Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

ADB, JICA “bắt bệnh” các dự án giao thông của Việt Nam

ADB, JICA “bắt bệnh” các dự án giao thông của Việt Nam

Đó là một trong những đánh giá đáng chú ý của các đại diện đến từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải Việt Nam về việc kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án giao thông do ADB và JICA tài trợ, vừa kết thúc chiều muộn 21/5.


Theo đó, thống kê và đánh giá của JICA Nhật Bản cho thấy, hiện có 20 dự án của JICA thuộc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam quản lý với tổng số vốn vay cam kết hơn 620,7 triệu Yên.


Tính đến hết 31/3/214, tổng giá trị hợp đồng đã thông qua hơn 393,2 triệu Yên (đạt khoảng 63%); Lũy kế vốn vay giải ngân xấp xỉ 50%, còn lại số chưa giải ngân là 50%.Năm tài khóa 2013, các dự án giao thông do Bộ Giao thông vận tải Việt Nam quản lý chiếm 60% tổng các dự án JICA tại Việt Nam, trong đó, giải ngân thực tế là 81,2 triệu Yên, đạt 59% kế hoạch.


Dự kiến, năm tài khóa 2014 (tính từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) sẽ giải ngân khoảng hơn 109,6 triệu Yên, chiếm 51,43% tổng các dự án JICA tại Việt Nam.Đối với dự án giao thông của ADB đầu tư tại Việt Nam, có 12 lượt dự án, tổng giá trị các khoản vay đã cam kết là 3,56 tỷ USD.


Trong đó, tổng giá trị các hợp đồng đã ký đạt 45%; giá trị giải ngân lũy kế 28%. Các chuyên gia tham dự buổi làm việc nhận định rằng, tiến độ thực hiện các dự án giao thông ADB chậm, tỷ lệ giải ngân thấp; nguyên nhân do thiếu vốn đối ứng; chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, trong đấu thầu.


Bên cạnh đó, các vấn đề về quản lý hợp đồng, kế hoạch vốn giao hàng năm, thanh toán hợp đồng,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.Cũng tại buổi làm việc, đại diện các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện 14 dự án JICA và ADB tại Việt Nam.


Gồm, dự án cầu Nhật Tân, đường Nội Bài - Nhật Tân; dự án xây dựng 44 cầu; Yên Viên - Lào Cai, Vành đai 3, Quốc lộ 3 mới, cảng Lạch Huyện, cầu yếu TSL II;Dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hành lang ven biển phía Nam; Kết nối giao thông đồng bằng sông Mê Kông, hành lang GMS thứ hai phía Bắc).


Đồng thời, các chủ đầu tư dự án cũng đã giải trình và kiến nghị giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án này.Trên cơ sở nhận định của đại diện JICA và ADB, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, cho biết: Bộ Giao thông vận tải Việt Nam sẽ yêu cầu các chủ đầu tư có giải pháp xử lý cụ thể đối với từng dự án.


Đồng thời, bộ yêu cầu các bên tham gia phải tổng hợp thông tin kịp thời để bộ gửi văn bản tới các bộ, ngành có liên quan để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc với những vấn đề chung có thẩm quyền cao hơn.Đặc biệt, trong việc giải quyết những vướng mắc liên quan đến vấn đề bố trí nguồn vốn và giải ngân dự án.


Thứ trưởng Đông cũng đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải có phản hồi và đề xuất hướng giải quyết cụ thể về những nhận định của ADB, JICA đã nêu ra nhằm đảm bảo thực hiện các dự án đúng tiến độ và yêu cầu về chất lượng.



5 nguyên nhân biến động tỷ giá

5 nguyên nhân biến động tỷ giá
Tối 21/5, sau khi tham dự hội nghị về hoạt động của các ngân hàng nước ngoại tại Việt Nam với Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, kinh doanh vốn và ngoại hối của ngân hàng HSBC Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với VnEconomy về diễn biến của tỷ giá USD/VND những ngày gần đây.

Dữ liệu thống kê cho thấy, tỷ giá USD/VND đang có những biến động đáng chú ý nhất kể từ đầu năm, nhưng mức độ rất nhỏ so với những kỳ căng thẳng trước đây. Giá USD của các ngân hàng thương mại vẫn nằm sâu dưới mức trần biên độ; giá USD trên thị trường tự do cũng thấp hơn rất nhiều so với mức 21.700 - 21.800 VND đợt biến động hơn một năm về trước.


Song, đó cũng là thử thách đầu tiên đối với mục tiêu và cam kết giữ ổn định tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ đầu năm.


Là người trong cuộc và nhiều năm sống cùng với biến động tỷ giá, ông Phạm Hồng Hải đưa ra những nhận định đáng chú ý khi trao đổi với VnEconomy.


5 nguyên nhân biến động


Kể từ đầu tháng 5 đến nay, tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, đi cùng là những sự cố ngoài mong muốn liên quan đến một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại một số khu công nghiệp. Đây được cho là một điểm khởi đầu của biến động tỷ giá USD/VND vừa diễn ra. Nhưng trước khi có những sự cố ngoài mong muốn đó thì tỷ giá trên thị trường tự do cũng đã có hơi hướng nóng lên. Ông nhìn nhận thế nào về diễn biến này?


Đúng là trước khi có sự cố tại một số khu công nghiệp tỷ giá USD/VND cũng đã có một số biến động. Có nhiều nguyên nhân.


Thứ nhất, căng thẳng ở biển Đông tạo nên tâm lý bất ổn trên thị trường.


Thứ hai, khi tỷ giá rất ổn định trước đó, nhiều ngân hàng sử dụng trạng thái âm ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Họ kỳ vọng và tin tưởng tỷ giá sẽ không biến động nhiều. Nhưng khi có thay đổi tâm lý trên thị trường, các ngân hàng phải đóng trạng thái lại, tạo nên áp lực nhất định.


Thứ ba, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng kỳ vọng tỷ giá không nhiều biến động nên bán kỳ hạn, bán trước mặc dù doanh thu chưa về. Việc bán này là tốt cho họ, giúp họ hưởng thêm phần chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Khi có biến động, họ cũng đóng lại các hợp đồng trước hạn. Khi đóng như vậy thì ngân hàng phải làm ở chiều ngược lại, đi ra thị trường để mua ngoại tệ.


Thứ tư, bản thân khi nhìn vào trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay, ẩn trong đó là sản phẩm mà họ đã chào khoảng hai năm trở lại đây: cho vay VND với lãi suất USD. Các ngân hàng phải làm âm trạng thái, dùng VND chuyển đổi được để cho vay.


Có hai trạng thái, trạng thái chuyển đổi USD để lấy VND cho vay, trạng thái mua bán ngoại tệ. Khi nhìn tổng trạng thái của các ngân hàng thì thấy vẫn cân bằng, nhưng ở trạng thái chuyển đổi để lấy VND thì nó đã âm đáng kể, ngân hàng giữ một trạng thái dương cho danh mục kinh doanh ngoại tệ. Nhìn tổng thể thì khá cân bằng, nhưng khi phải đóng trạng thái chuyển đổi thì cũng ảnh hưởng nhất định đến thị trường.


Cuối cùng, có thể vẫn quay lại yếu tố đầu tiên. Với tình hình biển Đông, mọi người chưa nhìn thấy giải pháp cụ thể. Còn một số sự cố ngoài mong muốn thì việc xử lý và thích ứng khá là nhanh. Ngay cuối tuần vừa rồi Chính phủ đã đưa ra thông điệp và biện pháp xử lý nhanh. Tình hình cũng sớm ổn định trở lại, các doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất kinh doanh từ đầu tuần này.


Nhưng mà sự căng thẳng trên biển Đông vẫn còn, vẫn tạo sự lo lắng nhất định, vẫn chưa lường tính được hết ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhất là với thị trường Trung Quốc.



Có lên có xuống cũng là cái tốt


Như vậy có thể xem căng thẳng trên biển Đông là một yếu tố đáng chú ý. Bởi vì thời gian qua thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND rất ổn định, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra cam kết giữ ổn định cũng như khẳng định được niềm tin trên thị trường hơn hai năm qua… Vậy theo ông, những biến động của tỷ giá USD/VND hiện nay đã phản ánh hết tác động của yếu tố trên chưa?


Thực ra, nếu nhìn vào cái gốc cung - cầu ngoại tệ thì không có lo. Bởi vì cái cầu nội địa vẫn yếu, từ đầu năm đến nay mình vẫn thặng dư xuất nhập khẩu, thêm nữa dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước rất cao với hơn 35 tỷ USD. Bản thân Ngân hàng Nhà nước muốn can thiệp vào thì không có khó.


Còn nói biến động tỷ giá do yếu tố tâm lý, ảnh hưởng từ căng thẳng trên biển Đông, thực tế thì nếu để tỷ giá vượt qua một ngưỡng tâm lý nào đó, ví dụ như trên thị trường liên ngân hàng đang giao dịch khoảng 21.145 - 21.150 VND mà sau đó đụng trần 21.246 VND và thanh khoản thị trường khó, không mua được ở giá trần, thì nó sẽ đẩy lên một mức mới.


Theo quan điểm của tôi, hiện nay nhiều người hơi quá lo ngại. Nếu nhìn về phần trăm biến động thì không lớn, chỉ khoảng 0,25% gì đó thôi. Mà cũng một phần do mọi người quá quen với trạng thái không nhiều biến động trong thời gian qua rồi, nên lo lắng.


Nhưng, với thị trường, tỷ giá có biến động lên xuống cũng là cái tốt. Điều đó giúp cho một người nào đó tránh việc đầu cơ quá thiên về một hướng. Hay tỷ giá quá ổn định suốt thời gian dài có thể khiến các doanh nghiệp chủ quan. Khi có biến động ở mức độ nhất định, nó là tín hiệu của thị trường lưu ý anh vẫn phải quản trị rủi ro.


Tôi vẫn nhìn nhận rằng, với tiềm lực hiện nay Ngân hàng Nhà nước can thiệp không khó. Có lẽ Ngân hàng Nhà nước cũng có ý xem thực tế thị trường có quá căng thẳng hay không trước khi can thiệp. Bởi vì nếu can thiệp ngay thì người ta lại có thể suy tính có cái gì đó nghiêm trọng hơn nên mới phải can thiệp gấp như vậy.


Trong biến động vừa qua, làm việc hàng ngày ông có thấy giao dịch của khách hàng có gì đó khác thường không?


Tôi thấy cung - cầu ngoại tệ trên thị trường không thay đổi nhiều. Cũng có chút ảnh hưởng nhỏ ở những doanh nghiệp mà tuần trước có lộn xộn ở một số khu công nghiệp. Vì ở đó đa phần là các nhà xuất khẩu, nên họ có nguồn ngoại tệ về bị gián đoạn vài ngày. Nhưng nhìn chung không có nhiều khác biệt so với trước, và từ tuần này các doanh nghiệp đó đã bắt đầu hoạt động trở lại. Chúng tôi dự đoán tình hình thực tế cung - cầu không nhiều thay đổi.


Cái có khả năng có thể thay đổi là mọi người tính tới một số phương án dự phòng. Ví dụ một số doanh nghiệp sẽ nói là, trước đây tôi nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ Trung Quốc chiếm hơn 50%, giờ phải tính phương án nếu nguồn cung bị gián đoạn thì nguồn cung dự phòng ở đâu. Nhiều doanh nghiệp đang phải tính phương án này.


Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng


Trong biến động này không loại trừ có yếu tố đầu cơ. Ông dự tính thế nào về khả năng rủi ro đối với hoạt động đầu cơ đó vào lúc này?


Nếu đợt biến động này cộng thêm nhu cầu thị trường mạnh lên thì hãy lo. Lúc đó không chỉ xử lý vấn đề tâm lý mà còn phải đáp ứng cầu trên thị trường. Nhưng nếu chỉ là yếu tố tâm lý thì việc giải quyết áp lực trên thị trường không có khó, đặc biệt là nếu nhìn vào những nguồn lực của Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Những nguồn lực đó tạo niềm tin rất lớn cho thị trường.


Theo như tôi biết, hai tuần vừa rồi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thực sự can thiệp trực tiếp nhưng thị trường cũng không biến động nhiều.


Như câu hỏi trên, có hai điểm được chú ý trong đợt biến động này: một là mức độ rủi ro đối với nhà đầu tư, nhà đầu cơ theo đuổi con sóng này; hai là niềm tin của thị trường đối với Ngân hàng Nhà nước, hay niềm tin về cam kết giữ ổn định trong năm nay liệu có bị lung lay hay không. Ông nhìn nhận như thế nào?


Ngân hàng Nhà nước đã cam kết giữ ổn định tỷ giá USD/VND với biến động trong khoảng 1% trong năm nay. Tôi hoàn toàn tin tưởng mức dao động này sẽ được giữ cho đến cuối năm, thậm chí là nhiều khi cũng không cần phải dùng hết mức 1% đó trừ khi nhà điều hành muốn điều chỉnh để tăng tính cạnh tranh cho xuất khẩu. Nó mang tính chủ quan của mình hơn là do áp lực của thị trường và cung - cầu.


Nhưng cũng có một yếu tố nữa cũng phải lưu ý tới là thị trường vàng, vì nó có ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ tự do. Nếu để chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới quá lớn thì nó tạo nên tâm lý không tốt trong dân cư.


Bây giờ, tạm đặt yếu tố tác động từ căng thẳng ở biển Đông sang một bên, chỉ đơn thuần là chính sách điều hành tỷ giá gắn với các yêu cầu cân đối vĩ mô của Việt Nam, theo ông chính sách tỷ giá hiện có ổn không?


Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng trong chính sách ngoại hối và tiền tệ nói chung thời gian gần đây. Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ với ngoại hối rất nhuần nhuyễn, trơn tru trong khoảng hai năm qua.


Mọi người nhìn lại, khi nào thị trường có biến động, áp lực về ngoại hối, thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước sẽ rút bớt thanh khoản tiền đồng trên thị trường ra để giảm áp lực, hoặc ngược lại… Trong bối cảnh hiện nay là hợp lý, phù hợp với mục tiêu mình muốn tăng dự trữ ngoại hối lên, và vì có tỷ giá ổn định nên tạo được niềm tin vào VND rồi dùng cái đó làm cơ sở để kéo lãi suất xuống.


Còn nếu đi ngược lại bài toán đó, như ý kiến của một số chuyên gia là phá giá VND mạnh để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng nếu nhìn vào cái lợi thì chưa chắc mình tính toán được trực tiếp lợi cho xuất khẩu bao nhiêu, mà nhiều khi cái hại sẽ lớn hơn, chi phí điều chỉnh tỷ giá, mặt bằng lãi suất, niềm tin vào tiền đồng…


Và rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi họ nhìn vào Việt Nam họ thấy một điểm sáng trong 2013 và 2014 là ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tỷ giá. Nếu không còn những điểm sáng đó nữa thì họ sẽ xem xét lại việc đầu tư vào Việt Nam.


VND vẫn hấp dẫn hơn


Trong đợt biến động này, một số bạn bè, người thân có hỏi tôi là nên phản ứng thế nào. Nếu là tôi, ông sẽ trả lời họ như thế nào, hay là một khuyến nghị?


Khá đơn giản thôi. Nếu nhìn vào và song sánh việc có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, nhìn vào phần chênh lệch giữa lãi suất VND so với USD hiện nay so với khả năng biến động tỷ giá thì VND vẫn hấp dẫn hơn.


Tất nhiên một số người muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, một ít bằng vàng, bất động sản, ngoại tệ, VND…, nhưng nhìn từ trong quá khứ từ trước đến giờ, so sánh thuần túy giữa gửi tiết kiệm VND với USD thông thường gửi VND vẫn có lợi hơn, ngay cả trong những năm tỷ giá biến động mạnh. Vì thông thường Ngân hàng Nhà nước vẫn muốn duy trì một mức chênh lệch lãi suất VND so với USD cao hơn khả năng biến động tỷ giá để tạo sự hấp dẫn cho gửi VND.



[Trực tiếp] Xét xử bầu Kiên sáng 22/5: Đại diện của Ngân hàng nhà nước đã có mặt

[Trực tiếp] Xét xử bầu Kiên sáng 22/5: Đại diện của Ngân hàng nhà nước đã có mặt

Ngày 22/5/2014, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và đồng phạm đã bước sang ngày thứ 3.

Hôm nay, đại diện của Ngân hàng nhà nước đã có mặt.


Trước khi phiên tòa bắt đầu, ông Kiên rất vui vẻ, tự tin, thảo luận với luật sư và trò chuyện với các chiến sỹ công an.


Xem thêm


Xét xử bầu Kiên chiều 21/5





Đã mắt cùng xu hướng bikini Hè 2014

Đã mắt cùng xu hướng bikini Hè 2014


1. Đồ bơi kiểu băng-đô


Bikini kiểu băng-đô (tiếng Pháp: "bandeau" là dải băng bịt tóc) luôn hấp dẫn phái đẹp nhờ tính chất mát mẻ và bắt mắt. Kiểu áo bơi này để lộ vai trần và chỉ có một mảnh ngang người ôm lấy khuôn ngực. Mảnh trên thường được tạo điểm nhấn ở chính giữa bằng nơ hoặc các chi tiết đá hoặc kim loại trong khi mảnh dưới không bị bó buộc về màu sắc.


Andrés Sardá

Andrés Sardá

Melissa Odabash

Melissa Odabash


Sauvage



Victoria's Secret

Victoria's Secret


2. Cut-out gợi cảm


Bikini với những đường cut-out gợi cảm hứa hẹn sẽ tràn ngập bãi biển mùa hè năm nay. Những đường cắt phóng khoáng, táo bạo luôn làm nền cho đường cong cơ thể và mang đến cho người mặc cảm giác thon thả, quyến rũ. Kiểu dáng cut-out nửa kín nửa hở hẳn sẽ làm vừa lòng các cô nàng cá tính, sành điệu.


La Perla

La Perla

Mara Hoffman

Mara Hoffman



Moeva

Sav

Sauvage

Victoria's Secret

Victoria's Secret


3. Cạp cao


Mặc dù thịnh hành từ những năm 1950, bikini cạp cao vẫn có sức hút mạnh mẽđến tận ngày nay. Một cô gái yêu sự thanh lịch ngay cả trên bãi biển sẽ khó lòng từ chối kiểu đồ bơi cổ điển này. Ưu điểm của nó là tôn đường cong cơ thể, khéo léo che khuyết điểm ở vòng eo và giúp cho đôi chân trông dài miên man.


Lee and Lani

Shan

Shan

Wolford

Wolford

Tori Praver

Tori Praver

Seafolly

Seafolly


4. Dáng coocxê


Dù là trên thảm đỏ hay trên bãi biển thì kiểu áo này vẫn đồng hành cùng phụ nữ trong nhiều thế kỉ. Coocxê (tiếng Pháp: "corset") làm nổi bật đường cong và khoe vòng một căng tràn sức sống. Đó là lý do các fashionista khó có thể cưỡng lại xu hướng này trong mùa hè 2014.


Parah

Parah

Andrés Sardá

Andrés Sardá

Lei and Lani

Lee and Lani

Shan

Shan

Wolford

Wolford


5. Cảm hứnghoang dã


Cây cỏ và muông thú hình như chưa bao giờ ngừng mang lại cảm hứng cho các nhà thiết kế. Đồ bơi năm nay ngập tràn các chi tiết vằn vện và loang lổ của những mảng màu đối lập đan xen.


Melissa Odabash

Melissa Odabash

Sauvage

Sauvage

Shan

Shan

Toxic Sadie

Toxic Sadie

Andrés Sardá

Andrés Sardá




Giá vàng giảm tiếp 120 nghìn đồng/lượng đầu giờ sáng

Giá vàng giảm tiếp 120 nghìn đồng/lượng đầu giờ sáng

Lúc 8h29’ sáng nay 22/5, giá vàng SJC ại TPHCM giao dịch ở 36,3 – 36,5 triệu đồng/lượng, tương ứng giảm 120 nghìn đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều hôm qua.

SJ




Giá vàng tiếp tục đà giảm sau những cam kết sẵn sàng can thiệp nhằm ổn định thị trường vàng và tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh giá vàng biến động mạnh do yếu tố tâm lý lo ngại căng thẳng ở Biển Đông. So với mức đỉnh 37,5 triệu đồng/lượng thiết lập trong tuần này, hiện giá vàng đã giảm 1 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng có xu hướng giảm. Hiện giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.291 USD/lượng. Như vậy, nếu tính theo tỷ giá hiện tại của Vietcombank là 21.180 đồng/USD và không gồm thuế, phí, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là xấp xỉ 2,93 triệu đồng/lượng.




Giá cà phê Tây Nguyên lại giảm mạnh về 39,2 triệu đồng/tấn

Giá cà phê Tây Nguyên lại giảm mạnh về 39,2 triệu đồng/tấn


Giá Robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB giảm 24 USD xuống 1.942 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm theo đà giảm của giá Robusta và Arabica thế giới.


Trên sàn Liffe tại London, giá cà phê Robusta phiên giao dịch vừa qua tiếp tục giảm nhưng mức độ giảm lớn hơn nhiều phiên trước. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 7, giá giảm 24 USD, tương đương 1,18%, xuống 2.012 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 9, giá giảm 25 USD, tương đương 1,22%, xuống 2.049 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 1,2%.


Trên sàn ICE tại NewYork, giá Arabica các kỳ hạn đồng loạt giảm sâu trở lại. Cụ thể kỳ hạn giao tháng 7, giá giảm 4,3 cent/pound, tương đương 2,3% xuống 181,4 cent/pound. Kỳ hạn giao tháng 9 giá giảm 2,26% xuống 183,7 cent/pound. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 2%.


Giá Arabica giảm mạnh trở lại, lượng giao dịch yếu. Tại bang Santos của Brazil, hoạt động giao dịch khá trầm lắng khi mà giá dễ thay đổi và sự không chắc chắn về thiệt hại của vụ thu hoạch của đợt hạn hán hồi đầu năm tác động đến sản lượng năm nay. Brazil sẽ bước vào cao điểm thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8. Dự báo sản lượng vụ này vẫn còn thay đổi và giá kỳ hạn đã tăng giảm tới 10%/ngày do sự không chắc chắn này.


Hiện nay, Brazil vẫn xuất khẩu từ 2,5-3,3 triệu bao cà phê mỗi tháng và nhu cầu xuất khẩu dự kiến sẽ làm giảm mạnh hàng tồn kho và giá hỗ trợ.




Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 22/5

Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 22/5
Giá gạo thế giới ngày 22/5

Nguồn: Oryza



Bangladesh tăng nhập khẩu gạo do giá trong nước cao

Kim ngạch nhập khẩu gạo của Bangladesh đã tăng lên khoảng 229,59 triệu USD trong 9 tháng đầu năm tài chính 2013-2014 (7/2013-6/2014), tăng gần 14 lần từ khoảng 15,81 triệu USD cùng kỳ, theo một báo cáo của Ngân hàng Bangladesh (BB) .


Theo số liệu từ Bộ Thực phẩm, tính đến ngày 19/5/2014, Bangladesh nhập khẩu khoảng 374.560 tấn gạo, trong đó khoảng 371.500 tấn được nhập khẩu bởi khu vực tư nhân và chỉ có 3.060 tấn được nhập khẩu bởi chính phủ. Bangladesh nhập khẩu 28.930 tấn gạo trong năm tài chính 2012-2013 (25.270 tấn do khu vực tư nhân và 3.660 tấn của chính phủ ) .


Một quan chức BB cho biết, giá gạo toàn cầu giảm, sự gia tăng giá cả trong nước và đồng Taka của Bangladesh tăng giá so với đồng USD là lý do khiến giá trị nhập khẩu gạo tăng.


Báo cáo của BB lưu ý rằng giá bán lẻ các loại gạo thô tại Bangladesh đứng ở mức 38-40 taka/kg (khoảng 483-508 USD/tấn), trong khi giá quốc tế trung bình là khoảng 393 USD/tấn, đã khuyến khích việc nhập khẩu gạo.


Dựa vào số L/C đã mở, BB chính thức cho rằng giá trị nhập khẩu gạo dự kiến ​​sẽ tăng hơn nữa trong 3 tháng cuối của năm tài chính. Các dữ liệu BB cho thấy L/C mở cho gạo trong 9 tháng đầu năm tài chính 2013-2014 tăng lên 287,22 triệu USD, tăng khoảng 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái.


USDA ước tính Bangladesh sẽ sản xuất khoảng 34,59 triệu tấn gạo trong năm 2013-2014 (5/2013 - 4/2014), tăng khoảng 2% so với năm trước. Ước tính nhập khẩu của Bangladesh sẽ tăng lên khoảng 400.000 tấn trong năm 2014, gần 12 lần so với năm 2013.


Bộ Tài chính Thái Lan ước tính thiệt hại từ Đề án trợ cấp gạo là 15 tỷ USD


Bộ Tài chính Thái Lan đã ước tính thiệt hại từ các chương trình trợ cấp gạo vào khoảng 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD), kể từ khi bắt đầu thực hiện. GDP hàng năm của Thái Lan đạt khoảng 365 tỷ USD.


Nguồn tin cho biết ước tính của Bộ Tài chính cao hơn so với con số 466 tỷ baht (khoảng 14,3 tỷ USD) ước tính của Ngân hàng của Thái Lan .


Nông dân bắt đầu tham gia chương trình từ vụ chính năm 2011-2012 (10/2011-2/2013) đến vụ chính 2013-2014. Chính phủ đã trả 15.000 baht ( khoảng 460USD)/tấn, cao hơn giá thị trường 40-50%, cho nông dân theo chương trình này.


Kể từ khi chính phủ bị giải thể tháng 12 năm 2013, chương trình này bắt đầu gặp phải vấn đề khi không còn đủ quỹ để chi trả cho nông dân. Chương trình kết thúc tháng 2/2014 sau khi không được gia hạn. Chính phủ vẫn phải trả khoảng 82 tỷ baht (khoảng 2,5 tỷ USD) cho nông dân, theo Bộ Thương mại. Chính phủ hiện tại đang gấp rút bán gạo dự trữ để huy động vốn và trả cho nông dân .



USD tăng giá sau biên bản cuộc họp Fed và BOE

USD tăng giá sau biên bản cuộc họp Fed và BOE

Biên bản cuộc họp của Ngân hàng Aanh (BOE) cho biết, một số quan chức ngân hàng ngày càng tự tin hơn về triển vọng của việc tăng lãi suất. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại thảo luận về một số phương pháp thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, Fed vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng là sẽ sử dụng công cụ nào.

Bảng Anh tăng lên 1,6899 USD/GBP và ghi nhận mức giá cao nhất kể từ ngày 8/5 theo FactSet.






Biên bản cuộc họp của BOE cho thấy nhiều góc nhìn của các quan chức trong Ủy ban chính sách tiền tệ về sự suy yếu của thị trường lao động và phương pháp tốt nhất để tăng lãi suất. Biên bản cũng đưa ra dự báo rằng, nền kinh tế Anh phát triển mạnh mẽ có thể sẽ buộc BOE phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến và làm tăng sức hấp dẫn của bảng Anh đối với giới đầu tư.

Doanh số bán lẻ của Anh tăng 1,3% trong tháng 4 so với tháng trước đó và thăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng hàng năm lớn nhất trong gần 1 thập kỷ.


USD tăng so với yên, giao dịch ở 101,44 JPY/USD. BOJ không thay đổi chính sách tiền tệ trong khi số liệu cho thấy, thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã thu hẹp trong tháng 4.






Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - giảm xuống 80,086 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - tăng lên 72,99 điểm.

Euro giảm so với USD xuốn 1,3683 USD/EUR.






Đô la Úc giảm xuống 92,34 USD/AUD. Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết, ngân hàng trung ương đã quyết định sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại thêm một khoảng thời gian nữa.






ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND