Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Sắp có Thông tư thay thế Thông tư 13 về an toàn hoạt động Ngân hàng

Sắp có Thông tư thay thế Thông tư 13 về an toàn hoạt động Ngân hàng
Sau khi thẩm định pháp lý, dự kiến ngay trong tháng này Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành một văn bản có phạm vi điều chỉnh toàn diện các hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Đây là thông tư thay thế Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.


Không thả gà ra đuổi


Đã bốn năm qua, số phận của Thông tư 13 chưa từng được yên ổn. Ngay trước thời điểm nó có hiệu lực (1/10/2010), một loạt ngân hàng thương mại đã lên tiếng về những quy định được cho là không hợp lý. Suốt một năm sau đó, Ngân hàng Nhà nước lần lượt có những điều chỉnh, sửa đổi…


Song, về tổng thể, Thông tư 13 là một văn bản quan trọng, cần thiết bởi sự bao trùm của nó và giá trị về mặt lý thuyết - mong muốn của chính sách. Chỉ có điều, nó và một số quy định là chưa đúng lúc.


Bối cảnh Thông tư 13 ra đời, hệ thống ngân hàng ở trạng thái bấp bênh thanh khoản, tín dụng vẫn còn quán tính lớn của những năm bùng nổ liền trước. Những quy định ngặt nghèo, với độ trễ chỉ 5 tháng chuẩn bị kể từ khi ban hành cho đến khi hiệu lực, giống như một cú phanh gấp đối với các ngân hàng thương mại.


Nổi bật nhất là quy định nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu - CAR và giới hạn tỷ lệ cho vay so với huy động - LDR (nguyên gốc cho vay "trên" huy động, khác với điều chỉnh sau đó là cho vay "so với" huy động).


Thông tư 13 là giá trị, cần thiết, bởi nó là một má phanh hãm lại những rủi ro đang có xu hướng quá mức trong hệ thống. Nhưng chính khác biệt lớn giữa mong muốn chính sách với thực thế khiên số phận của nó long đong.


Như trên, Ngân hàng Nhà nước thời đó muốn tăng cường hơn nữa các tiêu chuẩn an toàn. CAR tối thiểu phải nâng từ 8% lên 9%. Nhưng thực tế, một số ngân hàng quốc doanh lớn phải mất hai năm mới đảm bảo được yêu cầu này, trong khi quy định chỉ có độ trễ áp dụng là 5 tháng. Điều này khiến những "ông lớn" đó khó khăn, mà khi họ chiếm thị phần lớn trên thị trường, ảnh hưởng ra bên ngoài là đáng kể.


Đáng chú ý hơn là giới hạn tỷ lệ LDR. Đây là điển hình mong muốn của chính sách, điển hình của mục đích tốt nhưng lại không đúng lúc, nếu không nói là xa rời thực tế.


Thông tư 13 quy định LDR của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 80%. Hiểu đơn giản, nếu huy động được 100 đồng thì mức độ cho vay không được quá 80 đồng. Dù chỉ ở mức độ tham khảo, do còn tùy thuộc vào cân đối cơ cấu kỳ hạn huy động và cho vay, nhưng LDR là chỉ báo quan trọng về thanh khoản của mỗi nhà băng. Theo đó, quy định trên là một chốt chặn trong bối cảnh khó khăn thanh khoản hệ thống đang nóng lên.


Trong hoạt động ngân hàng, không gì đau nhất bằng vỡ thanh khoản. Nếu nợ xấu đáng ngại nhưng không phải là mất trắng, thì vỡ thanh khoản sẽ đẩy ngân hàng vào thế "không còn gì để mất". Chính vì vậy, quy định LDR là một chốt chặn cần thiết.


Thế nhưng, không đúng lúc vì khi đó tỷ lệ LDR của toàn hệ thống đã vượt trên 100%, thậm chí rất cao theo dữ liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố thời đó. Việc áp ngay giới hạn 80% như quy định của Thông tư 13 là một cú phanh gấp, gây sốc không chỉ riêng hoạt động ngân hàng mà cả nguồn tín dụng chảy vào nền kinh tế.


Cuối năm 2011, sau khi thả gà ra đuổi, Ngân hàng Nhà nước đã tạm gác quy định trên.


Và hai năm qua, một dự thảo thông tư thay thế Thông tư 13 trải qua nhiều bàn tính dự kiến rồi cũng sẽ ban hành trong tháng này, theo nguồn tin VnEconomy. Một năm về trước, có lãnh đạo ngân hàng thương mại sốt ruột với nó, đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm chốt lại để họ còn chủ động biết và ứng xử.


Vì sao phải nấn ná suốt hai năm qua? Có lẽ Ngân hàng Nhà nước không muốn thả gà ra đuổi như Thông tư 13 (và ngay cả Thông tư 02 sau này), hay phải chờ đợi các điều kiện thực tế phù hợp mới ban hành để tránh lỗi nhịp. Mặt khác, thời gian qua và sắp tới cả hệ thống đã phải chỉnh đốn để theo khuôn khổ mới trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là theo những quy định chặt chẽ hơn trong Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng.


Vậy nên, việc nấn ná ban hành thông tư thay thế Thông tư 13 là để từng bước thực hiện những mong muốn của chính sách một cách hợp lý hơn, tránh quá lệch với thực tế và dồn nhiều sức ép cùng lúc đối với một hệ thống mà có tới gần phân nửa đang chất vật với tái cơ cấu…


Dấn thêm một bước


Thông tư mới ra đời, các quy định về an toàn hoạt động các ngân hàng sẽ dấn thêm một bước.


Như trên, với một hệ thống mà thanh khoản từng mong manh, rủi ro lớn dần theo nợ xấu và đang bộn bề tái cơ cấu, dễ hiểu khi nhà điều hành phải bước từng bước một để nâng cao các tiểu chuẩn an toàn. Trước hết là tổ chức lại thị trường liên ngân hàng (với Thông tư 21), đến xử lý nợ và chất lượng nợ (Thông tư 02 cùng cơ chế VAMC), sắp tới là "vòng kim cô" mới nói trên…


Thông tư mới sẽ đến những mục tiêu quan trọng. Theo những gợi mở của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, bên cạnh quy định các tỷ lệ an toàn, nó sẽ tập trung hơn vào yêu cầu hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống, tăng cường chế tài xử lý và yêu cầu khắc phục hậu quả trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.


Sau khi đã xử lý xong thị trường liên ngân hàng, còn 9 tháng nữa để thực sự thực hiện Thông tư 02, thông tư thay thế Thông tư 13 là một miếng ghép quan trọng nữa để hoàn thiện chính sách, theo hướng nâng cao hơn chất lượng hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, ít nhất là về mặt pháp lý.



VN-Index tăng nhẹ, HNX-Index giảm điểm, HAG bứt phá

VN-Index tăng nhẹ, HNX-Index giảm điểm, HAG bứt phá

Hai sàn đồng loạt giảm điểm ngay từ đầu giờ giao dịch do lượng bán ồ ạt. Kết thúc đợt 1 xác định giá mở cửa, VN-Index giảm 0,64 điểm (0,11%) xuống còn 590,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,1 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương đương 39 tỷ đồng.


Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index tiếp tục đa giảm điểm và lùi sâu khỏi mốc 590 điểm. Đến 9h35’, VN-Index giảm chỉ còn 586,63 điểm sau đó giao dịch diễn ra giằng co. Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường như GAS, SSI, BVH đồng loạt giảm điểm mạnh. Đến cuối giờ giao dịch buổi sáng, VN-Index quay trở lại mốc tham chiếu.


Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 0,7 điểm (0,12%) lên 592,27 điểm. Thanh khoản ở mức thấp với 79,4 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng giá trị giao dịch 1.250 tỉ đồng. Toàn sàn ghi nhận 54 mã tăng giá, 166 mã giảm giá và 50 mã đứng giá. Cổ phiếu HAG sau thông tin đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 50% đã tăng thêm 900 đồng lên 29.000 đồng/cp. PXM tiếp tục có phiên tăng trần trong khi ITA và FLC dẫn đầu thanh khoản thị trường. Hai cổ phiếu này cùng đứng giá với khối lượng giao dịch 955 nghìn và 508 nghìn cổ phiếu.


Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm sâu xuống mức 87,96 điểm vảo thời điểm 9h36’. Thị trường có tín hiệu hồi phục sau đó nhưng không đủ để quay về mốc tham chiếu. Kết thúc phiên sáng, HNX-Index giảm xuống còn 88,62 điểm, giảm 0,82 điểm (0,92%). Giao dịch ảm đạm với 57,5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tổng giá trị giao dịch đạt 660 tỷ đồng. Toàn sàn có 36 mã tăng giá, 176 mã giảm giá và 164 mã đứng giá hoặc không có tham chiếu.


Phần lớn cổ phiếu thuộc nhóm HNX-30 có phiên giảm giá. SHB và PVX có thanh khoản tốt nhất với 682 nghìn và 533 nghìn cổ phiếu được giao dịch.




Lợi nhuận sau thuế của Nhà Thủ Đức giảm 7,59 tỉ đồng sau kiểm toán

Lợi nhuận sau thuế của Nhà Thủ Đức giảm 7,59 tỉ đồng sau kiểm toán

Nguyên nhân là do các bút toán điều chỉnh liên quan đến chi phí tài chính và doanh thu từ hoạt động tài chính.Theo báo cáo KQKD của CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (TDH) năm 2013, lợi nhuận lũy kế sau thuế của Công ty đạt 27,05 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong BCTC năm 2013 được kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của TDH chỉ còn 19,46 tỉ đồng. Khoản lợi nhuận sau thuế giảm thêm 7,59 tỉ sau kiểm toán được giải thích là do kiểm toán đã điều chỉnh tăng thêm chi phí tài chính đồng thời giảm doanh thu từ hoạt động tài chính.

Cụ thể, chi phí tài chính tăng lên do chi phí lãi vay trái phiếu chuyển đổi tăng 3,15 tỉ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính năm 2013 của TDH cũng bị điều chỉnh giảm liên quan đến cổ tức tại các công ty liên kết – liên doanh đã nhận trong năm 2013. Khoản cổ tức này bao gồm: 375,63 triệu đồng tại Property Ventures (USA), 35,44 triệu đồng tại Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức, 2,7 tỉ đồng tại CTCP Đầu tư Phước Long, và 1,32 tỉ đồng tại CTCP Địa ốc Đại Á.


Hiện cổ phiếu TDH được giao dịch ở mức 18.900 đồng/cp, khối lượng giao dịch trung bình trong 10 phiên gần nhất chỉ đạt 286.975 cổ phiếu. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của CLG hiện nay là 714.24 tỷ đồng.




Tự doanh rút gần 28 triệu USD trong tháng 3

Tự doanh rút gần 28 triệu USD trong tháng 3

Cụ thể, tự doanh CTCK mua vào 1.040.870 đơn vị, trị giá 34,69 tỷ đồng, lần lượt tăng 91,9% về lượng và hơn 142% về giá trị so với phiên giao dịch trước. Mức giá bình quân mua vào đạt 33.356 đồng/đơn vị, tăng khá so với mức giá 26.439 đồng/đơn vị.


Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 2.284.660 đơn vị, tăng 62,55% so với phiên giao dịch trước và tổng giá trị 46,75 tỷ đồng, giảm 14,47% so với phiên trước. Mức giá bình quân bán ra đạt 20.460 đồng/đơn vị, giảm mạnh so với mức 38.904 đồng/đơn vị của phiên trước đó.


Như vậy, trong phiên đầu tuần này ngày 31/3, tự doanh đã bán ròng 1.246.790 đơn vị, tăng 44,11% so với phiên trước với tổng giá trị bán ròng tương ứng 12,06 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với phiên trước.


Với mức giá bình quân mua vào và bán ra cho thấy sau hai phiên dè dặt với giao dịch bán ra chủ yếu là các bluechip thì khối tự doanh CTCK đã quay lại trạng thái gom vào các mã thuộc nhóm cổ phiếu bluechip và tiếp tục đẩy bán các cổ phiếu tăng nóng vừa và nhỏ. Chính nhờ việc gom mạnh cổ phiếu bluechip khiến phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 giá trị bán ròng đã giảm mạnh so với các phiên trước.


Tính chung trong cả tháng 3, tự doanh CTCK đã có 3 phiên mua ròng và 18 phiên bán ròng. Khối này đã mua vào 32,23 triệu đơn vị, trị giá 916,69 tỷ đồng và bán ra 67,84 triệu đơn vị, trị giá 1.503,29 tỷ đồng trong tháng 3. Qua đó, khối này đã bán ròng 35,61 triệu đơn vị, tăng 483,77% so với tháng 2 và tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 586,6 tỷ đồng, tăng 102,13% so với tháng 2.



PTC giải trình chênh lệch KQKD sau kiểm toán

PTC giải trình chênh lệch KQKD sau kiểm toán


Theo BCTC được kiểm toán năm 20113, CTCP Đầu tư và xây dựng Bưu điện ( ) có lợi nhuận công ty mẹ đạt 552,70 triệu đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 1,42 tỉ đồng. Con số này có sự chênh lệch so với BCTC được PTC đưa ra trước đó. Cụ thể, trước kiểm toán, lợi nhuận công ty mẹ đạt 667,17 triệu đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 1,53 tỉ đồng.


Việc lợi nhuận sụt giảm sau kiểm toán được giải thích là do các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh tăng lên do hồ sơ được hoàn thiện sau thời điểm lập BCTC. Cụ thể là các khoản tiền điện thoại, xăng xe, chi phí hỗ trợ lương CBCNV để xử lý tồn tại ở các đơn vị, chi phí giao dịch, tiếp khách, đối ngoại, chi phí cải tạo, sửa chữa khu nhà ăn văn phòng.


Hiện cổ phiếu PTC được giao dịch ở mức 6.800 đồng/cp, khối lượng giao dịch trung bình trong 10 phiên gần nhất chỉ đạt 87.073 cổ phiếu. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của CLG hiện nay là 68 tỷ đồng.




Deutsche Bank AG giảm tỷ lệ sở hữu tại DIG

Deutsche Bank AG giảm tỷ lệ sở hữu tại DIG

Hiện tỷ Deutsche Bank AG đang nắm giữ 11.291.955 cổ phiếu Tổng CTCP ĐTPT Xây dựng (DIG), tương đương 7,90% vốn chủ sở hữu.



Cụ thể từ ngày 16/12/2013 đến ngày 21/3/2014. DIG đã bán ra 492.050 cổ phiếu DIG, và giảm tỉ lệ sở hữu từ 8,24% xuống còn 7,90%. Lý do được đưa ra là cơ cấu lại danh mục đầu tư. Deutsche Asset Managent (Asia) Limited, đơn vị có liên quan đến Deutsche Bank AG hiện đang nắm giữ 6.418.624 cổ phiếu, tỉ lệ sở hữu 4,49%.


Deutsche Bank AG hiện là ngân hàng đầu tư quản lý quỹ FTSE Vietnam ETF, quỹ đầu tư theo danh mục chỉ số FTSE Vietnam Index. FTSE Vietnam ETF không trực tiếp sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo cho nhà đầu tư hiệu suất sinh lời chính xác tuyệt đối so với danh mục tham chiếu, nhờ hợp đồng hoán đổi với Deutsche Bank AG.


FTSE Vietnam ETF liên tục được nhà đầu tư rót tiền giúp Deutsche Bank giải ngân thêm vào các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo HSX, hiện Deutsche Bank AG là cổ đông lớn của ITA , IJC , GMD HSG . Trước đó, vào khoảng tháng 1-2/2013, Deutsche Bank AG cũng liên tục trở thành cổ đông lớn tại DRC , DIG , DPM , HPG, VSH PVD .




HMC: Giảm tỷ lệ cổ tức 2013 xuống còn 8,5%

HMC: Giảm tỷ lệ cổ tức 2013 xuống còn 8,5%

Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HMC) thông báo Nghị quyết và Biên bản ĐHCĐ thường niên 2014.

ĐHCĐ đã thông qua các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2014 tăng trưởng so với năm 2013. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt 3.500 tỷ đồng và 22,5 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2014 đạt 10%.


Đáng lưu ý, ĐHCĐ đã thống nhất kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2013 với tỷ lệ chi trả cổ tức 2013 chỉ ở mức 8,5%, tương đương mức trích gần 18 tỷ đồng để chi trả. LNST năm 2013 sau kiểm toán của HMC đạt gần 21 tỷ đồng, còn lại phần lớn được trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi. Được biết, ĐHCĐ thường niên 2013 dự kiến kế hoạch cổ tức 2013 tỷ lệ 10%.


ĐHCĐ đã thông qua kết quả bầu cử thành viên HĐQT và BKS mới cho nhiệm kỳ 2014 - 2019. Tất cả các ứng viên đều trúng cử. Thành viên mới tại HĐQT công ty là ông Trương Bá Liêm, hiện đang là Phó Tổng giám đốc HMC .




Chủ tịch Angimex lên tiếng về tin nhắn đồn phá sản

Chủ tịch Angimex lên tiếng về tin nhắn đồn phá sản


Theo đó, từ ngày 26/03/2014 đến ngày 07/03/2014, một số cổ đông và cán bộ công nhân viên của công ty nhận được tin nhắn từ nhiều số điện thoại di động khác nhau tập trung vào việc phê phán tình hình kinh doanh, bố trí nhân sự của công ty và cảnh báo các cổ đông đầu tư vào cổ phiếu AGM sẽ bị phá sản.


Ông Cao Minh Lâm - Chủ tịch HĐQT công ty khẳng định Angimex đang nỗ lực thực hiện kế hoạch kinh doanh đề ra, chấp hành đúng các nghị quyết và quy chế đã ban hành.


Các nội dung tin nhắn này sẽ được công ty báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 (11/4).


Được biết, HĐQT CTCP XNK An Giang (HOSE: ) thống nhất kế hoạch 2014 trình ĐHĐCĐ với doanh thu 2,084 tỷ đồng, tăng 18% so năm 2013; lợi nhuận sau thuế 24 tỷ đồng, tăng 77%. Dự kiến cổ tức 10%.




Market Vectors Vietnam ETF rút ra 7,47 triệu USD trong tuần qua

Market Vectors Vietnam ETF rút ra 7,47 triệu USD trong tuần qua

Cụ thể, sau hai phiên rót ròng lần lượt 2.21 triệu USD và 1.09 triệu USD trong ngày thứ Hai và thứ Ba; nhà đầu tư bất ngờ rút mạnh 3.21 triệu USD, 5.39 triệu USD và 2.17 triệu USD trong các ngày còn lại.

Được biết, trong tuần liền trước từ ngày 17-21/03, quỹ ETF này thu hút được 10.90 triệu USD, ghi nhận tuần hút ròng mạnh nhất năm 2014.


Hoạt động rút vốn trong tuần qua đã thu hẹp tổng lượng rót ròng từ đầu năm đến nay tại Market Vectors Vietnam ETF xuống còn 75.9 triệu USD. Dù vậy con số này vẫn còn cao hơn so với tổng lượng thu hút ròng 66.88 triệu USD trong cả năm 2013.


Xu hướng rót/rút vốn trong tuần từ 24-28/03 ở quỹ ETF Market Vectors Vietnam










Nguồn: IndexUniverse




Xu hướng rót/rút vốn từ đầu năm đến nay ở quỹ ETF Market Vectors Vietnam










Nguồn: IndexUniverse




Tại ngày 28/03, Market Vectors Vietnam ETF có tổng tài sản ròng 513.1 triệu USD, thấp hơn so mức 523.1 triệu USD tại ngày 21/03. Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành cũng giảm từ 24,000,000 xuống còn 23,650,000 đơn vị.


Giá trị tài sản ròng (N.A.V) tại ngày 28/03 là 21.69 USD/ccq, thấp hơn so mức 21.80 USD/ccq cách đây một tuần nhưng vẫn còn cao hơn 16.5% đầu năm 2014.


Cùng kỳ tuần qua, giá chứng chỉ quỹ giảm 0.78%, 21.87 USD/ccq xuống 21.70 USD/ccq, tiếp tục rút ngắn đà tăng từ đầu năm đến nay xuống còn 15.5%.


Tại ngày 28/03, chênh lệch giữa thị giá và N.A.V là 0.01 USD, tương ứng tỷ lệ chiết khấu 0.02%.


Diễn biến của ETF Market Vectors Vietnam trong 5 phiên giao dịch tuần qua










Nguồn: CNN Money






HSBC: Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam tăng trở lại trong tháng 3

HSBC: Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam tăng trở lại trong tháng 3


Báo cáo ngày 1/4/2014 của HSBC, trong đó cho thấy Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng từ mức 51 điểm của tháng 2 lên 51,3 điểm trong tháng 3.



Đây là tháng thứ 7 liên tiếp chỉ số PMI đứng trên ngưỡng 50 điểm, thể hiện ngành sản xuất tiếp tục có sự tăng trưởng. Trước đó, chỉ số này đã tăng lên 52,1 điểm trong tháng 1, mức cao nhất trong vòng 33 tháng.


HSBC cho biết cả cả cấu phần sản lượng và đơn hàng đều tăng trưởng mạnh lên trong tháng 3, trong khi đơn hàng xuất khẩu mới cũng tăng trưởng trở lại.


HSBC nhận định hoạt động sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi do đầu tư nước ngoài gia tăng, chi phí đầu vào giảm và nhu cầu từ các thị trường phương Tây cải thiện.




Chứng khoán Sacombank thay đổi HĐQT

Chứng khoán Sacombank thay đổi HĐQT


CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín vừa công bố thông tin bất thường về việc thay đổi thành viên Hội đồng quản trị.


Theo đó, Sacombank- đã miễn nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị đối với: ông Kiều Hữu Dũng (Chủ tịch HĐQT), ông Phạm Nhật Vinh (Phó chủ tịch HĐQT), ông Võ Duy Đạo (Thành viên HĐQT), ông Mạc Hữu Dũng (Thành viên HĐQT) và ông Hoàng Mạnh Tiến (Thành viên HĐQT).


Hai thành viên được bổ nhiệm thành viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2010-2014 bao gồm ông Phan Quốc Huỳnh (Tổng giám đốc) và ông Trần Minh Trung (Phó tổng giám đốc).


Ông Huỳnh sinh năm 1960, từng làm Tổng giám đốc Chứng khoán Vietinbank và Chứng khoán Phương Nam, đồng thời là Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán Việt Nam. Ông Trung từng được điều động giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Campuchia, trước khi được điều chuyển về hội sở làm Phó Tổng giám đốc từ ngày 2/1/2013.


Sacombank-SBS bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 25/3/2013 do lỗ lũy kế hợp nhất kiểm toán năm 2012 vượt vốn lưu động thực góp. Hiện Công ty đã làm xong hồ sơ để niêm yết trên sàn UPCoM và bắt đầu niêm yết từ tháng 4.




Nga tăng lương gấp đôi cho dân Crưm

Nga tăng lương gấp đôi cho dân Crưm


Theo một tuyên bố đăng trên trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kí một sắc lệnh tăng lương hưu và các khoản lương khác cho người lao động ở khu vực công như giáo viên và bác sĩ. Các nhà chức trách cũng công bố một số kế hoạch đầu tư mới và giảm thuế cho Crưm.




Nga, Crưm, lương hưu, trợ cấp, tăng lương

Thủ tướng Dmitry Medvedev thăm Crưm ngày 31/3. (Ảnh: Reuters)

Lương hưu ở Nga hiện nay không bằng ở các nước phát triển nhưng cao hơn so với ở Ukraina. Theo hãng tin RIA Novosti, mức trung bình hàng tháng ở Nga năm 2013 là 10.000 Rúp (285 USD) còn ở Ukraina là 160 USD (số liệu trong tháng 12).


Nâng cao phúc lợi hưu trí trên bán đảo Crưm chắc chắn sẽ củng cố niềm tin vào Moscow mặc dù chi phí này so với ngân sách của Nga chỉ là con số khiêm tốn.


Tại một cuộc họp nội các mới đây, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết, tăng lương hưu cho người dân Crưm bằng với mức ở Nga sẽ ngốn khoảng 1 tỷ USD năm 2014.


Hôm 31/3, ông Medvedev đã đến thăm Crưm và gặp gỡ các quan chức địa phương. Hành động này thể hiệnmột sự thách thức lớn với phương Tây, diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov họp bàn về Ukraina. Trong cuộc gặp vào đêm muộn ở Paris, hai người đã không đạt được sự đồng thuận về một giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Crưm.


Thủ tướng Medvedev khẳng định Crưm sẽ trở thành một đặc khu kinh tế của Nga, với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực sẽ được cắt giảm thuế.




ADB: "Việt Nam chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình"

ADB: "Việt Nam chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình"
Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Tomoyuki Kimura khẳng định, theo quan điểm của ông Việt Nam vẫn chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2014 của ADB, tăng trưởng GDP Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhẹ, đạt mức 5,6% trong năm 20014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015. Lạm phát được kỳ vọng giữ ở mức bình quân 6,2% trong năm 2014 với giả định rằng sản lượng lương thực tương đối ổn định, chính phủ áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế ở mức vừa phải, tiền đồng được điều chỉnh tỷ giá nhẹ. Lạm phát đã giảm xuống mức 4,4% trong tháng 3/2014.


Tình hình thặng dư của cán cân thương mại và cán cân vãng lai sẽ tiếp tục duy trì cho thời kỳ dự báo, nhưng mức độ thặng dư sẽ thu hẹp so với năm 2013. Tỷ giá hối đoái tương đối ổn định kể từ tháng 4/2011 đã cải thiện các đánh giá, cảm nhận về tiền đồng, tâm lý đối với tiền đồng vẫn còn bấp bênh.


Như vậy, có thể thấy bối cảnh kinh tế nói chung tại Việt Nam không quá tồi, Giám đốc ADB nhấn mạnh. Tuy nhiên, việc Việt Nam sẽ tăng trưởng như thế nào thì còn phụ thuộc vào những cải cách trong lĩnh vực ngân hàng, DNNN, tái cơ cấu... Nếu không thực hiện được những kế hoạch được ADB đánh giá là tham vọng trong cải cách thì Việt Nam khi đó mới có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.


Trả lời câu hỏi về tiến trình cổ phần hóa DNNN, ông Dominic Mellor - chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB nhận định, đây là một kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ Việt Nam trong bối cảnh đầu tư yếu hiện nay. Tuy nhiên, việc cổ phần hóa tại một số doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, lợi nhuận cao sẽ vẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài nếu họ có thể thay đổi cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp, có tiềm năng tạo ra lợi nhuận.


Về trì hoãn thực hiện Thông tư 02 của NHNN về quản lý nợ xấu, theo đại diện của ADB, việc này sẽ không có tác dụng tiêu cực quá dù về lâu dài, càng trì hoãn thì rủi ro càng cao hơn nhưng cũng không thể thay đổi các thông lệ, quy định ở Việt Nam trong một sớm một chiều.


Theo ADB, tình trạng thiếu hụt tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay mang nhiều vấn đề về cơ cấu ở phía cầu nhiều hơn là cầu, chính vì vậy khó có thể đánh giá chất lượng tín dụng như thế nào mới là vấn đề lớn với Việt Nam hiện nay.



Cựu Giám đốc Cty Thực phẩm miền Bắc chuẩn bị hầu tòa

Cựu Giám đốc Cty Thực phẩm miền Bắc chuẩn bị hầu tòa


Theo cáo trạng, từ năm 2007 - 2009, bị can Lê Văn Bằng (60 tuổi, cựu Giám đốc Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê và Giám đốc Cty Thực phẩm miền Bắc) đã ký khống và chỉ đạo cấp dưới ký khống nhiều hợp đồng mua bán thực phẩm; chuyển tiền thanh toán các hợp đồng "ma" với doanh nghiệp tư nhân Tùng Dương và Cty Cổ phần XNK nông thổ sản An Bình.


Sau khi tiền của Cty Thực phẩm miền Bắc được chuyển vào tài khoản của 2 Cty trên, số tiền lại tiếp tục được chuyển cho Lê Văn Dực (em trai bị can Lê Văn Bằng). Cơ quan chức năng xác định, tổng số tiền mà Cty Thực phẩm miền Bắc bị thiệt hại gần 36 tỷ đồng.


CQĐT cũng xác định sự liên quan của một số cán bộ khác thuộc Cty Thực phẩm miền Bắc và cá nhân khác, nhưng do bị can Hồ Minh Hậu, nguyên Giám đốc Cty An Phúc đang bỏ trốn nên cơ quan chức năng đã bóc tách, xử lý sau khi bắt được Hậu.


ADB: Châu Á tăng tốc trong năm 2015 bất chấp suy thoái Trung Quốc

ADB: Châu Á tăng tốc trong năm 2015 bất chấp suy thoái Trung Quốc

Trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á năm 2014 công bố ngày 1/4, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo, khu vực châu Á có thể sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm 2015 so với mức 6,2% của năm 2014. Kinh tế Trung Quốc dự báo tăng trưởng 7,4%, thấp hơn mức mục tiêu mà nước này đề ra cho năm 2014 là 7,5%.


Joseph Zveglich, trợ lý chuyên gia kinh tế học của ADB, nhận xét: “Các nước đang phát triển ở châu Á đang tăng trưởng ổn định. Chúng tôi hy vọng, sẽ có một số nền kinh tế phục hồi trong năm nay và năm tới nhờ đà phục hồi tại các nền kinh tế công nghiệp lớn, đặc biệt là Mỹ cũng như tăng trưởng cân đối ở Trung Quốc”.


Chi tiêu tiêu dùng Mỹ trong tháng 2 tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng nhờ thu nhập của người dân tăng vọt. Trong khi đó, chỉ số sản xuất PMI của HSBC và Markit Economics cho thấy, công nghiệp sản xuất của Trung Quốc suy yếu 5 tháng liên tiếp tính đến tháng 3.


Trong quý 4/2013, các nền kinh tế mới nổi của châu Á, từ Indonesia đến Malaysia, đều tăng trưởng cao hơn ước tính nhờ nền kinh tế toàn cầu phục hồi, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của khu vực này.


ADB cũng cho biết, trong năm 2015, cùng với tăng trưởng của kinh tế Mỹ, khu vực đồng euro và Nhật Bản có thể tăng trưởng 2,2%. Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ 3 của châu Á, có thể sẽ tăng trưởng 6%, cao hơn mức 5,5% của năm 2014.


Cũng trong năm tới, lạm phát ở khu vực châu Á dự báo sẽ tăng lên 3,7% do chính phủ ở một nước điều chỉnh lượng nhiên liệu phụ cấp và giá điện. Giá tiêu dùng giảm thấp ở Indonesia cùng với căng thẳng chính trị ở Thái Lan dịu bớt có thể sẽ giúp khu vực Đông Nam Á tăng trưởng 5,4%, cao hơn so với mức tăng trưởng của năm 2014 là 5%.



Lời cuối của phi công MH370 :“Tạm biệt Malaysia 370”

Lời cuối của phi công MH370 :“Tạm biệt Malaysia 370”


Thay vì câu chào “Được rồi, chúc ngủ ngon” thoải mái nhẹ nhàng, là câu nói“Chúc ngủ ngon, Malaysia 370” (“Good night Malaysian three seven zero” ). Thay đổi về lời cuối cùng của chuyến bay mất tích được chính quyền Malaysia thông báo chậm tới 4 tuần.


Malaysia không nói rõ tại sao có sự sai lệch này hay lý do nó được đưa ra chậm 4 tuần.


Sự quản lý sai lệch, thiếu hiệu quả, cung cấp không đầy đủ hoặc sai lệch thông tin của Malaysia đã hứng chịu nhiều phê bình của quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Trong số 239 người trên khoang chuyến bay mất tích có 2/3 là người Trung Quốc.





Sau khi nói lời cuối cùng vài phút, hệ thống liên lạc của máy bay bị mất tín hiệu, và MH370 chuyển hướng. Máy bay ngang qua Malaysia và hướng về Ấn Độ Dương.

Các hoạt động tìm kiếm đa quốc gia đã tiến hành từ biển Đông tới eo Malacca rồi chuyển lên phía bắc dọc biên giới các nước nội địa. Hiện nay 9 tàu biển và 10 máy bay đang tìm ở nam Ấn Độ Dương, phía tây lục địa Australia nơi không có đảo và bờ biển gần nhất cách 2000km.





Đề xuất xây dựng hệ thống tòa án nhân dân 4 cấp

Đề xuất xây dựng hệ thống tòa án nhân dân 4 cấp


Tại phiên họp này, Báo cáo của Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (KSNDTC) cho biết, theo Chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến 2020, về hệ thống tổ chức và hoạt động của TAND và Viện KSND các cấp, trung tâm của 2 dự thảo Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức Viện KSND vẫn là việc xây dựng mô hình tổ chức hệ thống TAND thành 4 cấp, thay vì 3 cấp như hiện nay và không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.


Trong đó bao gồm TAND tối cao-Viện KSND tối cao, TAND cấp cao-Viện KSND cấp cao, TAND cấp tỉnh-Viện KSND cấp tỉnh, Toà án sơ thẩm nhân dân khu vực-Viện Kiểm sát sơ thẩm nhân dân khu vực. Kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương hoan nghênh và đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban cán sự Đảng TANDTC, Ban cán sự đảng Viện KSNDTC, Quân ủy Trung ương trong việc xây dựng các đề án, dự thảo luật.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, sớm hoàn thiện dự thảo Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức Viện KSND để trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 7 tới (tháng 5/2014).


Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đề nghị các cơ quan chuẩn bị các đề án, dự thảo luật tiếp thu đầy đủ ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo, bổ sung các lập luận có cơ sở khoa học và thực tiễn, nâng tầm các dự thảo luật. Bên cạnh đó, cần chỉnh lý các dự thảo này theo hướng mở, những vấn đề lớn cần trình 2 phương án, có lập luận khoa học và thuyết phục đối với mỗi phương án được lựa chọn. Những vấn đề mới phát sinh cũng cần quan tâm, nghiên cứu, cân nhắc kỹ trên cơ sở phù hợp với đường lối của Đảng và Hiến pháp năm 2013.




Bộ Công thương nhận trách nhiệm về xuất lậu khoáng sản

Bộ Công thương nhận trách nhiệm về xuất lậu khoáng sản

Trước chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương trước tình trạng khai thác và xuất khẩu lậu khoáng sản, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Việt Nam có nhiều loại kháng sản, nhưng khoáng sản có trữ lượng lớn không nhiều, chỉ ở một số địa bàn xa xôi, khó quản lý.


Những năm qua, khai thác và xuất khẩu lậu khoáng sản diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống bà con khu vực có mỏ khoáng sản, vì khai thác bừa bãi, không quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng, gây thất thu cho nhà nước và có thể gây thiếu nguyên liệu cho doanh nghiệp trong nước.


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chế biến, tiêu thụ, quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác... khoáng sản. Bộ đã phối hợp cùng bộ ngành liên quan để cùng chấn chỉnh tình trạng này.


Tháng 2/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/2012 có khẳng định coi khoáng sản là nguồn tài nguyên quý của đất nước, không được để thất thoát, xuất khẩu thô, buộc phải chế biến. Quá trình khai thác phải đi liền chế biến, nếu không có không cấp phép. Tuy nhiên, trừ than đá và dầu khí vẫn phải cho xuất khẩu lượng nhất định vì cơ sở chế biến trong nước chưa chế biến hết lượng khai thác được. Khi nào công suất nhà máy trong nước đủ chế biến sẽ không cho xuất khẩu thô nữa.


Còn về than đá, do tính chất địa chất, cơ cấu các mỏ than đá, có lượng than chất lượng rất cao đã được khai thác, nhưng trong nước chưa có nhu cầu sử dụng, trong khi giá trị lại rất cao. Do đó, Chính phủ đã cho phép xuất khẩu để lấy kinh phí phục các hoạt động khác.


Hiện Chính phủ đã chỉ đạo phải chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó đặc biệt là chấm dứt khai thác vàng. Do đó, tình hình quản lý khoáng sản tài nguyên nói chung, xuất lậu khoáng sản nói riêng hiện đã dần được khắc phục. Xuất khẩu qua chính ngạch và tiểu ngạch đã sụt giảm nhiều so với trước đây. Điều này đã được các địa phương báo cáo và khẳng định về hiệu quả, tác dụng của Nghị quyết 02/2012 của Chính phủ.


Tuy nhiên, có một số DN trước đây đã được cấp phép khai thác khoáng sản trước ngày ban hành Nghị quyết 02/2012 mà không được xuất khẩu nữa cũng đã không tiêu thụ được sản phẩm. Điều này khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người lao động bị ảnh hưởng... Do đó, giữa năm 2012, nhiều địa phương đã có văn bản báo cáo Chính phủ, cơ quan chức năng xem xét cho phép tiếp tục xuất khẩu khoáng sản đã khai thác trước ngày Nghị quyết 02/2012 có hiệu lực nhằm xuất nốt hàng tồn kho.


Qua thực tế xem xét, kiểm tra,... Chỉnh phủ đã đồng ý cho một số địa phương được phép cho xuất khẩu hàng tồn kho đó, nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, ưu tiên bán cho DN trong nước trước, nếu trong nước không có nhu cầu mới xuất khẩu. Hiện đã bước đầu tháo gỡ khó khăn.


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thẳng thắn thừa nhận, dù Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhưng vẫn chưa hạn chết được hoàn toàn tình hình xuất lậu khoáng sản tại một số địa phương.


“Tôi xin nhận trách nhiệm với tư cách cơ quan quản lý nhà nước, dù đã làm nhưng chưa triệt dể. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp các ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định để đến năm 2015 cơ bản không xảy ra xuất lậu khoáng sản” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói./.



Khoáng sản Hà Giang lên kế hoạch cổ tức tối thiểu 50% năm 2014

Khoáng sản Hà Giang lên kế hoạch cổ tức tối thiểu 50% năm 2014


Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang ( ) thông báo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2014 tổ chức ngày 30/3 vừa qua.


Theo nội dung nghị quyết, ĐHCĐ thông qua tỷ lệ trả cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt tỷ lệ 70% tức mỗi cổ phiếu của cổ đông hiện hữu được trả 7.000 đồng. Tổng số tiền chi trả cổ tức năm 2013 là 88,2 tỷ đồng.


Về kế hoạch năm 2014, công ty đặt mục tiêu là một trong những đơn vị dẫn đầu kinh doanh trong ngành khai thác và chế biến Antimon kim loại. Công ty lên kế hoạch 151,2 tỷ đồng doanh thu và 56 tỷ đồng LNTT. ĐHCĐ thông qua mức trả cổ tức tối thiểu là 50%.


Số lao động bình quân 2014 là 228 người với thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.




Than Hà Lầm: Lên kế hoạch 2014 giảm doanh thu và lợi nhuận, tăng lương nhân viên

Than Hà Lầm: Lên kế hoạch 2014 giảm doanh thu và lợi nhuận, tăng lương nhân viên

CTCP Than Hà Lầm (mã CK: HLC) công bố tài liệu cho cuộc ĐHCĐ tổ chức ngày 19/04 tới đây


Những khó khăn của năm 2013


Năm 2013, ngành than gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu và tiêu thụ than trong nước. Than khai thác phải giảm sản lượng, than xuất khẩu phải cạnh tranh gay gắt về giá trong khi giá nguyên, nhiên vật liệu đều tăng. Bên cạnh đó, điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty không thuận lợi như nhiều năm trước như đường lò đi xa, xuống sâu, thời tiết không thuận lợi, nguồn lực trong dây chuyền sản xuất chính còn thiếu.


Tháng 12/2013, công ty phát hành thành công cổ phiếu thưởng và chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 119,6 tỷ lên 232 tỷ. Nhờ vậy, công ty đã bảo toàn được vốn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo thanh toán các khoản nợ.


Theo đó, công ty đã sản xuất được 1,6 triệu tấn than, đào được 16.343 mét lò, tiêu thụ 1,5 triệu tấn than đem lại 1.858,2 tỷ doanh thu và 39,6 tỷ lợi nhuận. Lương bình quân của nhân viên công ty là 9,1 triệu đồng/tháng - bằng 97,7% kế hoạch.


Kế hoạch kinh doanh năm 2014


Đánh giá năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn, công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2014 với nhiều thận trọng:


- Than nguyên khai: 1,7 triệu tấn


Trong đó bao gồm 1,2 triệu tấn than hầm lò và 0,5 triệu tấn than lộ thiên.


- Bốc xúc đất đá: 5,8 triệu mét khối


- Tiêu thụ than: 1,6 triệu tấn


- Doanh thu than: 1.674,6 tỷ đồng - giảm gần 10% so với năm 2013


- Lợi nhuận định mức: 36,1 tỷ đồng - giảm 8,8% so với năm 2013


- Tiền lương kế hoạch: 9,3 triệu đồng/người - tăng 2% so với thực hiện năm trước.


Xét các điều kiện cụ thể của công ty, HĐQT trình đại hội thông qua kế hoạch cổ tức năm 2014 dự kiến là 8-10% vốn điều lệ.


Miễn nhiệm thành viên HĐQT


Ngày 08/10/2013, Hội đồng thành viên của Vinacomin đã ra quyết định miễn nhiệm ông Trương Ngọc Linh - Phó giám đốc công ty thôi là người đại diện của Vinacomin tham gia quản lý tại công ty, thôi ứng cử giữ chức ủy viên HĐQT của công ty và cử ông Doãn Văn Quang - trưởng ban tập đoàn, thành viên Ban quản lý vốn của Tập đoàn đầu tư tại các doanh nghiệp làm người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại công ty, thanm gia HĐQT và ứng cử chức vụ Chủ tịch HĐQT.


Vì vậy, ngày 26/10/2013, HĐQT Công ty họp phiên thứ 8. Tại phiên họp này, HĐQT đã ra Nghị quyết cho ông Trương Ngọc Linh thôi giữ chức vụ ủy viên HĐQT và bổ sung ông Doãn Văn Quang làm thành viên HĐQT. Đồng thời, bầu ông Doãn Văn Quang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty.


Trong đại hội lần này, HĐQT đề nghị Đại hội miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Trương Ngọc Linh và quyết định chấp thuận cho ông Doãn Văn Quang làm thành viên HĐQT thay thế.



"Con đẻ" của Bibica và Lotte được xây dựng thành nhãn hàng chủ lực

"Con đẻ" của Bibica và Lotte được xây dựng thành nhãn hàng chủ lực

Theo báo cáo thường niên của Bibica (BBC), công ty dự kiến xây dựng nhãn chủ lực với doanh thu trên trăm tỷ: Hura Layecake, Hura Swissroll, Hura Deli, Lotte Pie, Goody, Sumika, Trung thu. Sẽ không có gì đáng nói nếu như Lotte Pie không phải là sản phẩm hợp tác giữa Bibica và đối tác Lotte - mối quan hệ tốn nhiều giấy mực trong thời gian qua.

Báo cáo thường niên cũng cho biết năm vừa qua, công ty đã cải tiến chất lượng bánh Lotte Pie. Tuy nhiên, doanh số dòng sản phẩm Pie chưa đạt như kỳ vọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Lotte Pie do vậy vẫn gặp nhiều khó khăn.


Còn nhớ, trong công bố thông tin về những mâu thuẫn giữa Bibica và Lotte trước thềm ĐHCĐ thường niên 2013 lần 2, Bibica cho biết Lotte Pie, "con đẻ" của Bibica và Lotte có chất lượng không như mong muốn, và phía Bibica không nhận được sự hỗ trợ tương xứng từ phía Lotte cho việc marketing và bán sản phẩm này.


Trong báo cáo thường niên, Lotte đồng thời khẳng định hiện công ty chỉ có 3 nhóm sản phẩm được làm Marketing lớn, là Lotte Pie, Hura và Kẹo. Các dòng sản phẩm khác đều không đủ doanh số để tiến hành Marketing.


Ban kiểm soát công ty cũng đánh giá hoạt động của HĐQT năm 2013 chưa hiệu quả. Cả năm duy nhất chỉ có một biên bản ngày 3/8/2013 có liên quan tới hoạt động kinh doanh của Bibica.




Thủy sản số 4: Lợi nhuận giảm sâu sau kiểm toán

Thủy sản số 4: Lợi nhuận giảm sâu sau kiểm toán

Công ty cổ phần Thủy sản số 4 (TS4) công bố báo cáo kiểm toán năm 2013 với khá nhiều khoản mục chênh lệch đáng kể so với báo cáo công ty tự lập.

Theo đó, LNST báo cáo kiểm toán của TS4 chỉ còn gần 14 tỷ đồng, trong khi con số do công ty tự lập lên tới 25 tỷ đồng, chêch lệch 11,2 tỷ đồng.


Sai lệch đáng kể nhất là khoản mục doanh thu và giá vốn nội bộ mà TS4 "quên" loại trừ trong báo cáo tự lập.


Kiểm toán đã loại trừ doanh thu nội bộ 176,4 tỷ đồng và giá vốn nội bộ 162,7 tỷ đồng. Ngoài ra, kiểm toán còn ghi nhận thêm chi phí vận chuyển năm 2014 do công ty chưa ghi nhận 4,7 tỷ đồng. Những chênh lệch nói trên khiến lãi gộp sau kiểm toán của TS4 chỉ còn 139,7 tỷ đồng, giàm hơn 10 tỷ đồng so với trước kiểm toán.


Cộng thêm những chênh lệch khác trong ghi nhận chi phí, kết quả LNST của TS4 giảm 11 tỷ đồng như đã nói ở trên. Chi tiết chênh lệch kết quả kinh doanh TS4 như sau:


Thủy sản số 4: Lợi nhuận giảm sâu sau kiểm toán (1)




Như vậy, kết quả kinh doanh năm 2013 của TS4 thay vì tăng trưởng mạnh so với năm 2012 như báo cáo trước đó, trên thực tế giảm nhẹ hơn 1 tỷ đồng so với kết quả năm 2012.


ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND