Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Ngành ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2014 thế nào?

Ngành ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2014 thế nào?

s

Với số vốn điều lệ “khổng lồ”, không mấy ngạc nhiên khi ba ông lớn thuộc khối ngân hàng TMCP nhà nước dẫn đầu trên bảng xếp hạng về chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank (mã CTG) dẫn đầu với 7.280 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế dự kiến năm 2014. Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV (mã BID) với chỉ tiêu kế hoạch là 6.000 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank (VCB) đứng ở vị trí thứ 3, đặt mục tiêu khiêm tốn hơn với 5.500 tỷ đồng lợi nhuận kế hoạch của năm nay.


s




Hai ngân hàng niêm yết khác là Ngân hàng TMCP Quân Đội (mã MBB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (mã STB) cũng đặt mục tiêu lần lượt là 3.100 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2014.

Một tên tuổi đáng chú ý năm nay là trường hợp của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank với mức lợi nhuận 1.890 tỷ đồng, vượt qua nhiều ngân hàng niêm yết khác như EIB, SHB hay ACB.


Ở cuối bảng, Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank (mã NVB) chỉ đặt lợi nhuận khiêm tốn ở mức 96 tỷ đồng.


s




Xét về tỷ trọng đóng góp trong bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng, CTG đóng góp nhiều nhất với 19,82% lợi nhuận. BID và VCB đóng góp lần lượt là 16,34% và 14,98%. Trong khi đó 23 ngân hàng còn lại chỉ đóng góp 48,86% vào tổng lợi nhuận của ngành.

Ai có mức tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất?


Ngân hàng TMCP Phương Nam – Southern Bank là một cái tên gây sự chú ý trong năm 2014 bởi kế hoạch sáp nhập vào Sacombank. Tuy nhiên, Southern Bank còn gây sự ngạc nhiên hơn khi đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 là 360 tỷ đồng, tăng 1900% so với thực hiện năm 2013. Được biết, năm 2013, Ngân hàng chỉ đạt gần 18 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch ban đầu là 560 tỷ đồng. Như vậy, trong năm qua, Southern Bank chỉ hoàn thành được 3,21% chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra.


s


Nếu loại trừ Southern Bank với mức lợi nhuận kế hoạch “khó khả thi”, thì Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – PGBank với mức tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch năm 2014 là 383,35%. Được biết, ngân hàng này đã đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay là 250,119 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 51,747 tỷ đồng thực hiện năm 2013.

Không chịu kém phần, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank cũng đặt mục tiêu tăng trưởng 360,71% khi đề ra kế hoạch 129 tỷ đồng lợi nhuận năm 2014 (năm 2013 là 28 tỷ đồng). Việc lợi nhuận kế hoạch tăng có thể được lý giải là ngân hàng này đã thực hiện tái cấu trúc thành công sau thương vụ sáp nhập đình đám của năm ngoái.


Ngoài ra, một số tên tuổi ít gây chú ý như Navibank (mã NVB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABB), Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) lại đặt kế hoạch tăng trưởng nóng với mức tăng trưởng trên 100%.


Trong số những cái tên tăng trưởng mạnh năm 2014, chỉ thấy một ngân hàng niêm yết duy nhất là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (mã EIB). Năm 2014, EIB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 1.800 tỷ đồng, tăng 117,43% so với con số thực hiện năm 2013 là 827,868 tỷ đồng.


s




Ở chiều ngược lại, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Maritime Bank (MSB) đặt mục tiêu khiêm tốn là 411,235 tỷ đồng, giảm tới 35,56% so với con số thực hiện là 248,275 tỷ đồng của năm 2013.

Vietinbank cũng đặt mục tiêu giảm 6,07% lợi nhuận, trong khi Vietcombank đặt mục tiêu giảm 4,25%.


Nhìn chung, tổng mức lợi nhuận trước thuế dự kiến năm 2014 của 26 ngân hàng sẽ tăng khoảng 5,18% so với năm 2013.



Năm 2014 có phải điểm sáng của ngành ngân hàng?


Năm 2014, trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng là 12%-14% và bảo đảm hoạt động của hệ thống theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ các NHTM mở rộng tín dụng có hiệu quả, tác động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên; đồng thời, chỉ đạo các NHTM tích cực triển khai các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.


Tuy nhiên, khi năm 2014 đã đi hết 1/4 quãng đường, nhiều dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của các ngân hàng vẫn chưa cải thiện. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập lớn nhất của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng vẫn còn rất khó khăn, tăng trưởng dư nợ âm. Theo NHNN, tính đến 13/3/2014, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn -1,5%, nhưng nếu tính từ đầu tháng 3, thì đã bắt đầu có tăng trưởng nhẹ với khoảng 0,12%.


e




Hơn nữa, do diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, nên trong năm 2014, nợ xấu sẽ vẫn tiếp tục làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành ngân hàng.

Mặc dù NHNN đã phải ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02, với những yêu cầu “giảm nhẹ” hơn về phân loại nợ xấu... Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, NHNN cũng đã chính thức cắt giảm lãi suất tái cấp vốn từ 7% xuống còn 6,5% và hạ trần lãi suất huy động từ 7% xuống 6% từ ngày 18/3/2014. Tuy nhiên, theo nhận định của Ngân hàng HSBC, hành động này cũng không giúp tăng trưởng. Nguyên nhân là do lãi suất đã được đưa về khung hợp lý và tiền đồng đang trong tình trạng dư thừa. “Vấn đề chính yếu của Việt Nam là nợ xấu, mà phần lớn chúng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo”. Vì thế, HSBC khuyến cáo, trong thời gian ngắn tới, NHNN không nên tiếp tục cắt giảm lãi suất, mà tập trung vào các biện pháp quản trị, tạo sự lành mạnh của thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM.


Theo chuyên gia của VCBS, cùng với kì vọng nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2014, hoạt động tín dụng được dự báo sẽ khả quan hơn và mục tiêu tăng trưởng cho vay 12-14% mà NHNN đặt ra là khả thi. Với dự báo lạm phát 5,5%-6% cho năm 2014, mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục được duy trì ổn định quanh mức của nửa cuối năm 2013.


Tuy nhiên, VCBS cho rằng trong năm 2014 ngành ngân hàng sẽ cải thiện nhẹ so với năm 2013 nhưng khó có đột phá do triển vọng lợi nhuận sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nợ xấu, NIM suy giảm, và phần trích lập cho khoản nợ xấu 35.000 tỷ đồng đã bán cho VAMC trong năm.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND