Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Các hãng lớn "chùn chân" ở Nga

Các hãng lớn "chùn chân" ở Nga
Kinh tế Nga đang dần lộ rõ những "tổn thương" sau cuộc khủng hoảng Ukraine, cho dù phương Tây vẫn chưa áp đặt thêm lệnh trừng phạt tăng cường.

Trước những lo ngại về lệnh trừng phạt kinh tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã liên tục chảy khỏi Nga, thị trường chứng khoán sụt giảm, đồng Rúp yếu đi và khoản chi phí hỗ trợ kinh tế cho Crimea lớn đã thể hiện cái giá khá đắt cho quyết sách này của Tổng thống Nga Putin.


"Thậm chí nếu như các giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này được tìm ra, nó cũng không thể ngăn chặn khả năng Nga rơi vào khủng hoảng kinh tế trong nửa đầu năm nay", chuyên gia kinh tế từ Capital Economics, Neil Shearing nhận định.


Các nhà đầu tư đã bán tháo tài sản từ đầu năm đến nay sau khi Nga sáp nhập Crimea và tăng cường quân đội tại biên giới Ukraine khiến tình hình căng thẳng ngày càng leo thang. Điều này đã làm dấy lên lo ngại các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ đẩy kinh tế Nga vốn đang tăng trưởng với tốc độ chậm rơi vào suy thoái sâu.


Vào ngày hôm qua, Công ty sản xuất xe hơi của Pháp Renault cho biết công ty này đã tạm ngừng kế hoạch sản xuất xe tải hợp tác với Công ty sản xuất xe tải của Nga ZIL do sự sụt giá của đồng nội tệ Rúp có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.


Mặc dù việc sụt giá đồng nội tệ sẽ giúp các nhà sản xuất xe hơi trong nước tăng tính cạnh tranh so với các dòng xe nhập ngoại được bán với giá tính theo Euro, Yen hay USD, song nó cũng sẽ tác động tiêu cực tới niềm tin tiêu dùng và sụt giảm doanh thu của các nhà sản xuất xe hơi.


Trước đó, hãng xe hơi Đức là Volkswagen cũng cho biết, công việc kinh doanh của hãng tại Nga ở thời điểm này chưa bị ảnh hưởng song CEO Martin Winterkorn của công ty cho biết, ông đang giảm dần đánh giá tiềm năng phát triển tại thị trường này. Vị CEO này cũng cho biết ông sẽ theo dõi sát sao diễn biến của cuộc khủng hoảng cũng như kinh tế Nga để có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.


Các ngân hàng Nhật Bản đang dẫn đầu làn sóng rút khỏi các thương vụ làm ăn với Nga và trì hoãn cấp tín dụng trong bối cảnh phương Tây đe dọa áp thêm lệnh trừng phạt với quốc gia này.


Sự rút lui của các ngân hàng này cho thấy sự miễn cưỡng trong việc đồng ý cho vay hoặc giao dịch tài chính với khách hàng Nga, đồng thời dẫn đến việc số lượng trái phiếu Nga phát hành đang dần sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong đó, Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), hai trong số các ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, đã rút khỏi các kế hoạch làm ăn với Nga trong thời gian gần đây.


Số liệu thống kê mới đây cũng cho biết, các ngân hàng Nga trong đầu năm đã thu về 108 triệu USD trong các thương vụ ở Nga, chưa bằng 1/3 so với mức 325 triệu USD trong cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập từ việc cho các doanh nghiệp vay cũng giảm tới 88% xuống còn 13 triệu USD.


Vào Chủ nhật vừa qua, hai thành viên của Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Mỹ cho biết đây là thời điểm để áp lệnh trừng phạt lên các ngành công nghiệp của Nga.


Cho đến nay, Mỹ và châu Âu đã áp đặt một số lệnh trừng phạt lên Nga, bao gồm cấm thị thực và đóng băng tài sản của khoảng 30 quan chức có quan hệ thân thiết với ông Putin.


Trong tuần trước, Hội đồng Châu Âu cho biết có khả năng sẽ áp lệnh trừng phạt tăng cường đối với ngành công nghiệp năng lượng, tài chính và thương mại Nga. Tuy nhiên ngay sau đó đã nhận phải sự phản đối của các công ty hàng đầu châu Âu do các công ty này cho biết hoạt động kinh doanh của họ sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu châu Âu trừng phạt Nga.


Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Alexei Ulyukayev mới đây cũng cho biết, vốn đầu tư rút khỏi Nga trong quý I/2014 lên tới 50 tỷ USD theo thống kê của Ngân hàng trung ương và 63 tỷ USD theo số liệu từ Bộ Phát triển kinh tế.


Bộ trưởng Ulyukayev cho biết kinh tế nước Nga hiện nay đang rơi vào tình trạng đáng báo động và xấu nhất kể từ năm 2009 tới nay, thậm chí ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Dự kiến, dòng vốn đầu tư chảy khỏi Nga sẽ lên tới 100 tỷ USD.


GDP của Nga chỉ tăng trưởng 0,8% trong quý I/2014. Dự báo, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ giảm xuống còn 0,5% trong năm nay ngay cả khi các nước phương Tây không tăng cường lệnh trừng phạt. Bộ trưởng Ulyukayev cũng cho biết, đầu tư vào vốn cố định trong quý I cũng giảm 4,8%.


Bên cạnh đó, với doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm sút trong thời gian gần đây, khoản nợ công của Nga trong năm ngoái ước tính vượt xa con số 0,5% GDP đưa ra trước đó mà sẽ vào khoảng 2-3% GDP.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND