Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

1857: Những cơn hoảng loạn lan ra toàn cầu

1857: Những cơn hoảng loạn lan ra toàn cầu


Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã trở thành một khái niệm quen thuộc, thậm chí gây nhiều sức ám ảnh. Hai cuộc khủng hoảng 1929 và 2008 có lẽ được nhắc đến nhiều nhất, nhưng trước đó thế giới đã có một bài học khác và cũng là bài học đầu tiên về sự lây lan như dịch bệnh của những cơn hoảng loạn. Điều đó diễn ra vào năm 1857 và nhân vật phản diện trong cuộc khủng hoảng này được The Economist lựa chọn là Edward Ludlow - một người chơi tất tay trong giới tài chính, như thường lệ ông chủ của một hãng bảo hiểm là người minh họa tiêu biểu nhất cho cái thực chất mà mọi công ty bảo hiểm kinh doanh - rủi ro.

Phần 4 của báo cáo mang tên "Lịch sử tài chính qua 5 cuộc khủng hoảng" được giới thiệu dưới đây sẽ cho độc giả biết về cuộc khủng hoảng quan trọng thứ 3 và cũng là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu tiên trên thế giới, diễn ra vào năm 1857.



gafin



Người chơi "tất tay" trong một nền tài chính bùng nổ



Đến giữa thế kỷ 19, thế giới đã bắt đầu quen với những cuộc khủng hoảng tài chính. Khi đó, nền tài chính của Anh dường như đang vận động theo quy luật "mỗi thập kỷ - một đổ vỡ". Khoảng 10 năm sau cuộc khủng hoảng 1825-1826, những hoảng loạn tiếp tục xảy ra vào năm 1837 và 1847. Tuy nhiên, sự sụp đổ 10 năm sau đó - diễn ra vào năm 1857, lại có vẻ nghiêm trọng hơn những gì đã xảy ra theo quy luật cứ 10 năm một cuộc khủng hoảng như trong ba thập kỷ trước đó. Và quả thật, lần này mọi thứ đã khác.


Cú sốc xuất phát từ vùng Trung tây sau đó lan ra khắp nước Mỹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến nhiều trung tâm tài chính khác: từ New York đến Liverpool, Glasgow và London. Kể từ đó, hàng loạt sự đổ vỡ tiếp theo diễn ra tại Paris, Hamburg, Copenhagen và Vienna. Những cuộc khủng hoảng tài chính đã không còn đơn thuần là xảy ra thường xuyên theo chu kỳ 10 năm một lần, mà giờ đây đã lan ra toàn cầu.










Gafin



Xét trên bề ngoài, Anh đã làm tốt trong những năm 1850. Giá trị xuất khẩu sang các quốc gia khác đạt sự bùng nổ và các nguồn lực tăng lên nhờ phát hiện ra những mỏ vàng tại Australia. Nhưng ẩn bên trong vẻ bề ngoài ấy, có hai sự thay đổi lớn đã diễn ra. Một bài báo của The Economist viết năm 1857 đã gọi sự sụp đổ của thị trường tài chính năm đó là "cuộc khủng hoảng khốc liệt hơn và rộng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trước đó".

Sự thay đổi lớn đầu tiên là một mạng lưới liên kết kinh tế mới đã được hình thành. Một mặt, trao đổi thương mại giảm xuống. Bởi trong năm 1857, Mỹ chịu thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến 25 triệu USD trong trao đổi thương mại với các đối tác chủ yếu là Anh và các nước thuộc địa của Anh. Người Mỹ đã mua nhiều hàng hóa hơn những gì họ bán ra, còn Anh thì mua các tài sản của Mỹ để cung cấp tiền cho những người Mỹ tiếp tục mua sắm, tương tự như mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay.


Cho đến giữa những năm 1850, Anh đã nắm giữ giá trị ước tính lên đến 80 triệu USD cổ phiếu và trái phiếu của Mỹ.


Trong số đó, các công ty đường sắt trở thành lựa chọn đầu tư phổ biến. Cổ phiếu của các công ty đường sắt tại Mỹ như Illinois Central, Philadelphia và Reading được nắm giữ chủ yếu bởi các nhà đầu tư đến từ nước Anh. Mặc dù thu nhập từ việc mua cổ phiếu không tương ứng với sự định giá của họ nhưng điều đó không quan trọng, bởi thực chất các nhà đầu tư Anh quốc đang đặt cược vào sự tăng trưởng trong tương lai của các công ty đường sắt Mỹ.










Gafin



Sự thay đổi lớn thứ hai chính là sự bùng nổ của những đổi mới trong ngành tài chính. Do các ngân hàng cổ phần lớn mạnh của Anh đã thâu tóm các đối thủ cạnh tranh cho nên, lượng tiền gửi nắm giữ đã tăng lên 400% trong khoảng thời gian 1847-1857. Với lượng tiền gửi khổng lồ tràn về, một loại hình cho vay mới đã ra đời, với tên gọi là "hãng chiết khấu" (discount house) và sau đó mọc lên như nấm ở London. Hãng chiết khấu bắt đầu hoạt động như trung gian tài chính, kết nối các nhà đầu tư với các hãng đang cần tiền mặt. Nhưng khi nền tài chính bắt đầu nở rộ ra thành các hãng chiết khấu với những biến thể khác nhau, họ lấy tiền của các nhà đầu tư với hứa hẹn rằng, số tiền đó có thể được thu hồi bất kỳ khi nào nhà đầu tư muốn và săn tìm các công ty đang cần tiền để cho vay. Trong ngắn hạn, họ chính là các ngân hàng, chỉ khác là không có tên tuổi.

Cạnh tranh luôn khốc liệt và các ngân hàng cổ phần phải trả cho người gửi tiền lãi suất không dưới 1% do Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) quy định. Cho nên, bất kỳ hãng chiết khấu nào trả cho nhà đầu tư lãi suất ít hơn 1% đều sẽ thất bại trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, vì BOE cũng là một người cho vay, nên có thể chiết khấu với những hóa đơn hấp dẫn nhất. Kể từ khi các hãng chiết khấu có thể huy động số tiền mặt với lãi suất về gần 0%, họ cũng cắt giảm toàn bộ lượng tiền dự trữ bởi luôn có thể vay từ BOE nếu người gửi muốn rút tiền hàng loạt. Do thường xuyên phải đối mặt với sức ép, các nhà đầu tư tài chính mới tại London đã phải cắt giảm số vốn đệm dự phòng (capital buffer) của mình.


Trong khi đó tại Mỹ, Edward Ludlow, nhà quản lý của công ty bảo hiểm Ohio Life đã bị cuốn vào cơn sốt của ngành đường sắt. Những tuyến đường sắt mới đã được xây dựng để nối các thành phố phía Đông với những thị trấn mới nổi khác. Có nhiều người cũng đầu tư, nhưng riêng Ludlow đã đặt cược 3 triệu USD, tương đương gần 60% trong số 4,8 triệu USD tổng giá trị tài sản của Ohio Life vào các công ty đường sắt. Ludlow đã một mình mang một phần tư vốn của công ty bảo hiểm để đầu tư vào tuyến đường sắt nối giữa Cleveland và Pittsburgh.

Cổ phiếu ngành đường sắt - Bong bóng dotcoms của thế kỷ 19











gafin



Nhưng không may, vào cuối mùa xuân năm 1857, cổ phiếu đường sắt bắt đầu mất giá. Ohio Life, do sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính và trong thời gian dài nên đã suy sụp nhanh hơn và phá sản vào ngày 24/8/1857. Nghiên cứu của Charles Calomiris đến từ Đại học Columbia và Larry Schweikart đến từ Dayton University đã chỉ ra rằng, vấn đề bắt đầu xảy ra từ các tuyến đường sắt phía Đông, kéo việc những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ngành đường sắt cũng lụi bại theo. Khi các ngân hàng bán tống bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ của họ, giá cổ phiếu ngành đường sắt lại càng giảm thêm nhanh chóng và thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần. Đến ngày 13/10/1857, cả Phố Wall đã bị gói chặt trong làn sóng yêu cầu rút tiền của người gửi. Còn các ngân hàng từ chối chuyển các khoản tiền gửi ra tiền mặt và hệ thống tài chính Mỹ đã sụp đổ.

Và các quân cờ domino tiếp tục đổ, các thành phố đầu tiên của Anh chịu ảnh hưởng là Glasgow và Liverpool. Các nhà mua bán đã từng giao dịch với các công ty của Mỹ bắt đầu phá sản vào tháng 10. Đó cũng là hệ quả của những liên kết tài chính quá trực tiếp.


Dennistoun, Cross và Co., - một ngân hàng của Mỹ có các chi nhánh tại Liverpool, Glasgow, New York và New Orleans, cũng sụp đổ vào ngày 7/11, kéo theo sau là Ngân hàng phương Tây Scotland (Western Bank of Scotland).


Tất cả những điều đó làm cho nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng hệ thống nơi mà các ngân hàng với 98 chi nhánh và đang nắm giữ 5 triệu bảng Anh tiền gửi. Trong cuộc "hoảng loạn dữ dội" như vậy, rất cần lấy lại sự bình tĩnh của đám đông.


Các hãng chiết khấu đã làm phóng đại vấn đề. Họ đã trở thành một nguồn tín dụng quan trọng cho các công ty. Nhưng các nhà đầu tư đã bắt đầu nghi ngờ về những bản cân đối kế toán của hãng chiết khấu. Và họ đã đúng: một hãng chiết khấu báo cáo đã dùng 10 nghìn bảng Anh tiền để để tài trợ cho những khoản vay rủi ro có giá trị gấp 90 lần, tức 900 nghìn bảng Anh. Một tỷ lệ đòn bẩy có thể đánh bại bất kỳ con số vượt mức nào trong thời đại ngày nay.


Vì các hãng chiết khấu sụp đổ nên các công ty cũng phá sản theo. Trong 3 tháng cuối cùng của năm 1857, có 135 ngân hàng phá sản, 42 triệu bảng Anh vốn đầu tư bốc hơi. Ảnh hưởng kinh tế sâu rộng và sợi dây liên kết tài chính khắp nơi của Anh đồng nghĩa với việc cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra hoảng loạn trên toàn châu Âu và lan ra khắp toàn cầu.

gafin



Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu tiên

Sự sụp đổ năm 1857 ghi dấu một điều đầu tiên khác được thừa nhận: mạng lưới an toàn do nền tài chính tạo ra có thể gây nên rất nhiều rủi ro vượt mức cho phép. Các hãng chiết khấu đã hoạt động một cách quá nguy hiểm khi chỉ giữ một số ít các tài sản lưu động và giữ tỷ lệ vốn đệm nhỏ do luôn biết chắc rằng, có thể vay từ BOE trong trường hợp khẩn cấp. Không chấp nhận điều này, BOE đã quyết định thay đổi chính sách vào năm 1858. Hãng chiết khấu không còn được vay mượn tùy tiện như trước, mà sẽ phải tự bảo đảm bằng những khoản tiền mặt dự trữ của chính mình, hơn là dựa vào NHTW như một bệ đỡ tài chính. Bước đi đó của BOE khiến cho cuộc khủng hoảng 1857 trở thành một ví dụ hiếm hoi về một chính phủ cố gắng giảm bớt sự hỗ trợ cho thị trường sau khi khủng hoảng xảy ra. Điều đó cũng cho thấy, cắt giảm trợ cấp cho những đối tượng chịu thiệt hại nặng nề cũng có thể là một cách ứng xử khác của chính phủ trong thời kỳ hậu khủng hoảng.



BOE dường như bị "ám ảnh" vào cái cách mà mình đã để cho các hãng chiết khấu dựa dẫm vào, nên phải vội vã bắt tay vào cải cách. Tuy nhiên, The Economist cho rằng, chính sách thắt chặt cho vay của BOE đã được sử dụng sai nguyên tắc: thay vì áp dụng chung cho tất cả, BOE đáng lẽ nên chia nhỏ và tiến hành trong từng trường hợp một. Cũng có những người khác nghĩ rằng, sau khủng hoảng một BOE đang thiếu sự tín nhiệm sẽ không bao giờ để cho một hãng chiết khấu lớn phải sụp đổ, nhưng họ đã nhầm. Năm 1866, Overend & Gurney - một hãng chiết khấu tên tuổi phải đứng trước yêu cầu rút tiền mặt khẩn cấp của rất nhiều người cho vay. Nhưng BOE đã từ chối giải cứu và để cho Overend & Gurney phá sản. Thực tế là một số nhà sử học cho rằng, sự thận trọng của các ngân hàng đã giúp cho nền tài chính tránh khỏi những rủi ro đạo đức. Và sau đó, nước Anh được tận hưởng 50 năm trong một nền tài chính yên bình.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND