4 điểm của tháng 8 và là kết quả tốt nhất kể từ tháng 4/2011 - tháng đầu tiên bắt đầu có dữ liệu khảo sát. Đây cũng là tháng đầu tiên kể từ tháng 4/2013, chỉ số PMI đạt trên 50 điểm.


ABC


Yếu tố góp phần làm tăng PMI trong tháng 9 là số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm có mức tăng kỷ lục trong lịch sử khảo sát. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh phản ánh nhu cầu cơ bản của cả khách hàng trong và ngoài nước đều đã cải thiện. Chất lượng sản phẩm tốt hơn và giá cả cạnh tranh - cuộc khảo sát mới nhất cho thấy giá xuất xưởng đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp - cũng giúp tăng trưởng doanh thu bán hàng.

Đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng với tốc độ kỷ lục. Tháng 9 là tháng đầu tiên trong bốn tháng ghi nhận mức tăng doanh thu xuất khẩu mới.


Lượng việc làm trong ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục tăng nhờ doanh số bán hàng cao hơn. Tăng trưởng việc làm đáng kể được ghi nhận là tháng thứ hai liên tiếp khi khi các công ty muốn giữ khối lượng công việc luôn ở mức cao.


Lượng công việc tồn đọng tiếp tục giảm trong tháng 9. Dữ liệu mới nhất cho thấy lượng công việc còn tồn đọng đã giảm 18 tháng liên tục. Tuy nhiên, công việc tồn đọng cũng đang giảm với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4.


Tồn kho hàng thành phẩm tăng nhẹ trong tháng 9. Các nhà sản xuất đã có thể tăng hàng tồn kho, giảm lượng công việc tồn đọng và ứng phó với việc số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên trong khi vẫn duy trì ổn định mức sản lượng chung.


Ở khía cạnh giá cả, giá cả đầu vào vẫn tăng trong tháng 9. Mặc dù có giảm nhẹ so với mức cao của tháng 8, mức độ tăng của chi phí trung bình vẫn đáng kể và với giá cả đầu ra giảm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh, biên lợi nhuận tiếp tục bị thu hẹp.


Nhiên liệu, dịch vụ tiện ích và nguyên vật liệu đều được cho biết đã tăng giá trong tháng 9. Một số báo cáo nguồn cung cũng khá khan hiếm. Điều này tiếp tục được khẳng định bằng số liệu mới nhất về thời gian giao hàng của nhà cung cấp khi hiệu suất hoạt động của người bán hàng đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng qua. Cũng có một số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết lượng hàng tồn kho tại các nhà cung cấp đang có sự thiếu hụt trong tháng 9.


Nhu cầu hàng hóa đầu vào cũng cao hơn trong tháng 9. Hoạt động mua hàng của các nhà sản xuất Việt Nam đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 4 trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng và nhu cầu được dự báo tích cực hơn.


Bình luận về cuộc khảo sát chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam, Trinh Nguyen Chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC nói: "Kết quả chỉ số PMI trên 50 điểm biểu thị nhu cầu trên toàn cầu đối với hàng hóa của Việt Nam đã được cải thiện và đồng thời các điều kiện trong nước cũng đã ổn định.Trong khi chúng tôi kỳ vọng sản lượng sẽ tăng trong nửa cuối năm 2013 nhờ sự phục hồi theo dự kiến ở Khu vực Đồng tiền chung châu Âu, Trung quốc, Mỹ và Nhật Bản, nhu cầu trong nước vẫn còn yếu kém. Mặc dù giá cả đã tăng trong Quý III/2013, chúng tôi dự kiến áp lực lạm phát sẽ vẫn được kìm chế".



3 Thứ trưởng nghỉ hưu từ 1/10/2013

3 Thứ trưởng nghỉ hưu từ 1/10/2013

Cụ thể, tại Quyết định 1206/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/10/2013.

Tại Quyết định 1207/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Nghiêm Vũ Khải, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/10/2013.


Tại Quyết định 1208/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Nguyễn Đức Chính, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/10/2013.




USD kết thúc quý giảm mạnh nhất 2 năm

USD kết thúc quý giảm mạnh nhất 2 năm


Lúc 10h18’ sáng nay 1/10 theo giờ Tokyo, USD giao dịch ở 1,6189 USD/ bảng Anh sau khi giảm gần 1% trong 2 phiên trước. Phiên hôm qua, USD có lúc xhamj 1,6203 USD/bảng Anh, thấp nhất kể từ đầu năm. USD giao dịch ở 98,41 yên/USD sau khi chạm mức thấp nhất 1 tháng là 97,5 yên/USD. USD ít thay đổi so với euro, giao dịch ở 1,3523 USD/EUR.

Chỉ số Dollar đo sức mạnh của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác cũng giảm, nâng tổng mức giảm trong quý III là 3,5%, mức giảm lớn nhất kể từ cuối tháng 3/2011.


Đồng bạc xanh tiếp tục chịu sức ép giảm giá khi Quốc hội Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận ngân sách nhằm tránh cho chính phủ nguy cơ ngừng hoạt động từ ngày 1/10.


Cuối ngày 30/9, với 228 phiếu thuận, 201 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự thảo ngân sách tạm thời cho phép chính phủ duy trì hoạt động đến ngày 15/12 và hoãn luật chăm sóc y tế do tổng thống đề xuất (Obamacare) trong vòng 1 năm.


Thượng viện Mỹ ngay sau đó đã phủ quyết dự thảo ngân sách của Hạ viện. Nhà Trắng cũng cho biết, tổng thống Barack Obama sẽ phủ quyết cả khi dự thảo được Quốc hội thông qua.


Giới chuyên gia nhận định, USD còn tiếp tục suy yếu so với các đồng tiền chủ chốt như euro và yên nếu chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động.





Sau 1 năm "tiếp quản Beeline", Gmobile sống ra sao?

Sau 1 năm "tiếp quản Beeline", Gmobile sống ra sao?
Hơn một năm nay, thị trường viễn thông không còn thấy bóng dáng các chiến dịch truyền thông, marketing quảng bá rầm rộ của Gmobile cho các dịch vụ, gói cước mới của mình nữa.

Trên thị trường, những nhà mạng lớn MobiFone, Viettel và VinaPhone vẫn hiện diện với thị phần chi phối, chắc chắn và ổn định. Phía sau, một vài mạng nhỏ, hoặc vẫn hoạt động cầm cự hoặc, đã và đang lặng lẽ rời bỏ thị trường, không còn ai nhắc đến.


Gmobile được cho là mạng di động bé nhất đang hoạt động trên thị trường hiện nay. Sau hơn một năm "tiếp quản Beeline", lãnh đạo Gmobile khẳng định: "Chúng tôi vẫn đang sống được, sống lành mạnh là khác!".


Vẫn sống lành mạnh!


Mặc dù trở thành doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sau khi đối tác Vimpelcom của Nga bán lại toàn bộ số cổ phần với giá 45 triệu USD hồi tháng 4/2012, nhưng thực sự, rất ít người dám tin tưởng Gmobile sẽ tồn tại lâu dài được, phát triển tốt thì càng không tưởng với một thị trường viễn thông cạnh tranh khắc nghiệt và cửa cho mạng nhỏ, mạng mới là rất mong manh.


Một bức tranh là những mạng nhỏ trước đây quy mô còn lớn hơn Gmobile, như EVN Telecom đã sáp nhập vào Viettel; S-Fone giờ dường như chỉ còn là "cái xác không hồn"; Vietnamobile khá khẩm hơn nhưng cũng chỉ cầm cự mà chưa biết bao giờ mới bứt phá lên được.


Với Gmobile, sau hơn một năm "tiếp quản Beeline" và tròn trịa một năm đổi tên thương hiệu, ông Nguyễn Văn Dư, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông Toàn cầu (GTel Mobile) cho biết, tổng thuê bao hàng tháng của Gmobile vẫn tăng trưởng, dù không mạnh mẽ như trước đây. Tuy vậy, chất lượng thuê bao tốt hơn, lưu lượng cuộc gọi tăng, ARPU (doanh thu trung bình trên thuê bao) đã cao hơn gần gấp 2 lần thời Beeline.


Xét về mặt doanh thu, thời điểm hiện tại, doanh thu của Gmobile tăng 148% so với năm 2011. Nếu so cuối năm 2012 với 2011 thì tăng gần gấp đôi. 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của mạng này tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.


Về thị phần, theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông mà Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố ít ngày, Gmobile chiếm 3,9%. Ông Dư cho biết, đây là số thuê bao hoạt động thực đến tháng 5/2013 mà công ty đã báo cáo lên Bộ.


"Thành quả lớn nhất là chúng tôi vẫn sống lành mạnh, không có bất cứ một khoản nợ xấu nào, không có một khoản nợ nào mà Gmobile chưa trả được, tiền lúc nào cũng đảm bảo cho các khoản trả nợ", ông Dư nói.


Để cân đối được nguồn thu chi tài chính, lãnh đạo Gmobile đã quán triệt và thực hiện một "chiến lược"… đi ngược lại xu hướng thị trường, đó là cắt tất cả các hoạt động quảng cáo, truyền thông, hay marketing rầm rộ. Suốt một năm Gmobile không thực hiện một chương trình quảng cáo hay truyền thông nào, vì "làm lớn thì không có tiền, làm nhỏ khách hàng sẽ không "thấm" nên lãng phí.


Thay vào đó, Gtel Mobile tập trung đẩy mạnh phát triển các đại lý, điểm bán hàng vừa để tăng cường thu hút thuê bao vừa tăng khả năng nhận biết và phục vụ khách hàng.


Gmobile vượt khó


Với đơn vị chủ quản là Bộ Công an, Gmobile "được tiếng" là có nhiều lợi thế và tiềm lực để phát triển, tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dư giãi bày, vì thế nên "khắc khổ" hơn. "Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Gmobile luôn phải gương mẫu, phải tự lực cánh sinh. Khó khăn như thế nhưng đến giờ Gmobile chưa xin một đồng vốn Nhà nước", ông nói.


Ông Dư cho rằng, qua năm hoạt động kinh doanh vừa rồi mới thấy không phải quá khó khăn và không thể vượt qua như nhiều nhận định. Nếu mình tối ưu lại hoạt động, tập trung vào lớp khách hàng đã được định hình, cung cấp tốt dịch vụ đó thì vẫn tiếp tục sống được.


Cách thức mà Gmobile cầm cự và trụ vững sau khi "tiếp quản Beeline" là tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm bố trí lại nguồn nhân lực trong nội bộ để phát huy được năng lực và trách nhiệm của mỗi nhân viên. Sau khi tiếp quản, Gtel đã tinh giảm nhân sự và cho nghỉ xấp xỉ 300 người, sau đó sàng lọc và tuyển tiếp. Nhân sự hiện tại của công ty khoảng 900 người, tăng thêm 400 người.


Hiện Gtel đều khuyến khích tự làm những phần thuê ngoài trước đây. Trong quản trị tổ chức hệ thống, Gtel đưa các ứng dụng công nghệ quản lý bán hàng vào quản trị, quản lý xuyên suốt hệ thống bán hàng từ người bán, điểm bán đến trung tâm tại công ty.


Theo lãnh đạo Gmobile, thời liên doanh chiến lược kinh doanh là tập trung đầu tư trên diện rộng, đối tác rất kỳ vọng vì đầu tư khoản tiền lớn, lên tới 1 tỷ USD và đã đầu tư gần một nửa. Dự kiến hết 2012 sẽ phủ khắp 63 tỉnh thành. Theo đó, phủ sóng đến đâu là mở hệ thống kinh doanh đến đó; đồng thời là làm truyền thông, maketing mạnh, ồ ạt, chi phí tương đối lớn.


Nhưng sau khi "tiếp quản" Gtel đã đổi lại chiến lược kinh doanh, chỉ tập trung đầu tư triển khai các hoạt động bán hàng, làm marketing vào chỗ nào sóng tốt, đánh theo vùng trọng điểm, không làm dàn trải. Đây được coi là một trong những chiến lược cơ bản để Gmobile trụ vững.


"Đến nay, Công ty vẫn duy trì hoạt động tốt, phát huy được những điểm mạnh của thời kỳ liên doanh, tính chuyên nghiệp và môi trường lành mạnh, tuân thủ quy trình hoạt động chặt chẽ, cán bộ công nhân viên tâm huyết cùng phấn đấu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán nước ngoài để hoạt động kinh doanh được minh bạch, rõ ràng", Tổng giám đốc Gmobile nói.


Tuy nhiên, từng ấy nỗ lực chỉ có thể giúp Gmobile cầm cự và trụ vững như với năng lực và thành quả hiện có, và chỉ duy trì các hoạt động trong ngắn hạn.


Việc đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, lâu dài, theo Tổng giám đốc Nguyễn Văn Dư, Gmobile vẫn đang chờ chủ trương tái cấu trúc thị trường viễn thông của Chính phủ và các bộ ngành liên quan.



Không dừng xuất khẩu sắn vì ảnh hưởng đến nông dân

Không dừng xuất khẩu sắn vì ảnh hưởng đến nông dân

Trước việc các doanh nghiệp sản xuất xăng sinh học trong nước kiến nghị dừng xuất khẩu sắn để giữ nguyên liệu cho sản xuất trong nước, ngày 30/9, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) đã cho biết sẽ không có chủ trương dừng xuất khẩu.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ, dù năm nay xuất khẩu sắn có giảm so với năm ngoái, nhưng lượng xuất khẩu vẫn đạt 2,34 triệu tấn từ đầu năm. Với lượng xuất khẩu rất lớn thế này, nếu dừng, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng sẽ không thể sử dụng hết, ảnh hưởng đến đầu ra của người nông dân.


Do đó, Bộ Công Thương sẽ cùng Bộ NN&PTNT xem xét có lộ trình áp thuế đối với mặt hàng sắn xuất khẩu chứ không dừng hoàn toàn.




Ngân hàng nào mua trái phiếu của Vinacomin?

Ngân hàng nào mua trái phiếu của Vinacomin?
Các nguồn tin liên quan trực tiếp đến đợt phát hành cho biết, Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chốt danh sách đăng ký mua trái phiếu cuối tuần qua. Khối lượng phát hành được chốt ở mức 5.000 tỷ đồng, lãi suất cho hai kỳ thanh toán đầu tiên là 11%/năm và biên lãi suất cho các kỳ thanh toán sau đó là 3,3%/năm (bằng trung bình lãi suất tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng quốc doanh lớn cộng với 3,3%). Mỗi kỳ thanh toán bằng 6 tháng.

Đây là đợt phát hành thành công nhất của Vinacomin trong vòng 5 năm trở lại đây và là một trong số ít đợt phát hành quy mô trên 1.000 tỷ đồng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm tới nay.


Năm 2007, Vinacomin phát hành được 1.500 tỷ đồng trái phiếu, năm 2009 phát hành được 1.500 tỷ đồng trái phiếu và năm 2012 phát hành được 500 tỷ đồng trái phiếu. Đợt gần đây nhất là tháng 1/2013, Vinacomin phát hành được 2.500 tỷ đồng trái phiếu, với lãi suất 14,5%/năm cho kỳ thanh toán đầu tiên, biên lãi suất 3,6%/năm cho các kỳ thanh toán sau đó.


Lãi suất của đợt phát hành lần này của Vinacomin cũng thấp hơn hẳn các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp công khai trên thị trường trước đó. Hồi tháng 7, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai phát hành trái phiếu với lãi suất kỳ đầu là 14%/năm và biên lãi suất cho các kỳ sau là 5%/năm, dù có tài sản đảm bảo.


Theo các nguồn tin trong cuộc, sự thành công bất ngờ của đợt phát hành trong nửa cuối năm 2013 của Vinacomin nêu trên phản ánh cơn "khát" địa chỉ giải ngân của khối ngân hàng. Dự kiến ban đầu của Vinacomin là phát hành 3.000 tỷ đồng, sau đó quy mô đã được nâng lên 5.000 tỷ đồng trước nhu cầu lớn của các nhà đầu tư.


Trong khi đó, tính đến 30/6/2013, Vinacomin có các khoản nợ lên tới 88.000 tỷ đồng, bằng 2,5 vốn chủ sở hữu, trong đó có 35.000 tỷ đồng sẽ phải trả trong vòng 1 năm tới. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của Vinacomin suy giảm mạnh so với giai đoạn 2010 - 2011 và trở nên khó dự đoán trong vòng 3 năm tới.


Lợi nhuận sau thuế của Vinacomin năm 2012 giảm hơn 60% so với năm 2011, xuống còn 2.588 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2013 mới chỉ hồi phục một phần. Các khoản chi lớn cho tài sản cố định và các dự án đầu tư dài hạn trong lĩnh vực khai thác than, xây dựng nhà máy đã khiến dòng tiền thuần của Vinacomin âm trong 2 năm gần nhất. Năm 2011, dòng tiền của Tập đoàn này âm 378 tỷ đồng, năm 2012 âm 2.283 tỷ đồng.


Những biến động về thuế xuất khẩu tài nguyên, về hoạt động xuất khẩu than ra thị trường Trung Quốc và nguy cơ kéo dài một số dự án khai thác khoáng sản càng khiến hoạt động kinh doanh của Vinacomin trở nên bất ổn và khó dự đoán đối với các nhà đầu tư.


Tuy nhiên, lượng đăng ký mua trái phiếu của Vinacomin vẫn cao vượt mong đợi của bên chào bán, do các ngân hàng chưa có nhiều lựa chọn để giải ngân. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 8 chỉ đạt 10,4%, trong khi huy động tăng 11,4%.


"Các ngân hàng không còn nhiều lựa chọn để đầu tư. Nhìn các doanh nghiệp đã phát hành hoặc sắp phát hành trái phiếu hiện nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu cao từ hoạt động sản xuất, chủ yếu là các tổng công ty nhà nước thuộc ngành than, điện, dầu khí. Vinacomin với vị thế tập đoàn nhà nước đầu ngành vẫn có dòng doanh thu liên tục từ hoạt động khai thác than, khoáng sản và các dự án điện", một nhà đầu tư mua trái phiếu của Vinacomin lý giải về quyết định đầu tư của mình.


Lãi suất trái phiếu Vinacomin dù sao vẫn cao hơn so với lãi suất cho vay của các ngân hàng. Từ giữa năm nay, lãi suất cho vay đối với một số tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã giảm còn gần 10%/năm, thậm chí 9%/năm với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt.


"Vietcombank cũng nằm trong danh sách các ngân hàng mua trái phiếu của Vinacomin", nguồn tin liên quan đến đợt phát hành cho biết.



Một cổ đông tổ chức sắp bán hơn 10 triệu cổ phiếu EIB

Một cổ đông tổ chức sắp bán hơn 10 triệu cổ phiếu EIB

Theo thông tin từ đầu tư chứng khoán, một cổ đông tổ chức của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank ( ) đang có kế hoạch bán hơn 10 triệu cổ phần của Ngân hàng.

Số lượng cổ phần chỉ chiếm khoảng 1% vốn điều lệ Eximbank, đây cũng là chứng khoán có tính thanh khoản cao trên sàn, vì thế việc thoái vốn có lẽ không quá khó khăn. Lý do thoái vốn theo cổ đông này là sau một thời gian dài gắn bó với Ngân hàng, đầu tư có lãi, nên quyết định thoái vốn. Đồng thời, việc thoái vốn cũng giúp doanh nghiệp có thể giảm gần như toàn bộ nợ ngân hàng.


Trao đổi gần đây, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank cho biết, đến hết tháng 7/2013, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng chỉ mới đạt khoảng 1/4 kế hoạch cả năm nay (3.200 tỷ đồng).


8 tháng đầu năm, tín dụng của Ngân hàng đạt mức tăng 5,7% so với chỉ tiêu đưa ra cả năm nay là 12%. Dù lãi suất của nhà băng này đã được giảm xuống mức thấp, nhưng ông Dũng cho biết, không dễ dàng đẩy vốn cho vay khi tồn kho và sức mua của thị trường vẫn chưa được cải thiện.





Thủ tướng Nhật Bản Abe tiến hành cải tổ chính phủ

Thủ tướng Nhật Bản Abe tiến hành cải tổ chính phủ


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: thetimes.co.uk)

Theo hãng tin Kyodo, trong đợt cải tổ lần này, Thủ tướng Shinzo Abe bổ nhiệm thêm các nữ nghị sĩ vào những chức vụ cao cấp trong chính phủ.

Tuy nhiên, ông Abe không thay đổi thành phần nội các trong đợt cải tổ này, phù hợp với gợi ý trước đó rằng ông sẽ để họ đảm nhiệm các chức vụ hiện tại ít nhất cho đến mùa Hè tới.


Số thứ trưởng cao cấp là nữ giới đã tăng từ chỉ một trong danh sách trước đây lên thành bốn người. Họ phụ trách các lĩnh vực như nội vụ, giáo dục, phúc lợi và công nghiệp.


Động thái trên phù hợp với chính sách của Thủ tướng Abe khuyến khích thúc đẩy vị trí xã hội của nữ giới, trong bối cảnh Nhật Bản được coi là bị tụt hậu xa so với các nền kinh tế phát triển khác trong lĩnh vực này. Các văn phòng Chính phủ Nhật Bản có từ một đến ba thứ trưởng cao cấp và quốc vụ khanh nghị viện dưới quyền mỗi bộ trưởng.




Gần 90.000 tỷ đồng "chôn" trong ngân hàng, hưởng lãi 1,2%/năm

Gần 90.000 tỷ đồng "chôn" trong ngân hàng, hưởng lãi 1,2%/năm

Theo Ngân hàng Nhà nước, hơn 42,7 triệu tài khoản tiền gửi thanh toán, với số tiền xấp xỉ 90.000 tỷ đồng đang nằm "chết" trong ngân hàng và hưởng lãi suất 1,2%/năm, tính đến hết quý II/2013.

Số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước mới công bố về tiền gửi tài khoản thanh toán của khách hàng cho thấy, tính đến hết tháng 6/2013, có hơn 89.800 tỷ đồng trong tài khoản thẻ ATM, tương ứng với hơn 42,7 triệu tài khoản. Số tiền này hầu hết nằm trong các ngân hàng dưới dạng tài khoản nhận lãi suất không kỳ hạn là 1,2%/năm, áp dụng cho VND.


So với tháng 6, số tiền chôn trong ngân hàng dưới dạng tài khoản thanh toán (chủ yếu là trong thẻ ATM) đã ít hơn khoảng 10.000 tỷ, song vẫn còn khá cao so với mức chung của thị trường, cũng như thời điểm những tháng cuối năm 2012. Trước đó, vào 3 tháng đầu năm, tiền "chết" trong tài khoản thanh toán hưởng lãi suất không kỳ hạn là hơn 99.000 tỷ đồng - cao hơn nhiều so với con số 85.000 tỷ của quý IV/2012. So với cùng kỳ năm trước, tính đến hết quý II/2013, tiền gửi thanh toán tăng mạnh cả về số tài khoản lẫn số tiền thực tế, với mức tăng dao động 10-15%.


Trong khi đó, tính đến hết tháng 7/2013, tiền gửi dân cư vào ngân hàng cũng tăng mạnh so với cuối 2012, với mức tăng tương đối là gần 17%, giá trị tuyệt đối đạt số dư hơn 2 triệu tỷ đồng.





Đại sứ quán Trung Quốc tại Syria bị trúng đạn cối

Đại sứ quán Trung Quốc tại Syria bị trúng đạn cối


Hãng Reuters dẫn nguồn tin truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin một quả đạn cối đã rơi trúng Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Damascus của Syria, làm hư hại đại sứ quán và làm bị thương một người.

Theo Tân Hoa xã, lực lượng đối lập đã bắn quả đạn cối này, làm hư hại các cửa ra vào và cửa sổ của đại sứ quán, đồng thời làm một nhân viên người Syria bị thương nhẹ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Trung Quốc "bàng hoàng trước vụ việc và kịch liệt lên án hành động này."


Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin một số quả đạn cối rơi gần Đại sứ quán Trung Quốc, song không đề cập về thương vong.


Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn nguồn từ đại diện cơ quan ngoại giao Nga cho biết ngày 23/9, các nhân viên của Đại sứ quán Nga bị pháo kích tại Damascus đã làm việc trở lại.


Theo nguồn tin trên, Đại sứ quán Nga cùng với chính quyền Syria đã thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung. Ba thành viên của Đại sứ quán Nga ở Syria bị thương hôm 22/9 đã hồi phục và không bị đe dọa tính mạng.


Vụ việc xảy ra khi lực lượng nổi dậy tấn công khu vực Mezze và đạn cối đã rơi vào Đại sứ quán Nga ở Damascus.




Đà tăng giá hàng hóa nguyên liệu sẽ chững lại từ nay đến cuối năm

Đà tăng giá hàng hóa nguyên liệu sẽ chững lại từ nay đến cuối năm
Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu S&P GSCI phiên hôm qua (30/9) giảm hơn 1% xuống còn 632,4 điểm. Tuy nhiên tính chung cả quý III chỉ số này tăng mạnh nhất năm do lo ngại Mỹ tiến hành tấn công quân sự vào Syria làm tổn thương nguồn cung dầu Trung Đông. Giá vàng dẫn đầu các kim loại tăng trong quý III khi Fed bất ngờ duy trì kích thích kinh tế, tăng rủi ro lạm phát cao.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá hàng hóa quý IV sẽ chững lại.


Theo khảo sát của Bloomberg, 6 trong 15 hàng hóa sẽ giảm tiếp cho đến cuối năm 2013, 7 mặt hàng tăng giá và 2 mặt hàng chỉ biến động dưới 1%. Trong đó giá ca cao, xăng và bông sẽ giảm mạnh nhất trong khi khí đốt, cà phê và đậu tương dẫn đầu nhóm tăng. Goldman Sachs dự báo giá hàng hóa nguyên liệu hầu hết sẽ ở mức thấp trong 1 năm tới.


Goladman Sachs dự báo trong tháng 9, chỉ số thúc đẩy giá hàng hóa sẽ giảm 2% trong 12 tháng tới, với giá năng lượng, kim loại quý, nông nghiệp và chăn nuôi đều giảm.


Credit Suisse Group hôm 20/9 lại khuyến nghị trung lập với giá hàng hóa do tăng trưởng ổn định của kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ. Trung Quốc vốn là nước tiêu thụ hàng hóa từ than đá đến bông, đồng lớn nhất thế giới.


19 trong tổng số 24 hàng hóa thuộc S&P GSCI tăng trong quý III. Trong đó, ca cao tăng 22% lên 2.640 USD/tấn, tăng mạnh nhất 4 năm do lo ngại mưa ít tại khu vực Tây Phi dẫn đến thiếu cung. Tuy nhiên với nguồn dự trữ dồi dào, các chuyên gia cho rằng giá ca cao sẽ giảm mạnh nhất khoảng 7,2% xuống 2.450 USD/tấn cuối năm nay.


Tốc độ tăng của giá vàng và bạc sẽ chững lại trong quý IV do Fed có khả năng giảm kích thích kinh tế. Giá vàng tăng 8,4%, giá vàng tăng tới 10% trong quý III. Dự báo sang quý IV 2 loại kim loại này sẽ chỉ tăng nhẹ 1,5% lên lần lượt là 1.350 USD/oz và 22 USD/oz.


Giá đồng sẽ giảm 2,7% xuống 7.107,5 USD/tấn từ nay đến cuối năm sau khi tăng mạnh 8,2% trong quý III. Barclays nhận định nguồn cung đồng sẽ vượt cầu trong năm nay và năm tới do dự trữ tại kho ngoại quan London, Thượng Hải và New York tăng 60% trong năm qua.


Giá ngô giảm mạnh 14% trong quý III có khả năng phục hồi trở lại 1,9% xuống 4,5 USD/giạ tại sàn Chicago. Giá đậu tương dự báo tăng trở lại 3,3%. Giá khí đốt thiên nhiên ước tính tăng mạnh nhất tới 9,6% trong quý IV. Tiếp đó, giá cà phê arabica đứng thứ 2 với mức tăng khoảng 4,7% do sản lượng tại Trung Mỹ giảm và nhu cầu tăng lên.



Hàn Quốc diễu binh lớn nhất 1 thập kỷ, cảnh báo Triều Tiên

Hàn Quốc diễu binh lớn nhất 1 thập kỷ, cảnh báo Triều Tiên

Hôm nay 1/10, Hàn Quốc tiến hành cuộc diễu binh lớn nhất trong vòng 1 thập kỷ qua nhằm phô trương các tên lửa tối tân nhất tại thủ đô Seoul như tên lửa hành trình Hyeonmu 3, với tầm bắn 1.500km đủ để tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên.

Cuộc diễu binh kéo dài 1 giờ bắt đầu từ 4 giờ chiều theo giờ địa phương để kỷ niệm 65 năm thành lập quân đội Hàn Quốc với 12.000 quân.


Người phát ngôn bộ quốc phòng Hàn Quốc Wee Yong Sub cho biết: “Chúng tôi sẽ thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước cũng như khả năng đối phó Triều Tiên của quân đội”.


Cuộc diễu binh diễn ra trùng thời điểm quân đội Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị tập trận chung thường niên. Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ dự kiến sẽ cập cảng Hàn Quốc trong tuần này. Các hoạt động tập trận dự kiến bao gồm diễn tập tàu sân bay, tập trận chống ngầm và huấn luyện hàng hải.





Giá cà phê Tây Nguyên phục hồi lên 35,9 triệu đồng/tấn

Giá cà phê Tây Nguyên phục hồi lên 35,9 triệu đồng/tấn

Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB tăng 31 USD lên 1.652 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng trở lại theo đà tăng của thị trường cà phê thế giới.


Trên sàn Liffe tại London, giá robusta các kỳ hạn có phiên tăng trở lại. Cụ thể, giá giao tháng 11 tăng 31 USD, tương đương 1,89% lên 1.642 USD/tấn. Giá giao tháng 1 tăng 30 USD, tương đương 1,82% lên 1.650 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá tăng trên 1,3%.


Giá cà phê robusta tại London, Tây Nguyên





Giá arabica các kỳ hạn trên sàn ICE tại NewYork gần như không đổi hoặc tăng nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 12 giá giảm 0,13% xuống 113,55 cent/pound. Kỳ hạn giao tháng 3 giá không đổi ở 116,85 cent/pound. Các kỳ hạn khác giá tăng trên dưới 0,2%.

Giá cà phê arabica tại NewYork





Giá cà phê robusta tăng trở lại do kỳ hạn giao tháng 9 sắp hết hạn trên sàn NYSE Liffe ở London lên tới 1.984 hợp đồng, tương đương với 19.840 tấn. Đây là lượng cung ứng lớn nhất kể từ khi hợp đồng có thể hết hạn.

79% lượng hàng này đến từ Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 3 về robusta, phần còn lại đến từ nhà sản xuất hàng đầu là Việt Nam.





ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND