Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Thái Lan: Nơi lưu đày và vương quốc

Thái Lan: Nơi lưu đày và vương quốc

Bạo lực có thể tái diễn trở lại.

"Nơi lưu đày và vương quốc"* - tên một tập truyện nổi tiếng của nhà văn đoạt giải Nobel Albert Camus, được The Economist chọn làm tên bài bình luận về tình trạng bất ổn của Thái Lan hiện tại, có vẻ khá phù hợp với tình trạng lưu vong của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin và sự liên hệ làn với làn sóng biểu tình tại vương quốc này.


Tình trạng vô chính phủ lại tiếp tục đe dọa sự ổn định của Thái Lan. Cả đám đông người biểu tình ủng hộ chính phủ lẫn phe chống chính phủ lại tập hợp tại Bangkok.


Những người biểu tình chống chính phủ (lớn hơn nhiều so với phe ủng hộ) đã chiếm tòa nhà các bộ của chính phủ Thái Lan, khiến cho chính phủ phải áp dụng luật an ninh đặc biệt trên toàn thủ đô Bangkok.


Chính phủ Thái Lan đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội nhưng tương lai của chính phủ này vẫn còn là một dấu chấm hỏi, khi vẫn phải đối mặt với những thách thức không chỉ trên đường phố mà còn tại các tòa án.


Bạo lực có thể tái diễn trở lại. Phe đối lập đã đổ lỗi cho chính phủ về sự hỗn loạn chính trị tái diễn ở Thái Lan trong giai đoạn 2006-2010. Cả hai phe đều tìm kiếm sự ủng hộ của Nhà Vua.


Nhiều người cho rằng anh trai thủ tướng Yingluck Shinawatra, ông Thaksin Shinawatra, đã điều hành chính phủ một cách không chính thức.


Bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006 và sau đó bị kết tội lạm dụng quyền lực, ông Thaksin, hiện đang sống lưu vong ở Dubai thực sự đang điều hành chính phủ Thái Lan từ xa.


Tầng lớp giàu có trong xã hội và giới kinh doanh của Thái Lan buộc tội ông tham nhũng và phản đối những chính sách kinh tế dân túy dưới thời ông còn là thủ tướng.


Tuy nhiên, nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân vùng nông thôn phía bắc và đông bắc Thái Lan, đảng của ông Thaksin (hiện nay là đảng Pheu Thái ) đã dành chiến thắng trong cuộc bầu cử trong năm 2001 và 2005, và trong năm 2007 và 2011 (thông qua việc bổ nhiệm).


Gần đây, chính phủ của bà Yingluck dường như được củng cố vững chắc. Chính phủ Thái Lan thông qua hạ viện đưa ra dự luật ân xá cho phép ông Thaksin trở về Thái Lan, đồng thời xóa bỏ hàng ngàn vụ án khác.


Dự luật này đã vấp phải sự phản đối rất lớn, thậm chí từ phía một số người trước đây ủng hộ ông Thaksin. Những người này cho rằng dự luật ân xá đã đi quá xa. Dự luật này đã được chuyển sang thượng viện. Tuy nhiên, bà Yingluck đã phải nhượng bộ và cam kết sẽ không tiếp tục đưa dự luật này ra trước quốc hội.


Phe đối lập đã biến sự nhượng bộ của bà Yingluck thành lợi thế. Thượng viện Thái Lan, bao gồm các thượng nghị sĩ được nhà vua bổ nhiệm, có xu hướng đứng về phía phe đối lập. Chính vì vậy chính phủ hiện nay đang cố gắng sửa đổi hiến pháp để thượng viện chỉ bao gồm các thượng nghị sĩ được bầu bởi cử tri.


Ngày 20/11 tòa án hiến pháp Thái Lan ủng hộ quan điểm của phe đối lập khi cho rằng việc sửa đổi không hợp hiến. Tuy nhiên tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết liệu những người đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật có vi phạm luật khi quân hà khắc của Thái Lan (lèse-majesté) hay không.


Các cơ quan tư pháp Thái Lan có thể giải tán chính phủ hiện tại, giống như một số chính phủ tiền nhiệm. Tuy nhiên ngay cả khi dự luật ân xá bị thất bại, bà Yingluck vẫn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mới. Trong thời gian chờ đợi cuộc bầu cử mới, những người ủng hộ của cả hai phe đều đổ ra phố biểu tỉnh khiến cho chinh trường Thái Lan bị rung chuyển.


Để chấm dứt bế tắc chính trị, Thái Lan cần phải giải quyết 3 vấn đề.


Thứ nhất, phe đối lập, bao gồm các thành viên của Đảng Dân chủ, phải từ bỏ các biện pháp chống chính phủ một cách phi dân chủ. Các nhà lãnh đạo của đảng này muốn thực hiện điều này theo kiểu nước đôi. Họ ủng hộ chính phủ nếu đưa ra kết quả "thỏa đáng", nếu không, họ sẽ tiến hành các cuộc biểu tình trên đường phố, tại các tòa án hoặc gọi điện thoại đến trụ sở quân đội Thái Lan. Tất cả những việc này phải được chấm dứt.


Thứ hai, chính phủ "của ông Thasin" cần phải hiểu rằng, việc nắm chính quyền không chỉ để tiếp tục dành được sự ủng hộ của những người trước đây đã bầu cho họ mà nên vì lợi ích của đất nước. Những điều này bao gồm đấu tranh với nạn tham nhũng, chấm dứt các chính sách điên rồ (như chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân), và thúc đẩy một môi trường kinh doanh tốt hơn.


Thứ ba, hoàng gia Thái Lan phải ngừng thao túng chính trị và chấp nhận vai trò tượng trưng được đề cập trong hiến pháp. Hai sự kiện có thế sẽ khiến cho chính trường Thái Lan trở nên hỗn loạn. Một là sự kiện sinh nhật thứ 86 vào 5/12 của nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người đã trị vì quốc gia này trong 67 năm.


Theo truyền thống, xung đột không được phép diễn ra ngày hôm đó. Dường như nhà vua Thái Lan đã quá yếu để có thể đọc bài diễn văn trong ngày sinh nhật của của mình. Thái tử kế vị có vẻ như không có được nhiều uy tín. Hai sự kiện này không được thảo luận ở Thái Lan, vì điều này sẽ vi phạm luật khi quân (điều mà các lãnh đạo chính trị Thái Lan hiện nay đang làm).


Điều luật hà khắc này ngăn cản các cuộc tranh luận về những cải cách cấp thiết. Hiến pháp Thái Lan không chỉ có các yếu tố phi dân chủ, mà còn trao cho chính quyền trung ương quá nhiều quyền lực.


Điều này làm gia tăng các cuộc xung đột đẫm máu kéo dài ở khu vực hồi giáo phía nam Thái Lan. Thậm chí nó có thể tạo ra một cuộc xung đột đẫm máu khác tại khu vực ủng hộ ông Thaksin ở vùng đông bắc quốc gia này. Hoàng gia Thái Lan cần phải bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng đối với việc cải cách hiến pháp và việc quan trọng đầu tiên cần làm là kêu gọi các bên chấm dứt những hành động vi phạm tội khi quân.


-------

* Thailand: The Exile and the Kingdom.



WTO lần đầu tiên rà soát chính sách thương mại Việt Nam

WTO lần đầu tiên rà soát chính sách thương mại Việt Nam





Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Franz Jessen đồng chủ trì



Bộ Công Thương đã phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu kết quả Phiên rà soát chính sách thương mại đầu tiên kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư (“EU-MUTRAP”) do EU tài trợ.


Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Franz Jessen đã nêu bật những kết quả quan trong của Phiên Rà soát chính sách thương mại (RSCSTM) cũng như yêu cầu tiếp tục cải cách trong nước đối với Việt Nam.


Đại sứ Franz Jessen cho biết "Chúng tôi cho rằng RSCSTM là một tiến trình quan trọng, không chỉ bởi hình thức triển khai minh bạch, sâu sắc và toàn diện mà còn vì nó thúc đẩy đối thoại trên tinh thần xây dựng với các đối tác quốc tế về những lĩnh vực còn nhiều thách thức. Cần có chính sách thương mại phù hợp và những cải cách mang tính cơ cấu để tăng cường tổng thể hiệu quả, năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đây cũng là những vấn đề mang tính quyết định để Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU ký kết trong tương lai được thực thi hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, thông qua Dự án EU MUTRAP, để giải quyết những thách thức nêu bật trong phiên RSCSTM ".


Từ đầu năm 2013 Bộ Công Thương đã chuẩn bị soạn thảo Báo cáo chính sách trong phiên RSCSTM với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu ÂU (EU-MUTRAP). Ngày 17/9/2013, Phái đoàn quan chức Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu, đã tham gia phiên rà soát tại Geneve, Thụy Sỹ.


Báo cáo phiên RSCSTM đã nêu rõ tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài đã giúp cải thiện khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế, và việc gia nhập WTO đã thúc đẩy hơn nữa quá trình hiện đại hóa kinh tế của Việt Nam.


Những nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi các cam kết cải cách sau gia nhập WTO đã mang lại nhiều kết quả, trong đó phải kể đến việc cắt giảm thuế quan ngày càng sâu rộng, cải cách toàn diện ngành dịch vụ, cũng như minh bạch hóa cơ chế thương mại và tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.


Qua phiên RSCSTM, Việt Nam muốn chuyển đến cộng đồng quốc tế và các nước thành viên WTO thông điệp: "Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm các cam kết gia nhập WTO. Việt Nam là một đất nước năng động, tin cậy và đầy triển vọng, đang tích cực đẩy mạnh cải cách chính sách kinh tế - thương mại và là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài".


Phiên RSCSTM đầu tiên của Việt Nam tại WTO có ý nghĩa rất quan trọng, ghi nhận sự thay đổi tích cực về môi trường chính sách và là cột mốc đánh dấu thành quả 6 năm gia nhập WTO của Việt Nam.



Thái Lan căng thẳng, Thủ tướng Yingluck được hộ tống đến địa điểm bí mật

Thái Lan căng thẳng, Thủ tướng Yingluck được hộ tống đến địa điểm bí mật











Cảnh sát Thái Lan tăng cường đối phó người biểu tình. Ảnh AFP/TTXVN




Một trợ lý của thủ tướng cho biết những người biểu tình đã xâm nhập vào khuôn viên một câu lạc bộ thể thao của cảnh sát, nơi bà Yingluck đã có mặt ở đó vào sáng cùng ngày, tuy nhiên, vị nữ thủ tướng này đã được hộ tống an toàn tới một địa điểm bí mật khác.

Cùng ngày, cảnh sát Thái Lan đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để ngăn chặn những người biểu tình đang tìm cách phá bỏ các chướng ngại vật dựng quanh Tòa nhà chính phủ.


Trong khi đó, nguồn tin của cảnh sát và thông cáo của Đài truyền hình PBS cho biết những người biểu tình chống chính phủ cùng ngày cũng đã kiểm soát đài PBS.




TQ tuyên bố ADIZ chỉ nhằm kéo Nhật vào đàm phán, sẽ không có đụng độ

TQ tuyên bố ADIZ chỉ nhằm kéo Nhật vào đàm phán, sẽ không có đụng độ
Bưu điện Hoa Nam ngày 1/12 đưa tin, Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông chỉ nhằm ép Tokyo "thừa nhận tranh chấp" ở Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư và quay trở lại bàn đàm phán với Trung Quốc, nguy cơ đối đầu quân sự ở Hoa Đông khó có thể xảy ra.

Tuyên bố áp đặt ADIZ ở Hoa Đông đã thu hút sự chỉ trích gay gắt và máy bay chiến đấu từ Nhật Bản, Mỹ cũng như sự giận giữ của Hàn Quốc, Đài Loan bởi ADIZ đã "đè" lên lãnh thổ và ADIZ của các bên liên quan.


Nhưng các nhà phân tích cho rằng mục tiêu chính của Bắc Kinh vẫn là ép Tokyo từ bỏ lập trường "không có gì tranh chấp" ở nhóm đảo Senkaku.


Lưu Giang Vĩnh, một giáo sư chuyên về quan hệ Trung - Nhật từ đại học Thanh Hoa nhận xét, mối quan tâm lớn nhất là khu vực Senkaku đang tranh chấp, nơi có thể xảy ra một vụ va chạm giữa chiến đấu cơ 2 nước.


"Để giảm thiểu rủi ro, việc 2 bên ngồi lại đàm phán về vấn đề tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên vô cùng cấp bách. Đó là tất cả những gì Bắc Kinh yêu cầu, Tokyo phải thừa nhận có tranh chấp chủ quyền", ông Vĩnh nhận xét.











Lưu Giang Vĩnh, chuyên gia quan hệ Trung - Nhật từ đại học Thanh Hoa cũng đang góp phần "ép Nhật Bản ngồi vào bàn đàm phán."



Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu cũng nhận định như trên: "Mục đích cuối cùng là buộc Nhật Bản phải ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, tránh tính toán sai lầm leo thang."

Kyodo News cho biết, Đường Gia Triền, một cựu Ngoại trưởng, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra đề xuất này trong cuộc họp với các chính trị gia Nhật Bản tại Bắc Kinh hôm thứ 4.


"Cũng giống như cơ chế quản lý khủng hoảng song phương được Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập trên biển, quản lý hoạt động hàng không là cần thiết và vấn đề này cần được thảo luận", ông Triền nói với báo chí.


Nhưng đề nghị này của Bắc Kinh dường như không được Tokyo chào đón. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm thứ Sáu khẳng định nước ông không thể chấp nhận bất kỳ yêu cầu đàm phán nào từ phía Trung Quốc về việc vận hành cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông.


"Theo cách xác định ADIZ của Trung Quốc thì quần đảo Senkaku trở thành lãnh thổ của Trung Quốc, vì vậy Nhật Bản không thể chấp nhận điều đó." Financial Times dẫn lời ông Onodera cho biết.




Căn hộ giá dưới 15 triệu đồng/m2: Xuất hiện điểm nghẽn

Căn hộ giá dưới 15 triệu đồng/m2: Xuất hiện điểm nghẽn

Ông Trần Như Trung, PGĐ Savills Việt Nam cho biết, khảo sát giao dịch trên thị trường cho thấy, giao dịch ở phân khúc nhà ở bình dân giá dưới 15 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70m2 thu hút khách hàng. Nhiều dự án mở bán hết hàng chỉ trong vài ngày.


Có thể điểm tên một vài dự án đang gây sốt trên thị trường Hà Nội như Đặng Xá II, Vanphu Victoria, OCT2 Xuân Phương… Ở dự án The Vanphu Victoria (Hà Đông), chỉ sau 3 ngày mở bán, lượng khách đăng ký đặt mua nhà, nhất là loại diện tích 56 – 59 -65 m2, giá bán khoảng 14 triệu đồng/m2 đã vượt quá số căn hiện có.


Đặng Xá II (Gia Lâm) cũng đã ký hơn 200 hợp đồng mua bán chỉ sau vài ngày mở giao dịch. Tại dự án OCT2 Xuân Phương (Từ Liêm), với giá bán 13,4 triệu đồng/m2, đã giao dịch được hơn 80% trong đợt mở bán vừa qua.


Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nhu cầu đối với các dòng sản phẩm giá rẻ của khách hàng đang chiếm tới 90% nhu cầu xã hội. Song, nhiều năm qua, vì lợi nhuận, hàng nghìn dự án trên toàn quốc chủ yếu là loại hình cao cấp, nguồn cung nhiều nhưng nhu cầu sử dụng ít. Trong khi dòng sản phẩm nhà giá rẻ mới được triển khai thực hiện vài ba năm nay với nhiều chính sách khuyến khích đầu tư thì hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu.


Thế nhưng, việc phát triển nhà ở bình dân giá dưới 1 tỷ đồng hiện cũng có những vướng mắc. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, đây đúng là phân khúc đang có thanh khoản tốt nhất, và nhiều DN đã nhận ra xu hướng này, tập trung xây dựng các căn hộ giá dưới 15 triệu đồng/m2, diện tích chỉ khoảng 50m2 nhưng thị trường lại bắt đầu xuất hiện những điểm nghẽn, cụ thể là thị trường không hấp thu được.


Nói cách khác, khi cung bắt đầu có, cầu lại nghẽn. Ở nhiều dự án, ngay cả ở Đất Lành với giá chỉ từ 13-14 triệu đồng/m2, 1 căn hộ chỉ từ 600-700 triệu đồng, vị trí thuận gần trung tâm thành phố nhưng thanh khoản không có nhiều cải thiện. 1 tháng chỉ giao dịch được vài căn hộ (tại thị trường TP.HCM).


Điều đó được lý giải bởi niềm tin của người dân vào thị trường BĐS và nền kinh tế đã suy giảm quá nhiều. Vì thế thời gian tới, phát triển nhà ở bình dân vẫn là giải pháp khả thi nhất cho thị trường BĐS nhưng giá cả không còn là điều kiện duy nhất, mà còn cần kèm theo sự đảm bảo về vị trí, chất lượng dự án.


Trước thực tế đó, nhiều chuyên gia đề xuất nên cho phép xây dựng cả những căn hộ nhỏ chỉ từ 25-30m2. Căn hộ nhỏ hơn – rẻ hơn cần được xem là 1 trong những lối thoát cho nhiều người dân thu nhập thấp. Điều này không hình thành các khu dân cư "ổ chuột” vì loại nhà này không phụ thuộc diện tích và sẽ không xảy ra khi quy hoạch thiết kế, cơ cấu căn hộ và bố trí mặt bằng hợp lý, thông thoáng đúng tiêu chuẩn.


Thế nhưng, việc phát triển nhà ở bình dân giá dưới 1 tỷ đồng hiện cũng có những vướng mắc. Điều quan trọng nhất đó là niềm tin của người dân vào thị trường BĐS và nền kinh tế đã suy giảm quá nhiều. Thời gian tới, phát triển nhà ở bình dân vẫn là giải pháp khả thi nhất cho thị trường BĐS nhưng giá cả không còn là điều kiện duy nhất, mà còn cần kèm theo sự đảm bảo về vị trí, chất lượng dự án.



Hòa Bình: Doanh thu từ các KCN đạt 2.000 tỷ đồng

Hòa Bình: Doanh thu từ các KCN đạt 2.000 tỷ đồng


Nhờ tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, đến nay, các khu công nghiệp của tỉnh Hòa Bình đã thu hút được 56 dự án, trong đó có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 300 triệu USD và 42 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 5.000 tỷ đồng.


Tại các khu công nghiệp của tỉnh Hòa Bình đã có 33 dự án đi vào hoạt động sản xuất-kinh doanh. Qua đó, năm 2013, doanh thu các khu công nghiệp đạt khoảng 2.000 tỷ đồng.


Hiện nay, đã có 33 dự án đi vào hoạt động sản xuất-kinh doanh. Nhờ đó, năm 2013, doanh thu các khu công nghiệp đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 50 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 5.500 lao động.


Từ kết quả hoạt động của các khu công nghiệp đã góp phần đưa chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2013 của tỉnh Hòa Bình ước tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 6.6000 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.




Khả năng quân đội Trung Quốc kiểm soát Hoa Đông

Khả năng quân đội Trung Quốc kiểm soát Hoa Đông

Quân đội Trung Quốc có thể sẽ vất vả đối phó với nhu cầu tăng cường giám sát và chặn đón nếu họ cố áp đặt luật lệ trên khu vực phòng không mới ở Hoa Đông. Khu vực đó bao gồm các đảo không người Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản.


Các nhà phân tích quân sự và ngoại giao của khu vực nói mạng lưới ra-đa phòng không, máy bay giám sát và chiến đấu cơ của Trung Quốc sẽ hoạt động rất căng nếu họ thực hiện tuần tra sâu rộng trên khu vực định dạng phòng không Hoa Đông. Khu vực này có diện tích xấp xỉ hai phần ba nước Anh.


Một số khác lại nhận xét ngay cả hoạt động giới hạn cũng có thể làm tăng căng thẳng của khu vực vốn đã rất nhạy cảm này – và đúng ý Trung Quốc muốn tăng áp lực với Nhật Bản.





Thử thách được chấp nhận

Hai máy bay B52 không vũ khí của Mỹ trong một nhiệm vụ luyện tập đã bay qua các hòn đảo tranh chấp hôm thứ hai mà không báo gì với Bắc Kinh. Các hãng hàng không chính của Nhật phớt lờ các luật đó khi các chuyến bay của họ qua không phận này hôm thứ tư từ Nhật tới Đài Loan.


Máy bay trinh sát P3C Orion của Hàn Quốc hôm 26/11 đã bay qua khu vực trong nhiệm vụ tuần tra định kỳ. Cũng vậy, máy bay quân sự của Nhật đã bay vào vùng này theo các nhiệm vụ tuần tra định kỳ từ trước. Cả hai trường hợp không xẩy ra sự cố gì.


Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói họ đã giám sát toàn bộ quá trình bay của các máy bay ném bom. Lầu Năm Góc nói các máy bay đó không bị quan sát cũng không được liên lạc từ phía máy bay Trung Quốc.


Một nguồn tin chính phủ Nhật nói quân đội Trung Quốc vẫn không có đủ ra-đa và chiến đấu cơ để giám sát một khu vực có diện tích lớn như vậy trên không phận quốc tế. Dù rằng họ đã phát triển nhanh chóng sau nhiều năm đầu tư ngân sách tăng với mức hai con số.


“Trung Quốc không thực hiện nó (vùng ADIZ) đầy đủ vì họ không có đủ nguồn lực… nhưng họ sẽ cố dọa các nước nhỏ hơn,” theo nguồn tin cho biết, người từ chối được lộ danh tính vì không được phép bình luận với báo giới về vấn đề này.



Máy bay quân sự P3C Orion



Mặc dù Trung Quốc sở hữu một mạng lưới giám sát rộng lớn bao gồm ra-đa trên tàu, vẫn còn những lỗ hổng, theo ông Christian Le Miere, một chuyên gia quân sự ĐôngÁ ở Học viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ở London.


“Vẫn chưa rõ ràng họ định áp đặt luật lệ khu vực đó như thế nào,” ông nói. “Có thể nó chỉ là một đòn gió để phục vụ mục đích chính trị.”


Không phải là vùng cấm bay


Việc thiết lập vùng ADIZ đã làm nổi lên làn sóng chỉ trích từ Washington và Tokyo, với cả hai nước buộc tội Bắc Kinh đang cố thay đổi hiện trạng khu vực.


Một số chuyên gia nói hành động này nhằm xói mòn tuyên bố kiểm soát hành chính của khu vực, bao gồm cả các hòn đảo tí hon không người ở được biết đến ở Trung Quốc là Điếu Ngư còn Nhật gọi là Senkaku.


Nhật Bản và Hoa Kỳ đều có các khu vực phòng không riêng của mình nhưng chỉ đòi hỏi máy bay vào đó phải trình kế hoạch đường bay và tự nêu danh nếu định đi qua không phận quốc gia.


Gary Li, một nhà phân tích cao cấp ở Bắc Kinh thuộc nhóm cố vấn HIS Aerospace, Defense and Maritime, nói ông không tin Trung Quốc sẽ lặp lại trên không chiến thuật dùng trên biển. Họ đã luân phiên giữ tàu bảo vệ bờ biển ở vùng gần các hòn đảo tranh chấp.


“Tôi nghĩ nó sẽ là kiểu Trung Quốc cho máy bay hoạt động đủ lâu để hỗ trợ quan điểm của họ. Chứ duy trì thường trực trên không 24/24 rất hao kiệt tài nguyên với bất cứ quân đội nào.”


Ông nói, “bạn phải nhớ nó không phải là vùng cấm bay – Trung Quốc không phải duy trì các đội tuần tra dày đặc để thể hiện tồn tại của họ.”


Tàu tuần tiễu của Trung Quốc và Nhật Bản đã thỉnh thoảng theo đuôi nhau gần các hòn đảo nhỏ đang tranh chấp nhiều tháng, đã làm gợi nỗi lo một sự cố có thể biến thành xung đột.


Mặc dù Trung Quốc đã cải thiện đáng kể chất lượng và số lượng các máy bay giám sát trong hải quân và không quân suốt thập kỷ vừa rồi, Li tin rằng các ra-đa phòng thủ không phận bờ biển sẽ được dùng cho theo dõi thường xuyên khu vực này.


Máy bay –dù là giám sát hay chiến đấu cơ - sẽ chủ yếu được dùng cho các nhiệm vụ cụ thể.


Thật vậy, chú ý dường như tập trung vào các sân bay và trạm ra-đa bờ biển quanh Thượng Hải được đặt ở các vị trí chiến lược gần phía trên của vùng ADIZ.


Các phân tích thương mại hay nghiên cứu độc lập về quá trình huy động hàng không hải quân và không quân Trung Quốc cho thấy tập trung các máy bay giám sát cùng với các phi đội chiến đấu cơ J10 tự sản xuất và Su30 mua của Nga.


Ước tính 45 máy bay giám sát là biến thể của mẫu Y8 địa phương, bay đường dài, trang bị cho các nhiệm vụ khá nhau như tuần tiễu cảnh báo sớm, thu thập tình báo điện tử cũng như giám sát tàu biển, tàu ngầm.


Chú ý của khu vực đặc biệt tập trung vào bốn máy bay lớn hơn KJ2000 Hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS), đươc chuyển đổi từ các máy bay Il76 của Nga, đặt ở tỉnh Jiangsu, cạnh Thượng Hải và trong tầm với tới Nhật và Đài Loan.


Máy bay Kongji-2000 với hệ thống AWACS

“Chúng tôi không nghĩ các máy bay AWACS Trung Quốc có khả năng đạt chuẩn của Hoa Kỳ và các đồng minh,” một cố vấn quân sự châu Á ở Hong Kong nói.” Nhưng chúng ta chắc chắn là họ đang tiến gần và bất cứ chiến dịch áp đặt luật kéo dài nào cũng có thể mang chúng vào cuộc, nên chúng tôi theo dõi chúng rất kỹ.”


“Không bay biểu diễn”


Hành vi của các phi công Trung Quốc trong các chiến dịch kéo dài như vậy cũng đang thu hút chú ý – với quan chức Hoa Kỳ đặc biệt lo lắng về rủi ro tính nhầm hoặc tai nạn.


Những ngày phi công chiến đấu cơ Trung Quốc có thể bay gần cảnh cáo máy bay Mỹ phần lớn đã chấm dứt khi một người đã chết trong va chạm với máy bay Mỹ năm 2001.


Phi công quân đội Mỹ nói các đồng nghiệp Trung Quốc nói chung đã dừng các trò lái lập lờ trong các đợn chặn máy bay sau vụ va chạm chết người ở Biển Đông đã làm nổ ra khủng hoảng quan hệ Trung – Mỹ.


“Bạn không còn thấy nhiều vụ lái linh tinh như trước kia nữa,” một phi công nói. “ Khi Trung Quốc có thêm nhiều máy bay phi công của họ đã trở nên chuyên nghiệp hơn.”


Vừa nhấn mạnh là vùng ADIZ sẽ còn ở lại, các quan chức và sĩ quan Trung Quốc đã nhấn mạnh là họ sẽ phối hợp đầy đủ với luật pháp quốc tế.


Cố vấn hải quân cao cấp, Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo, phát biểu với đài truyền hình quốc gia CCTV là bắn rơi máy bay trong không phận quốc tế là bất hợp pháp.


Chuẩn đô đốc Yin Zhuo trong một buổi họp báo

“Khi anh tiến vào không phận của ta thì chúng ta có thể bắn rụng anh” ông nói. “Nhưng trước hết tôi cũng sẽ cảnh báo trước: Nếu anh không báo cáo mà cứ tiến vào không phận lãnh thổ chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp mạnh.”


Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng không xác nhận với Reuters là liệu máy bay ngăn chặn của Trung Quốc có trang bị vũ khí không khi bay trên vùng này.


“Với các vật thể bay không xác định hoặc có tính đe dọa, phe Trung Quốc sẽ tùy theo tình huống cụ thể, xác định đầy đủ, giám sát… và kiểm soát các biện pháp xử lý nó,” phát ngôn viên đó nói.


“Chúng tôi hy vọng là các bên liên quan sẽ chủ động phối hợp trước để cùng duy trì an ninh bay.”



Hơn 1.900 tỷ đồng xây cầu Việt Trì mới

Hơn 1.900 tỷ đồng xây cầu Việt Trì mới





Bộ GTVT và UBND tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát lệnh khởi công xây dựng cầu Việt Trì




Ngày 30/11, tại TP. Việt Trì (Phú Thọ), Bộ GTVT chính thức khởi công xây dựng Dự án xây dựng cầu Việt Trì mới dành riêng cho giao thông đường bộ, bắc qua sông Lô trên Quốc lộ 2, theo hình thức Hợp đồng BOT.

Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì mới do liên doanh nhà đầu tư Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (CIENCO1) – Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn – Bộ Quốc phòng là nhà đầu tư dự án.


Dự án bao gồm phần cầu Việt Trì mới bắc qua sông Lô, phần đường dẫn phía Vĩnh Phúc, Phú Thọ và các cầu trên đường dẫn. Nhịp cầu chính dạng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Bề rộng cầu là 22,5m (bao gồm 4 làn xe cơ giới 14m; 2 làn xe hỗn hợp 6m, dải phân cách cứng ở giữa và dải an toàn 1,5m; gờ lan can 2 bên 1m). Đường dẫn hai đầu cầu rộng 24m (bao gồm 4 làn xe cơ giới. 2 làn xe hỗn hợp 6m, dải phân cách giữa và dải an toàn 3m; lề đất 2 bên 1m).


Tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn trước mắt) hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.100 tỷ đồng.





Kết nối để dẫn hướng sáng kiến

Kết nối để dẫn hướng sáng kiến


Hội thảo khởi động dự án FIRST tại Hà Nội


Dự án thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Việt Nam do World Bank tài trợ, có tên viết tắt khá thú vị là FIRST. Trong tài liệu giới thiệu dự án, ngay phần đầu, có nhắc đến mục tiêu dài hạn của dự án là nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.


Điều này cho thấy một mục tiêu xác định đúng đắn, điều cần thiết để dẫn hướng cho thúc đẩy sáng kiến và đổi mới.


Trong bức tranh chung toàn cầu hóa ngày nay, sự đổi mới thường gắn liền với những gì tiến bộ, và gắn với những mục tiêu cụ thể: năng suất, chất lượng và cảm hứng cạnh tranh. Đổi mới, đại diện cho sự kiên trì của doanh nghiệp hay cá nhân trong suốt thời gian phát triển và thích nghi với những thay đổi trên bề mặt đầy cạnh tranh của thị trường. Trong ngắn hạn, đổi mới là một bản năng sống sót bắt buộc tổ chức cần phải có để có thể tồn tại.


Các tổ chức và các cá nhân sáng tạo ngày nay đã không thể giữ một tầm nhìn hạn hẹp như trước. Sự tồn tại của mỗi cá nhân hay tổ chức hầu hết có sự phụ thuộc lẫn nhau tại các môi trường mà họ tồn tại hay phục vụ.


Chúng ta đang ở giữa của một tiến trình tiến hóa. Đây là thời đại truyền thông, trong đó kết nối đã trở thành một quyền cơ bản. Kết nối được thực hiện trên thế giới trong những quy mô nhỏ hơn bằng cách thúc đẩy sự tương tác và mở cửa tiếp cận thông tin và kiến ​​thức trong vô số cách.


Và kết quả của những thúc đẩy đó, đến lượt mình, kích thích các hoạt động kinh tế thông qua một quá trình trao quyền. Động lực kinh tế xã hội được tạo lập làm cho đất nước các vị trí rất tốt để liên tục thu hút thấp của vốn trí tuệ, xây dựng chính nó như là một trung tâm cho sự đổi mới trong phần này của thế giới.

Biểu đồ trên của Tim Kastelle

Biểu đồ kết nối tri thức của Tim Kastelle


Năng lượng cho sáng kiến


Các sáng kiến vốn được coi là nguồn năng lượng để tạo ra những động lực phát triển mới của quốc gia và xã hội. Nhưng câu hỏi đặt ra là vậy các sáng kiến đến từ đâu và làm thế nào để kích thích sáng kiến phát triển.


Trong mọi khía cạnh của những nỗ lực, có một là cơ sở chủ đề: kết nối. Kết nối đặt nền tảng cho việc nâng cao vị thế và khuôn khổ cho đổi mới.


Đổi mới chính nó là nhiều hơn chỉ là một quá trình.


Nếu có thể vẽ một bức tranh chung cho sáng kiến, các bạn có thể thấy một điều đáng ngạc nhiên là sáng kiến thường tập trung (một tỉ lệ tuyệt đối) tại các đô thị. Giống như tăng trưởng kinh tế, những quan sát đến giờ cho thấy, dường như tăng trưởng sáng kiến gắn liền với quá trình đô thị hóa. Hơn nữa mật độ tập trung các sáng kiến ngày càng dầy.


Nơi nào nhiều sáng kiến thì mật độ sáng kiến nơi đó cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể giái thích từ sự kết nối. Càng nhiều những cá nhân và tổ chức sáng kiến tập trung, thì càng kích thích và lan tỏa. Trong khi đó, mật độ tập trung tại các đô thị tạo ra lợi thế về quy mô và lợi thế giá thành cho sự kết nối.


Sự trừu tượng hóa, khởi nguồn của sáng kiến, không lấy cảm hứng từ những thiên tài cô độc mà là sản phẩm của tư duy mạng lưới - của những ý tưởng được chuyển động, cọ xát. Sự kết nối kích thích, truyền năng lượng cho những nhà sáng kiến và các tổ chức có sáng kiến. Biểu đồ trên của Tim Kastelle, chuyên gia về sáng tạo minh họa cho điều này.


Cuối cùng, xin nhắc lại lời của tiến sĩ Suhas Parandekar, trưởng nhóm công tác của dự án FIRST: Để biến đổi mới sáng tạo thành hiện tực, cần nhìn nhận vai trò của kết nối cũng quan trọng như đầu tư.



Có một Singapore sầm uất của thế kỷ 14

Có một Singapore sầm uất của thế kỷ 14

Singapore vẫn được biết đến là một thành phố hiện đại đang và sẽ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sẽ là một "cú sốc" khi biết rằng thực ra thì "thời hoàng kim của Singapore đã kết thúc từ trước những năm 1400".


Hầu hết các du khách và thậm chí là người dân Singapore đều cho rằng quốc đảo này gần như chẳng có gì cho tới khi được Sir Stamford Raffles khám phá ra vào đầu thế kỷ 19. Singapore cũng chỉ "tự thân vận động" sau khi giành độc lập năm 1965.


Tuy nhiên, "Singapore and the The Silk Road of the Sea" (tạm dịch: Singapore và Con đường tơ lụa trên biển) - cuốn sách được viết bởi John Miksic - sẽ khiến người ta phải ngỡ ngàng. Nhà khảo cổ đến từ ĐH Quốc gia Singapore đã phát hiện ra rằng Singapore cũng là một thành phố sầm uất và đông dân cư trong thế kỷ 14.


Theo công trình nghiên cứu được xuất bản năm 1820, không lâu sau khi người Anh đặt chân đến Singapore, Sir Thomas Stamford Raffles đã cho khai quật phần còn sót lại của thành phố cũ và tìm thấy rất nhiều tiền xu. Đây là tiền xu cổ của Trung Quốc, được đúc dưới thời một vị vua từ thời nhà Tống (vị vua này qua đời năm 1125).


Lý do lớn nhất khiến Raffles chọn Singapore chứ không phải các hòn đảo khác là bởi ông là một học giả nghiên cứu nhiều về lịch sử châu Á và đã từng đọc cuốn "Malay Annals" (Biên niên Malay). Theo Miksic, mục đích của Raffles là "hồi sinh thành phố cảng cổ đại đã từng có một quá khứ huy hoàng".


Singapore đã từng có vai trò là một cảng biển quan trọng chỉ là một trong ba điều ngạc nhiên thú vị mà Miksic muốn đem đến cho người đọc.


Điều ngạc nhiên thứ hai là những kiến thức về giai đoạn này mà cuốn sách mang lại. Giờ đây, Singapore là "một trong những thành phố ở Đông Nam Á có được những tài liệu sâu sắc nhất về thời kỳ thế kỷ 14", bất chấp Singapore không hề có cơ quan khảo cổ trung tương. Miksic cùng các sinh viên và một nhóm tình nguyện viên đã làm việc suốt 28 năm để cho ra đời công trình nghiên cứu này. Họ vẫn làm được việc này trong khi chính phủ Singapore luôn đặt trọng tâm là hướng đến tương lai thay vì bảo tồn quá khứ. Khoảng 500.000 hiện vật lịch sử đã được thu thập trong khi chúng được phân loại thành rác thải.


Điều ngạc nhiên cuối cùng la tựa đề của cuốn sách. Singapore đã từng là mắt xích quan trọng trong chuỗi cảng biển nối Trung Quốc với phương Đông và cả phương Tây (chuỗi này có lịch sử tới 2.000 năm). Con đường tơ lụa trên đất liền đã được nhắc đến và thảo luận nhiều, nhưng tuyến đường trên biển có vai trò quan trọng hơn cả dưới góc nhìn về văn hóa và thương mại.


Thời kỳ hoàng kim của Singapore không kéo dài hơn 1 thế kỷ. Sau đó, Singapore trải qua thời kỳ chiến tranh trước khi bắt đầu thuộc về người Anh năm 1819. Lúc này, Singapore chỉ còn là hòn đảo với dân cư còn rất thưa thớt, có một làng chài nhỏ với dân chưa đầy 1000 người.


Rõ ràng là người Anh đã mở ra một trang mới cho Singapore. Tuy nhiên, Miksic cho rằng vẫn có sự liên kết với thành phố cũ. Ví dụ như, cộng đồng Hoa kiều một lần nữa chiếm tỷ trọng lớn trong dân số Singapore.


Miksic hi vọng cuốn sách sẽ cho thấy sự nổi lên của quốc đảo nhỏ bé không chỉ là sự ngẫu nhiên của lịch sử. Singapore đã có truyền thống lâu đời đáng được trân trọng hơn.



10 khu vườn đẹp nhất thế giới

10 khu vườn đẹp nhất thế giới

1. Khu vườn Kew, London, Anh


Vườn thực vật hoàng gia Kew là các vườn và nhà kính thực vật nằm giữa Richmond và Kew ở tây nam London, Anh. Với tổng diện tích 132ha và hơn 50.000 loài thực vật khác nhau, vườn Kew đang trở thành một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới xứ sở sương mù.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 1


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 2


Những bông hoa đủ màu sắc đua nở dưới ánh mặt trời, nổi bật trên bãi cỏ xanh mướt một màu như tấm thảm nhung trải dài khiến bất kỳ ai đặt chân tới Kew đều phải trầm trồ thích thú.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 3


Những du khách từng đặt chân tới khu bảo tồn này nhận xét rằng "Kew Gardens là một trong những khu vườn đẹp nhất nước Anh, ai đã từng đến nơi này đều không muốn về".


2. Vườn Keukennhof, Hà Lan


Vườn Keukennhof còn được gọi là vườn châu Âu nằm ở Lisse, một thị trấn nhỏ ở phía nam Amsterdam, Hà Lan. Đây là vườn hoa lớn nhất thế giới với 32ha, có khoảng 7 triệu hoa tulip thuộc 100 giống khác nhau.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 4


Với khuôn viên bao gồm những lối đi quanh co uốn lượn, những con suối chảy rì rào, những hồ nước êm đềm thơ mộng, những bụi cây cao, thấp nhiều màu sắc xen lẫn những khóm hoa tulip, thủy tiên, lan dạ hương..., cảnh trí của vườn hoa Keukenhof có một nét độc đáo mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có thể so sánh được.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 5


Vườn hoa Keukenhof chỉ mở cửa hai tháng trong năm, khoảng từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Thời gian đẹp nhất để ngắm hoa tulip là vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội hoa Keukenhof lớn nhất thế giới trong tiết trời tuyệt đẹp của mùa xuân châu Âu.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 6


3. Vườn Suan Nong Nooch, Thái Lan


Nong Nooch là công viên nhân tạo do tư nhân xây dựng nằm cách thành phố biển Pattaya, tỉnh Chonburi, phía đông Bangkok gần 20 km. Đây là một công viên thực vật nhiệt đới lớn của Đông Nam Á và đã trở thành điểm du lịch Thái Lan hấp dẫn từ năm 1980 đến nay. Địa điểm này hàng ngày đón gần 2.000 khách đến tham quan của du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 7


Trong khuôn viên hiện nay có đến 20.000 họ cây nhiệt đới được sưu tầm từ hơn 50 quốc gia khác nhau. Các khu vực cây cảnh được sắp xếp tỉ mỉ và tỉa gọt đẹp mắt, công phu. Hình dạng, kích thước của các loài cây, trong đó có cả những cây xương rồng khổng lổ đã tạo nên vẻ đẹp nổi tiếng cho khu vườn.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 8


Ngoài việc tham quan khu vườn cảnh, tham quan động vật hoang dã, du khách còn được trải nghiệm nghi lễ tôn giáo, xem các màn trình diễn võ thuật Muay Thái, trình diễn sân khấu hóa lịch sử đất nước Thái, và show voi như: làm toán, đá bóng, vẽ tranh. Ngoài ra còn có hai nhà hàng, một sở thú nhỏ và một khách sạn với một hồ bơi và các dịch vụ đầy đủ khác.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 9


4. Khu vườn tại lâu đài Versailles, Pháp


Phần công viên của lâu đài Versailles rộng tới 800ha và để có thể đi thăm hết các điểm chính trong một ngày, người ta thường phải sử dụng xe thay vì đi bộ.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 10


Trong số 800ha đó có 300ha rừng, 2 khu vườn cảnh kiểu Pháp, trong đó có 1 khu vốn dành riêng cho Hoàng hậu năm xưa được tạo hình như một làng quê nhỏ.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 11


Những ngày cuối tuần, Versailles rất đông du khách. Muốn mua vé, du khách phải xếp hàng nhiều giờ đồng hồ. Vì thế, các tờ rơi quảng cáo ở Paris khuyến cáo du khách nên mua tour của công ty du lịch để tiết kiệm thời gian.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 12


5. Vườn Butchart, Canada


Butchart Garden là khu vườn đẹp và nổi tiếng nhất tại Canada, nó còn được mệnh danh là một vườn địa đàng dưới hạ giới.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 13


Tọa lạc tại thành phố Victoria, Vancouver, khu vườn Butchart là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách yêu thích thiên nhiên trên thế giới. Khu vườn rộng hơn 20ha bao gồm nhiều khu mang phong cách khác nhau như vườn kiểu Ý, vườn kiểu Nhật...


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 14


Vườn Butchart có tới hàng trăm loại hoa khác nhau. Trước khi vào vườn bạn được phát cuốn catalogue có hình ảnh và tên của các loài hoa trong vườn để tiện tham khảo. Đặc biệt, dường như tất cả các loại hoa hồng có trên thế giới đều được tập trung về Vườn Hồng ở đây, với tất cả sắc hoa, từ nhỏ đến lớn, từ thân cây đến dây leo.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 15


6. Vườn bách thảo sa mạc, Phoenix, Arizona:


Sở dĩ khu vườn thuộc thành phố Phoenix, bang Arizona, Mỹ được mệnh danh là vườn bách thảo sa mạc là bởi nơi đây có một bộ sưu tập các loài cây, hoa của sa mạc.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 16


Khoảng 17.000 loài thực vật sa mạc đang đua nhau khoe vẻ đẹp hoang dã, đầy sức sống và màu sắc tại khu vườn này. Nằm trên một vùng có diện tích khoảng 13.700km2, khu vườn bách thảo sa mạc không chỉ là một điểm du lịch yêu thích của nhiều người mà còn là khu bảo tồn và nghiên cứu thực vật.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 17


7. Vườn Yuyuan, Trung Quốc


Dự Viên hay vườn Yuyuan là khu vườn và nhà cổ êm đềm tĩnh lặng giữa thành phố Thượng Hải ồn ào và náo nhiệt được xây từ thời nhà Minh.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 18


Trong khu vườn cảnh này, cây cối và hoa cỏ được bố trí một cách hài hòa bên cạnh những suối nước, ao sen, đá tảng và kiến trúc lầu cát đầy nét mỹ thuật.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 19


Đây được xem là bảo tàng công viên của Thượng Hải, lưu giữ những hình ảnh về một khu vườn theo kiểu mẫu đời nhà Minh, Thanh với nhiều kiến trúc độc đáo. Với lịch sử hình thành hơn 450 năm, Dự Viên cất giữ rất nhiều cổ vật quý báu bao gồm tranh, đồ gỗ gia đình, gốm, sứ… có từ rất lâu đời.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 20


8. Vườn bách thảo Fairchild, Florida


Vườn Fairchild là nơi sinh sống và bảo tồn của hàng triệu loài hoa và thực vật đến từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 21


Nơi đây không chỉ là một khu vườn thu hút đông đảo khách du lịch mà còn là một địa điểm nghiên cứu và khám phá các loài thực vật.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 22


Vườn Fairchild còn có một trung tâm nghiên cứu loài cọ lâu năm trên thế giới.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 23


9. Vườn Cosmic Speculation, Scotland


Khu vườn tại Scotland này là một trong những khu vườn độc và dị nhất trên thế giới.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 24


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 25


Với việc mô phỏng lại vũ trụ bằng cách đan xen những khối hình hộp lạ mắt vào cảnh sắc thiên nhiên, khu vườn tạo nên một vẻ đẹp kỳ lạ, thu hút khách du lịch.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 26


Tác giả của khu vườn độc đáo này là vợ chồng kiến trúc sư kiêm nhà khoa học người Mỹ Charles Jencks.


10. Vườn Majorelle, Marrakech, Marocco


Một trong những điểm đến thu hút nhiều khách du lịch tại Marocco chính là khu vườn độc đáo của họa sĩ người Pháp Jacques Majorelle.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 27


Hiện tại, chủ nhân mới của vườn là nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Yves Saint Laurent. Song những cảnh sắc tuyệt đẹp của khu vườn độc đáo này vẫn được giữ nguyên vẹn và khiến bất cứ ai có cơ hội tới nơi đây đều phải trầm trồ thích thú.


Cảnh sắc thần tiên của 10 khu vườn đẹp nhất thế giới 28



ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND