Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Trò chuyện với nhà đầu tư đẳng cấp nhất 2013: "Chu kỳ tăng giá chỉ mới bắt đầu"

Trò chuyện với nhà đầu tư đẳng cấp nhất 2013: "Chu kỳ tăng giá chỉ mới bắt đầu"
Năm Rắn kết thúc với chỉ số VnIndex và HNX-Index đều tăng trên dưới 20%. Tuy nhiên, nhà đầu tư nổi danh nhất năm có mức tăng giá trị tài sản gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba cho những khoản đầu tư của mình. Nhắc đến đó, dân ghiền chứng khoán đã có thể đoán ra: Asean Small cap fund.

Danh mục tăng khủng khiếp


Đến Việt Nam không rõ từ năm nào nhưng năm 2013 là năm của Asean Small cap fund khi quỹ này lộ diện là cổ đông lớn của nhiều công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.


Ngoài những doanh nghiệp mà quỹ đã lộ diện là cổ đông lớn như API (Apeci); APS (Apec Securities); ICG (Incomex); IDJ (IDJ Financial); NVT (Ninh Van Bay); SDH (Sico); STL (SongDa Thang Long); TIG (ThangLong Invest Group); TNG; VIG…, quỹ còn là cổ đông của nhiều doanh nghiệp niêm yết khác. "Chúng tôi không thể tiết lộ được tất cả những khoản đầu tư ở Việt Nam, chúng tôi đã là cổ đông của nhiều doanh nghiệp nhưng chưa thuộc diện phải công bố thông tin do chưa là cổ đông lớn"-Ông David O'neil-TGĐ của quỹ chia sẻ.


Chẳng hạn như API, quỹ Asean Small cap fund đã đầu tư mua mạnh từ đầu năm 2013. Lúc này, thị giá API chỉ loanh quanh 4.000 đồng/CP. Đến cuối năm rắn, cổ phiếu này đã vọt lên mức hơn 10.000 đồng/CP. Giá trị khoản đầu tư của Asean Small cap fund đã gấp 2,5 lần!


Hay bất ngờ hơn là câu chuyện quỹ trên dốc vốn vào công ty tuột dốc không phanh SongDa Thang Long-STL khi cổ phiếu doanh nghiệp này chỉ còn chưa đầy 3.000 đồng/CP và bị hủy niêm yết bắt buộc bởi thua lỗ triền miên. Khoản đầu tư này đối với các nhà đầu tư khác là cực kỳ rủi ro. Tuy nhiên, cổ phiếu STL sau một thời gian "chết yểu" trên sàn niêm yết đã hồi sinh khi về giao dịch trên UpCom. Thị giá nay đã gấp đôi và dự án Usilk city tuy vẫn đang ngổn ngang nhưng dự kiến sẽ bàn giao nhà trong quý 1/2014.


Chu kỳ tăng giá mới chỉ bắt đầu


"Tôi cho rằng chu kỳ tăng chỉ mới bắt đầu và chúng tôi vẫn tiếp tục rót vốn vào Việt Nam" là lời chia sẻ của ông David O'Neil khi được hỏi về cơ hội cho năm 2014 khi năm 2013 VnIndex và HNX-Index đều đã tăng trên dưới 20%, danh mục của quỹ cũng đã tăng mạnh.


Ông kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam những năm tới sẽ ra sao?


Cơ sở cho quyết định đầu tư của chúng tôi là việc ngân hàng đã "nới tay" đối với hoạt động cho vay. Tín dụng dễ dàng hơn và lãi suất thấp (từ 2015-2017) là cơ sở để những hàng hóa lâu bền như Bất động sản, vật liệu xây dựng, xây dựng tăng trưởng.


Sử dụng kinh nghiệm quá khứ của chúng tôi ở thị trường Indonesia, chúng tôi tin chắc rằng các lĩnh vực này sẽ tăng trưởng dòng tiền cực lớn trong 5 năm tới.


Những doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX thường có mức vốn hoá vừa và nhỏ. Đa phần những doanh nghiệp này vẫn đang giao dịch dưới mức giá kỳ vọng của chúng tôi. Ngoài ra, tôi cho rằng giá trị giao dịch sàn HNX sẽ có mức tăng trưởng gấp đôi mức tăng của sàn HoSE. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng đạt được tăng trưởng trên 30% cho năm Giáp Ngọ.


Việt Nam tiếp tục có lợi thế tương đối tốt hơn các nước trong khu vực ASEAN trong năm nay nhờ đồng tiền đang bị định giá thấp và có cơ sở phục hồi.


Chúng tôi cũng kỳ vọng giá trị giao dịch như hàng ngày trên thị trường chứng khoán tăng khoảng 40% cho năm tới nhờ chính sách mở room khối ngoại (FOL) và hàng loạt cổ phiếu niêm yết mới. Nhờ chính sách này, khối ngoại có nhiều cơ hội hơn ở thị trường chứng khoán Việt Nam.



Thanh Hiên



Đồng hồ Rolex: Đii lên từ thế chiến

Đồng hồ Rolex: Đii lên từ thế chiến


Từ nhiều thế kỉ trước khi Rolex ra đời, Thụy Sĩ đã rất nổi tiếng với những chiếc đồng hồ tinh xảo cùng những người thợ chế tạo đồng hồ bậc thầy.


Thế nhưng, lai lịch của thương hiệu này lại rất đặc biệt. Tiền thân của hãng Rolex được thành lập tại Anh, người sáng lập cũng không phải người Thụy Sĩ và cũng chẳng phải thợ làm đồng hồ.


Câu chuyện dưới đây được lược trích từ cuốn sách Swiss Made của tác giả James Breiding. Cuốn sách là một tập hợp rất nhiều câu chuyện về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ và được phát hành tại Việt Nam bởi Alphabooks.


Đồng hồ Rolex: Anh hùng đi lên từ thời loạn (1)


Nhạy bén thời thế


Năm 1905, Hans Wilsdorf, một doanh nhân người Đức, và Alfred Davis - một nhà đầu tư người Anh - đã sáng lập nên Wilsdorf & Davis, một hãng kinh doanh đồng hồ tại London. Wilsdorf là người rất nhạy bén với thời trang và ông nhận ra kiểu áo gi-lê dành cho nam giới đã lỗi thời. Từ đó, ông cũng dự đoán kỷ nguyên của đồng hồ bỏ túi (cất trong túi áo gi-lê) sẽ sớm chấm dứt.


Điều này đồng nghĩa với việc Wilsdorf & Davis phải tìm kiếm những chiếc đồng hồ cỡ nhỏ có thể đeo trên cổ tay. Hợp tác với một nhà sản xuất tại Thụy Sĩ, Wilsdorf quyết định đặt tên cho sản phẩm mới là Rolex và chính thức đăng ký vào năm 1908.


Đây là nước cờ rất mạo hiểm vì cho đến thời điểm đó, các hãng đồng hồ hàng đầu chỉ sử dụng tên họ của người sáng lập làm tên thương hiệu.


Đồng hồ Rolex: Anh hùng đi lên từ thời loạn (2)


Hans Wilsdorf - cha đẻ của Rolex


Để hiện thực hóa giấc mơ thay thế đồng hồ bỏ túi bằng đồng hồ đeo tay, Wilsdorf vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật phải giải quyết. Để hoạt động tốt khi đeo tay, chiếc đồng hồ phải thích nghi được với nhiều chuyển động và hứng chịu nhiều lực tác động hơn chiếc đồng hồ để trong túi áo cũng như chịu tác động từ môi trường như gió bụi và nước. Những chiếc đồng hồ đeo tay tốt nhất thời đó cũng có sai số đến 2 giờ mỗi ngày.


Wilsdorf không phải một thợ làm đồng hồ, ông là một doanh nhân, nhưng với kỳ vọng rõ ràng và trực giác nhạy bén với thị trường, ông đã làm nên lịch sử của một sản phẩm vẫn được coi là đỉnh cao đến tận ngày nay.


Năm 1910, Wilsdorf đã đủ tự tin để đem chiếc đồng hồ đeo tay của mình đến kiểm định tại Văn phòng Kiểm định Đồng hồ tại Geneva. Các chuyên gia tại đây đã vô cùng ngỡ ngàng vì cho đến thời điểm đó, hội đồng kiểm định chỉ mới thẩm định các loại đồng hồ bỏ túi và đồng hồ bấm giờ đi biển.


Mặc dù vậy, sau 2 tuần, chiếc đồng hồ đã nhận được Chứng nhận Đồng hồ Bấm giờ. Đến năm 1914, Rolex nhận được chứng nhận tương tự tại Anh, đây là một điều kiện cần thiết để thương mại hóa sản phẩm.


Cơ hội từ chiến tranh


Bước đột phá lớn nhất đối với đồng hồ đeo tay không phải là tiến triển về công nghệ mà là sự thay đổi nhu cầu của thị trường do ảnh hưởng của chiến tranh.


Thế chiến thứ nhất (1914-1918) đã chứng kiến sự hiện diện lần đầu của hàng loạt vũ khí tối tân như xe tăng hay máy bay chiến đấu. Trên chiến trường, chiếc đồng hồ đeo tay cũng trở thành vật bất ly thân của các binh sĩ.


Tuy các loại đồng hồ cỡ nhỏ đã được sản xuất đại trà từ năm 1850 nhưng hầu như chỉ có các y tá thường xuyên sử dụng chúng nhằm kiểm tra mạch đập của bệnh nhân. Nó cũng được xem là vật dụng dành cho "phái đẹp" trên thị trường.


Nhưng bất ngờ thay, binh sĩ trong các chiến hào và các phi công lại có cách nghĩ khác. Nguyên nhân là chiếc đồng hồ trên cổ tay có thể cứu tính mạng họ. Cùng với radio, đồng hồ đeo tay được xem là thiết bị tối quan trọng nhằm điều động quân đội trên khoảng cách xa. Bên cạnh đó, nguy cơ kẻ thù xâm nhập cũng được tính toán bằng cách quan sát chiếc kim giây di chuyển từ điểm ánh sáng phát ra từ họng pháo đến khi có tiếng nổ. Nhờ chiến tranh mà nhu cầu với đồng hồ đeo tay tăng vọt.


Khi chiến tranh kết thúc, chiếc đồng hồ đeo tay đã trở thành biểu tượng của bản lĩnh đàn ông và sản phẩm này lại được thiết kế ngày càng mạnh mẽ hơn qua nhiều thập kỷ.


Năm 1919, Wilsdorf đóng cửa văn phòng Rolex tại London và chuyển đến Geneva (Thụy Sĩ) nơi ông đánh giá là địa điểm thích hợp để phát triển các loại đồng hồ kiểu cách và tinh xảo. Kể từ lúc này, toàn bộ các hoạt động thiết kế, sản xuất của Rolex đều nằm tại Thụy Sĩ.


Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Rolex tiếp tục nhận được sự tin tưởng của các phi công Anh Quốc cũng như các phi công Mỹ, một cơ hội tốt giúp công ty vươn tới thị trường Mỹ sau chiến tranh.


Khẳng định đẳng cấp


Không bằng lòng với những thành công đã có, Wilsdorf luôn muốn cải tiến Rolex thành một chiếc đồng hồ tuyệt hảo. Và ông cũng luôn nhạy bén với các cơ hội quảng bá sản phẩm của mình.


Năm 1927, khi Wilsdorf hay tin một người thợ đánh máy mất việc tên là Mercedes Gleitze dự định trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi qua kênh đào Anh, ông đã tặng cô một chiếc Rolex Oyster - dòng sản phẩm chống bụi và chống nước mới được chế tạo.


Khi Gleitze hoàn thành hành trình sao 15 giờ bơi, đồng hồ của cô vẫn chỉ giờ chính xác. Đó là một thắng lợi hoàn mỹ của Wilsdorf. Ông liền mua toàn bộ trang nhất của tờ Daily Mail London để quảng bá cho thành tích của Gleitze và tất nhiên là cả chiếc đồng hồ Rolex nữa.


Đồng hồ Rolex: Anh hùng đi lên từ thời loạn (3)


Gleitze thực hiện hành trình với chiếc Rolex Oyster


Năm 1960, Rolex đã bố trí để đồng hồ của họ được gắn lên thân chiếc tàu lặn Trieste khi chiếc tàu này lặn xuống độ sâu gần 11 nghìn mét tại vực Marianas. Chiếc đồng vẫn "sống sót" khi hứng chịu áp suất khủng khiếp ở dưới đáy đại dương. Khi đạo diễn James Cameroon thực hiện một cuộc thám hiểm tương tự vào năm 2012, một chiếc Rolex đặc biệt cũng được trang bị.


Trải qua cả thế kỷ tồn tại, Rolex hiện trở thành một trong những thương hiệu xa xỉ giá trị nhất thế giới.


Theo đánh giá năm 2013 của Brandz, giá trị thương hiệu của Rolex đạt 7,9 tỷ USD, chỉ đứng sau Louis Vuitton, Hermès, Gucci và Prada trong phân khúc thời trang xa xỉ. Còn theo Forbes, giá trị của Rolex ở mức 7,4 tỷ USD với doanh số hàng năm khoảng 4,5 tỷ USD.


Hiện quyền sở hữu Rolex thuộc về Hans Wilsdorf Foudation, một tổ chức từ thiện do Wilsdorf lập ra và để lại tất cả tài sản của mình.



Năm 2014, dự báo xuất khẩu tôm vẫn duy trì 3 tỷ USD

Năm 2014, dự báo xuất khẩu tôm vẫn duy trì 3 tỷ USD


Xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2013 đạt trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với năm ngoái. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, dự báo năm nay, xuất khẩu tôm vẫn có thể duy trì kim ngạch như năm ngoái, nếu kiểm soát tốt nguồn giống, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm.


Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới giảm do dịch bệnh tôm chết sớm, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu nhập khẩu tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu được kết quả trên 3 tỷ USD từ xuất khẩu tôm. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, năm nay, tình hình dịch bệnh chết sớm trên tôm nuôi sẽ được Trung Quốc, Thái Lan và Mexico kiểm soát tốt hơn, nguồn cung tôm được cải thiện; giá có thể giảm. Cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là nước thứ 3 cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường thế giới, bởi Trung Quốc đang chuyển dần sang trở thành nước nhập khẩu tôm do nhu cầu trong nước gia tăng.


Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, ngành tôm Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với sự thắt chặt kiểm tra chất lượng từ các thị trường nhập khẩu.


Vì vậy, theo ông Trương Đình Hòe: “Thách thức lớn nhất trong năm 2014 vẫn từ khâu nuôi trồng, từ khâu nguyên liệu. Phải kiểm soát chặt ngay từ khâu con giống làm sao sản phẩm của chúng ta đảm bảo an toàn thì mới duy trì được tốc độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số vấn đề về chỉ tiêu Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản sẽ được điều chỉnh trong năm 2014 cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yên tâm hơn khi xuất khẩu. Tuy nhiên cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của mình có sức cạnh tranh tốt”.




Đầu năm trò chuyện với "chuyên gia phân tích hàng đầu Việt Nam"

Đầu năm trò chuyện với "chuyên gia phân tích hàng đầu Việt Nam"

Năm 2013, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) được tạp chí Asiamoney vinh danh là “Công ty Chứng khoán tốt nhất Việt Nam”, đồng thời SSI cũng được nhận 24 giải do AsiaMoney bình chọn trong đó có giải về “Công ty tốt nhất Việt Nam về Phân tích và Nghiên cứu thị trường” và giải “Chuyên gia phân tích hàng đầu Việt Nam” cho bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc Phân tích Tư vấn và Đầu tư Khách hàng tổ chức SSI.


Nhân dịp đầu năm mới chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Việt Phương xung quanh các báo cáo phân tích của SSI.


Năm 2013 bà và team phân tích của SSI đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng của tạp chí AsiaMoney, cảm giác của bà như thế nào?


Cảm giác của tôi cũng như của cả team khi biết thông tin này là vừa mừng và vừa lo. Tuy nhiên cảm giác lớn hơn cả là sự biết ơn sâu sắc đối với khách hàng của SSI.


Tiêu chí để trở thành một chuyên viên phân tích SSI là gì thưa bà? Phải chăng SSI có sự ưu tiên nhiều hơn cho các ứng viên du học nước ngoài?


Chắc bạn cũng có thể hình dung, điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là sự yêu thích nghề nghiệp lớn lao. Ngoài ra còn cần thêm sự hiểu biết chuyên môn cũng như tư duy đầu tư. Các yếu tố này chắc chắn không chỉ nằm ở các ứng cử viên du học nước ngoài.


Báo cáo phân tích Daily call của SSI phát hành bằng tiếng Anh trước, sau đó mới dịch ra tiếng Việt, phải chăng SSI đang có sự ưu tiên hơn đến nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư tổ chức?


SSIResearch có rất nhiều bản tin khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong ngày, trong đó có Daily Call. Daily Call dành cho khách hàng nước ngoài và thời điểm phát hành là vào buổi sáng. Các bản tin khác được phát hành tại các thời điểm khác với Daily Call chứ không phải SSI có sự ưu tiên hơn. Tất cả các khách hàng đều quan trọng với chúng tôi và khi có thông tin gì đáng giá chúng tôi đều nỗ lực nhanh nhất để đưa những thông tin/quan điểm đầu tư đó đến với khách hàng.


Bà nghĩ sao khi ở Việt Nam hiện nay các nhà đầu tư cá nhân vẫn đi sau và tiếp cận thông tin chậm hơn các nhà đầu tư tổ chức? Điều này khiến cho các đội lái có dịp “hoành hành”?


Tôi thực sự không nghĩ vậy. Nhà đầu tư trong nước có thuận lợi về ngôn ngữ và vị trí địa lý hơn nhà đầu tư nước ngoài. Có thể điểm khác là mỗi nhà đầu tư có một mục tiêu/quan điểm đầu tư khác nhau.


Thực tế các CTCK hiện nay có xu hướng “ẩn” các báo cáo phân tích của mình và chỉ phục vụ riêng cho từng đối tượng khách hàng, theo bà, điều này có lý do vì sao?


Cũng chính vì mỗi nhà đầu tư có một mục tiêu/quan điểm khác nhau nên báo cáo phân tích cũng được CTCK thay đổi phù hợp với nhóm khách hàng cụ thể của mình. Nhưng nội dung cốt lõi của các báo cáo này cũng sẽ không quá khác nhau mà có mức độ nhất quán nhất định.


Đánh giá của bà về TTCK Việt Nam năm 2014 ra sao? Thị trường vẫn đang chờ đợi Chính phủ nới room, theo bà mức độ tác động của thông tin này đến TTCK Việt Nam có thực sự được như người ta mong đợi?


Chúng tôi lạc quan về TTCK năm 2014 và kỳ vọng sẽ có nhiều tin tích cực đến với thị trường hơn là chỉ một thông tin nới room. Đây chỉ là một trong nhiều biện pháp giúp tái cơ cấu nền kinh tế một cách hiệu quả hơn. Quá trình tái cơ cấu này càng nhanh thì càng tốt cho nền kinh tế và TTCK phản ánh điều này.


Cá nhân bà ưa thích các cổ phiếu thuộc ngành nào? Quan điểm của bà về mua bán cổ phiếu ra sao?


Xin được trả lời bằng khuyến nghị của chúng tôi. Hiện tại chúng tôi đang khuyến nghị cổ phiếu ngành Công nghiệp và Hạ tầng và cho rằng đây là chủ điểm của năm 2014. Bluechip hay penny không phải là yếu tố chính, mà quan trọng là công ty tốt, business tốt. Chúng tôi kỳ vọng là tổng lợi tức từ đầu tư cổ phiếu năm 2014 ở mức trung bình khoảng 20-23%.


Xin cảm ơn bà, chúc bà một năm mới hạnh phúc và thành công.



Tổng giám đốc VNPT: 'Không phải cứ xấu xa là đậy lại'

Tổng giám đốc VNPT: 'Không phải cứ xấu xa là đậy lại'

Trong bài phát biểu mới đây tại công ty thành viên của VNPT, của Tân Tổng giám đốc VNPT lần đầu tiên đề cập đến vấn đề các đơn vị của VNPT phải nói đến cả những vấn đề tồn tại để tìm cách khắc phục.


Sau một thời gian khá dài VNPT được xem như chìm trong giấc mộng mị chiến thắng của người độc quyền. Có lẽ đỉnh vinh quang của thời hậu số hóa đã khiến VNPT rơi vào tình trạng cạnh tranh yếu ớt hơn so với những đối thủ khác nên những thị phần mầu mỡ trên thị trường viễn thông lần lượt “đội nón ra đi”. Chính ngay bản thân một lãnh đạo của VNPT cũng thừa nhận tình trạng của VNPT được ví như “cỗ xe siêu trường siêu trọng đi trong phố cổ”. Thấm thoắt ngoảnh lại, VNPT đã bị soán ngôi bởi các đối thủ mới trên thị trường viễn thông với tuổi đời còn rất trẻ.


Một câu hỏi VNPT có lấy lại được vị thế của mình một thời hay không vẫn là một ẩn số và là câu chuyện dài. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, VNPT đã có khá nhiều những thay đổi mang chiều hướng tích cực. Mới đây, tân Tổng giám đốc VNPT, Trần Mạnh Hùng lần đầu tiên đã có bài phát biểu tại lễ tổng kết tại một đơn vị thành viên với tinh thần thẳng thắn. Thông thường, những bài phát biểu thẳng thắn tại các doanh nghiệp nhà nước đều mang không khí nặng nề. Thế nhưng, một điều khá thú vị là cả lãnh đạo VNPT và cả các đơn vị thành viên đều có tâm lý khá thoải mái khi đề cập đến những vấn đề tồn tại.


Trong bài phát biểu của mình ông Trần Mạnh Hùng nói rằng: “Đa số các đơn vị khi tổng kết ít nói đến những tồn tại của mình, cùng lắm chỉ nói đến bài học kinh nghiệm chứ không nói đến tồn tại. Các cụ xưa nói 'Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại', nhưng chúng ta cũng phải thay đổi cách suy nghĩ 'Tốt đẹp phô ra, xấu xa không đậy lại'. Chúng ta cần phải nói đến cái xấu để sửa mình. Nếu có bệnh, nhưng không nói thì khó sửa. Người có bệnh, nhưng vẫn nói khỏe thì rất khó chữa. Khi nói đến tồn tại thì sẽ có giải pháp khắc phục”.


Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng lãnh đạo các đơn vị cứ đề cập đến vấn đề tồn tại thì sẽ sửa được mà phải để cấp dưới và có niền tin vào lãnh đạo để sửa tồn tại này. Niềm tin cấp dưới có thấy tương lai của công ty để đồng lòng đồng sức vượt qua khó khăn và lãnh đạo đơn vị nói phải đi đôi với làm để cán bộ nhân viên có niềm tin. “Muốn có niềm tin vào doanh nghiệp thì lãnh đạo các doanh nghiệp rất quan trọng. Chẳng hạn như mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán dài hạn thì phải nhìn vào tư chất lãnh đạo vì con người làm ra của cải. Nếu nhìn danh sách 100 tập đoàn lớn nhất do Forber bình chọn thì chỉ có 25% tập đoàn có thương hiệu lâu năm, còn lại 75% tập đoàn mới là những tập đoàn không tên tuổi mới nổi. Như vậy, các đơn vị cần phải luôn đổi mới, không bao giờ băng lòng với mình”, tân CEO VNPT nhấn mạnh.











Gần đây, VNPT đã có những dấu hiệu thay đổi mang chiều hướng tích cực.

Trước đó, hồi tháng 8/2013, ông Trần Mạnh Hùng lần đầu tiên có bài phát biểu về chiến lược và định hướng của VNPT tại "Lễ phát động thi đua 120 ngày đêm phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013". Trong bài phát biểu của mình, ông Hùng đưa ra chiến lược của VNPT gồm 6 chữ: “Chuyên biệt, khác biệt và hiệu quả”. Để "chuyên biệt" được thì không thể vừa giỏi kinh doanh, vừa giỏi kỹ thuật. Vì vậy, VNPT phải tách phần kinh doanh, kỹ thuật và hạ tầng. Về hạ tầng, chuyên tâm vào làm hạ tầng nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất ngay từ đầu chứ không phải xong rồi mới phát động phong trào.

Ông Trần Mạnh Hùng cho rằng, doanh nghiệp nào của VNPT cũng phải hiệu quả. Chính vì vậy, tổ chức của VNPT ở khối kinh doanh cần thay đổi. Trong giai đoạn từ 2013 - 2015, VNPT phải tập trung vào tái cơ cấu. Trong đó, viễn thông tỉnh vẫn là chi nhánh hoạch toán phụ thuộc, còn các đơn vị khác cần phải hoạch toán độc lập tối đa. Để phù hợp với trào lưu công nghệ mới trên thế giới, VNPT sẽ thành lập một đơn vị có trong tay đủ phần mềm, đủ sức mạnh để phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, đủ sức sáng tạo, tạo sân chơi và tính độc lập trong hoạch toán.


Vị này chia sẻ, trải qua quá trình làm ở các đơn vị cấp dưới, ông thấu hiểu những khó khăn của những đơn vị này. Muốn cạnh tranh trên thị trường thì phải tiết kiệm thời gian vì đây là nguồn lực rất quý giá. Do đó, yêu cầu đề xuất của các đơn vị phải được giải quyết thật nhanh, có giải pháp rõ ràng và tránh tình trạng văn bản đã gửi lên nhưng cấp trên không phối hợp. Điều cơ bản nhất để tiết kiệm thời gian là VNPT phải có tầm nhìn dài hạn, phải xử lý trước các vấn đề chứ không phải để nước đến chân mới nhảy. “Thời gian rất quan trọng trong kinh tế thị trường, nó giống như trong chiến tranh, khi trên mặt trận không phải đợi lệnh cấp trên có cho bắn hay không thì mới bắn, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Thậm chí, khi chưa kịp tính toán thì địch có thể đã bắn mình rồi”, ông Trần Mạnh Hùng nhấn mạnh.


Muốn tạo nên sự khác biệt, ông Hùng cho rằng phải tạo được tính tự chủ trong hoạt động của mình, đặc biệt là kinh doanh. Vì vậy, VNPT phải thay đổi cách làm việc và thay đổi tư duy. ”Chúng ta không có dân chủ sẽ không có sự sáng tạo, không có sự sáng tạo thì sẽ không có sự khác biệt. Không có sự khác biệt thì trong nền kinh tế thị trường, chúng ta chưa làm họ đã đọc vị được chúng ta. Lịch sử dân tộc Irsrael rất dân chủ, cấp dưới được cãi nhau với cấp trên, lính được cãi chỉ huy. Nhưng họ theo nguyên tắc ai làm chịu trách nhiệm và theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nếu đã quyết là phải tập trung làm, không đoàn kết thì không thể thực hiện được nhiệm vụ to lớn”, ông Trần Mạnh Hùng nói.



IMF cảnh báo tác động từ biến động thị trường toàn cầu

IMF cảnh báo tác động từ biến động thị trường toàn cầu

Một phát ngôn viên IMF nói rằng họ không thể tìm ra một yếu tố đơn lẻ nào gây ra tình trạng biến động này nhưng cũng dường như cảnh báo các ngân hàng trung ương nói chung nên thận trọng về việc siết chặt các điều kiện tiền tệ.

Phát ngôn viên này nêu rõ: “Mặc dù khó có thể xác định nguyên nhân gây ra sự bán tháo, song biến động này nêu bật tình hình đầy thách thức mà nhiều nước đang đối mặt do việc siết chặt các điều kiện cung cấp tài chính ở bên ngoài, tăng trưởng chậm hơn và giá cả hàng hóa mềm hơn.”


IMF lưu ý rằng một số quốc gia đã phản ứng “mạnh mẽ,” mặc dù không nêu đích danh nước nào song dường như ám chỉ các biện pháp tăng mạnh lãi suất của các ngân hàng trung ương Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bình ổn các đồng tiền đang rớt giá của họ và ngăn chặn sự thoái vốn hàng loạt.


Tuy nhiên, người phát ngôn trên cho rằng biến động này nêu bật sự cần thiết phải có những chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô chặt chẽ, thông tin liên lạc tốt và trong một số trường hợp, cần có hành động về chính sách khẩn cấp để hoàn thiện những nguyên tắc cơ bản và độ tin cậy của chính sách.


Hơn nữa, các ngân hàng trung ương cũng cần cảnh giác về những điều kiện thanh khoản trong các thị trường vốn quốc tế./.




ĐBSCL phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo chuỗi

ĐBSCL phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo chuỗi
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có sản lượng thủy sản từ khai thác, nuôi trồng hơn 3,2 triệu tấn, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản.

Dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng đến nay, vì nhiều lý do ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, trong đó chủ yếu do khâu chế biến còn ở trình độ thấp, giá trị gia tăng chưa cao, sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo thành liên kết chuỗi.


Tiềm năng chưa được đáp ứng


Đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 280 cơ sở chế biến thủy sản, chiếm 47% cơ sở của cả nước, trong đó 270 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào EU, với 235 nhà máy, có tổng công suất chế biến trên 1,2 triệu tấn/năm, chiếm gần 86% công suất chế biến thủy sản đông lạnh cả nước.


Sản phẩm thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long đã được tiêu thụ ở 165 thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những thị trường trọng điểm, giàu tiềm năng như EU, Đông Âu, Mỹ, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… với doanh số xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 5 tỷ USD.


Song song với xuất khẩu, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa cũng được chú trọng phát triển. Nhiều mặt hàng thủy sản nội địa đã được chế biến hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã, bao bì không ngừng cải tiến được tiêu thụ tại những siêu thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, một số thành phố lớn và các chợ trên khắp cả nước.


Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long còn giải quyết việc làm cho hàng triệu công nhân lao động, tạo động lực cho nghề khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển, với giá trị sản xuất thủy sản chiếm hơn 35% trong giá trị sản xuất nông nghiệp (hơn 78% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước) và hơn 12% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong vùng.


Mặc dù vậy, theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế, bất cập.


Mặt hàng cá tra hiện chủ yếu là chế biến phile xuất khẩu, chiếm 90-98%; các mặt hàng tôm, mực và thủy hải sản khác, tỷ lệ sản xuất chế biến sản phẩm đạt giá trị gia tăng chưa cao, chỉ khoảng 30-50% so với tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản. Điều đó cho thấy chế biến xuất khẩu thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long đang ở trình độ thấp, phần lớn là chế biến thô, giá trị kinh tế không cao.


Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực như tôm sú sinh thái, cá tra, tôm, nghêu, sò huyết, cua biển… gắn với chỉ dẫn địa lý, xuất xứ nguồn gốc chưa được thực hiện hiệu quả.

Ngoài ra, các hoạt động triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu nguồn đầu tư và nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề cao.


Các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng hiện nay chỉ hoạt động khoảng 60-70% công suất thiết kế do nguồn nguyên liệu phụ thuộc mùa vụ, quy hoạch nhà máy chế biến chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Đây là những điểm hạn chế, yếu kém do chưa thực hiện liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


Định hướng phát triển


Theo tiến sỹ Ngô Anh Tuấn, Trưởng nhóm tư vấn Dự án Khảo sát và đánh giá thí điểm các tỉnh trong việc hình thành các trung tâm phát triển thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện, từ nay đến năm 2020, Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản theo hướng quy hoạch hợp lý, bền vững và hiệu quả trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các tỉnh phát triển chuỗi sản xuất những ngành hàng thủy sản theo cụm vệ tinh quanh các trung tâm phát triển vùng.

Cụ thể là xây dựng mạng lưới thông tin kết nối tất cả các tỉnh vệ tinh, cụm vệ tinh thông qua chuỗi sản xuất ngành hàng và cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin, chia sẻ lợi ích theo chuỗi giá trị. Các nội dung, dữ liệu, số liệu cần thiết về nguồn nguyên liệu, thị trường, giá cả, cơ chế, chính sách… cần được cập nhật thường xuyên, liên tục cho các tỉnh và doanh nghiệp nắm bắt kịp thời để cùng chia sẻ, đề ra biện pháp ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên kết, phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với từng đối tượng, sản phẩm thủy sản, trước mắt là con cá tra, tôm sú và một số đối tượng chủ lực khác theo từng cụm vệ tinh. Cùng với đó là liên kết trong quản lý chất lượng, từ khâu khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đến người tiêu dùng.


Hiện nay, các nhà máy chế biến thủy sản đang được phân bố theo vùng nguyên liệu tập trung, hình thành những cụm chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực như: cụm chế biến thủy hải sản ở Kiên Giang, cụm chế biến tôm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; cụm chế biến các sản phẩm cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long; cụm chế biến nước mắm ở Phú Quốc (Kiên Giang).


Tiến sỹ Ngô Anh Tuấn cho rằng, cần hình thành Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ với vai trò nòng cốt là các tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước các địa phương và đại diện nông dân tham gia.


Hai trung tâm thủy sản này không những làm cầu nối liên kết các tỉnh vệ tinh, cụm vệ tinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu mà còn mời gọi, thu hút dự án FDI, vốn ODA trong lĩnh vực thủy sản cho Đồng bằng sông Cửu Long.


Đối với chế biến thủy sản, trên cơ sở rà soát quy hoạch theo vùng nguyên liệu tập trung và ổn định, đầu tư nhà máy hợp lý và hiện đại, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép đầu tư các nhà máy, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thừa công suất chế biến như hiện nay.


Bên cạnh việc tập trung đầu tư chiều sâu công nghệ, thiết bị máy móc để tăng sản lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.


Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch đầu tư Trung tâm nghiên cứu thị trường và sàn giao dịch thông tin thủy sản (tại Cần Thơ) để hỗ trợ, kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản của các tỉnh trong vùng với cả nước cũng như thị trường thủy sản quốc tế.


Song song với đó là đầu tư Trung tâm triển lãm, xúc tiến thương mại thủy sản để hỗ trợ việc giao lưu, quảng bá thương hiệu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết các hoạt động thương mại thủy sản với các hoạt động sản xuất thủy sản và các hoạt động giao thương quốc tế.



Chìa khóa thành công cho nền kinh tế Việt năm Giáp Ngọ?

Chìa khóa thành công cho nền kinh tế Việt năm Giáp Ngọ?

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, năm 2013 là năm thứ 6 liên tiếp kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng tăng trưởng dưới mức tiềm năng, dược xem như là chạm đáy của nền kinh tế. Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện được xem như tiền đề cho năm 2014, hi vọng vào một năm "thoát đáy".


Tăng trưởng GDP, lạm phát giảm?


Theo các chuyên gia, kinh tế trong nước được nhận định: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 sẽ có bước chuyển mình nhẹ nhàng, giao động từ 5,3 - 5,4% và khoảng 5,7 - 5,8% cho những năm tiếp theo.


Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới trong 2 năm tới được các tổ chức tài chính quốc tế dự báo sẽ tăng từ mức 2,2% trong năm nay lên 3,0% vào năm 2014 và 3,3% vào năm 2015.


Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu tăng từ mức 2,5% trong năm nay lên 3,1% và 5,4% trong năm 2014 và 2015 (theo IMF); tăng 4% và 5% (theo WB) cũng tạo điều kiện để tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khởi sắc trong 2 năm tới.


Theo NFSC (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia), nền kinh tế Việt Nam năm 2014 và 2015 còn có nhiều sự thuận lợi, như kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là lạm phát (năm 2014, dự báo chỉ số lạm phát là 7% và giảm xuống 6,5% vào năm 2015) tiếp tục tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn toàn xã hội; đầu tư của khu vực tư nhân được cải thiện nhờ những giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đã triển khai trong thời gian vừa qua phát huy tác dụng.


Nợ xấu sẽ giảm?


Theo ông Lê Đức Thọ - Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết:“Năm 2014 NHNN sẽ tiếp tục xử lý nhanh hơn các khoản nợ xấu, xử lý có kết quả các khoản nợ này để đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống xuống mức phù hợp. Đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, không được thực hiện việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng”.


Trong hai ba năm trở lại đây, tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã lên cao đến mức báo động. Đểgiải quyết vấn đề này, Chính phủ đã thành lậpCông ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)với một hình thức xử lý nợ xấu khá mới mẻ tại Việt Nam: mua lại bằng trái phiếu đặc biệt.


Mặc dù công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC đã được thành lập, nhưng nhìn chung, hoạt động của nó vẫn chỉ dừng ở mức tạm thời là nơi nắm giữ nợ xấu thay cho các ngân hàng. Còn cơ chế xử lý nợ triệt để hay bán nợ cho bên thứ ba vẫn chưa định hình rõ ràng và điều này sẽ khiến việc xử lý nợ xấu tiếp tục đình trệ trong năm sau.


Tiềm năng vốn đầu tư FDI


Việt Nam đang có khá nhiều cơ hội trong thu hút nguồn vốn FDI. Kinh tế đang phục hồi khá tốt, tính từ năm 2007, chưa bao giờ lạm phát thấp và ổn định như năm 2013, mặt khác Việt Nam đang tham gia vào các hiệp định PPP, các nguồn FDI có quy mô lớn với các đối tác.


Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành của CBRE - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bất động sản hàng đầu Việt Namdự báo, nếu như năm 2013, các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Nga góp phần làm tăng trường nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, thì năm 2014, sẽ đến lượt các nhà đầu tư Trung Quốc.


“Trong 6 tháng vừa qua, CBRE nhận được rất nhiều thông tin của các nhà đầu tư Trung Quốc tìm hiểu về thị trường bất động sản Việt Nam, hứa hẹn trong năm 2014 này sẽ có nhiều nhà đầu tư bắt đầu đổ vốn vào Việt Nam”,


Trả lời trên báo Đầu tư chứng khoán, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài nhận định: “Rõ ràng triển vọng năm 2014 của Việt Nam là rất lớn. Tôi rất lạc quan với thu hút FDI trong năm 2014, chỉ còn vấn đề là chính sách thu hút FDI như thế nào”.


Bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng?


2013 là một năm đáng buồn của thị trường bất động sản khi giá giảm liên tục. Điều này có thể sẽ tái diễn trong năm 2014 khi nguồn cung nhà tiếp tục tăng trong khi sức tiêu thụ vẫn yếu. Tuy vậy, đến cuối năm 2014, thị trường có thể sẽ khả quan hơn nhờ các hoạt động M&A cũng như sự khởi sắc của các hoạt động kinh tế.


“Có thể thị trường năm 2014 sẽ khá hơn năm 2013, nhưng còn tùy vào nhiều yếu tố. Nếu lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng, đồng thời nếu chính sách cho phép doanh nghiệp chia nhỏ căn hộ được thúc đẩy mạnh, thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn”, ông Đoàn Chí Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, kỳ vọng.


Tuy nhiên,Công ty dịch vụ bất động sản CBRE Việt Nam lại đưa ra một dự đoán táo bạo về sự khởi đầu mới của thị trường bất động sản.


Trong báo cáo này, CBRE cho rằng, bánh xe nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển hướng với lãi suất và lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm qua.Theo đó, CBRE cho rằng, quay vòng vốn sẽ là chìa khóa thành công trong năm 2014.

Các chủ đầu tư sẽ không muốn bỏ lỡ những cơ hội đầu tư xuất hiện trong năm 2014 do đó sẽ đưa ra những điều khoản ngày càng hấp dẫn cũng như mức giá ưu đãi hơn nhằm giải quyết hàng tồn.


Ngoài ra, trong năm 2014, thi trường sẽ chứng kiến dòng vốn từ Trung Quốc tài trợ cho các giao dịch bất động sản, hàng loạt công ty bất động sản bỏ niêm yết trên sàn, sự vươn lên của phân khúc trung lưu tại thị trường nhà ở để bán... Do đó niềm tin vào dự báo này là hoàn toàn có thể.


Doanh nghiệp trong nước vẫn gặp khó


Mặc dù chưa có số liệu chính thức của cả năm 2013, nhưng 11 tháng đầu năm nay, tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của gần 55.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, cao hơn cả con số của 2 năm 2011 và 2012.


Cũng bởi tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị nghẽn mạch và dòng vốn không được hấp thụ một cách hiệu quả. Tình trạng “thừa tiền, thiếu vốn” vẫn tiếp tục tái diễn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Vì lý do đó, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội thấp hơn mục tiêu đề ra ở mức 30% và mức tăng tín dụng cả năm cũng khó đạt được con số 12% như Chính phủ từng đề xuất hồi đầu năm.


Vấn đề nền kinh tế nghẽn mạch tín dụng, trong khi đầu tư của mọi thành phần kinh tế lại chủ yếu dựa vào tín dụng, vì thế, đây được xem là một trong những thách thức lớn nhất của kinh tế Việt năm 2013.



Thủ tướng Thái kêu gọi người biểu tình không ngăn bầu cử

Thủ tướng Thái kêu gọi người biểu tình không ngăn bầu cử

Tờ Nation dẫn lời bà Yingluck nói rằng nếu người biểu tình không thực hiện đề nghị trên, Thái Lan sẽ bị xem là một nước phi dân chủ.

Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban đã kêu gọi biểu tình quy mô lớn vào ngày 2/2 nhằm làm tê liệt hoàn toàn thủ đô Bangkok và ngăn cản người dân bỏ phiếu.


Trong khi đó, hơn 200.000 cảnh sát sẽ được triển khai trên toàn quốc vào ngày bầu cử để duy trì trật tự và luật pháp./.




Sở GDCK được huy động vốn cho hạ tầng

Sở GDCK được huy động vốn cho hạ tầng



Bắt đầu từ hôm nay (1/2), theo quy định của Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán được huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán.


Tuy nhiên, nguyên tắc, hình thức và giới hạn đầu tư vốn ra bên ngoài của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán thực hiện theo chế độ quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hội đồng Quản trị quyết định việc đầu tư vốn ra bên ngoài sau khi có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu.


Lợi nhuận của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.



Tái cấu trúc CTCK: Chặng đường còn dài phía trước

Tái cấu trúc CTCK: Chặng đường còn dài phía trước

Trong năm 2013, nền kinh tế của Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực và đi cùng với sự phát triển đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước tăng trưởng tương đối vững chắc. Kết quả kinh doanh trong năm 2013 cho thấy có trên 30% công ty chứng khoán có lãi lũy kế.


Tổng số 104 công ty chứng khoán hiện nay có vốn chủ sở hữu thời điểm 31.12.2013 khoảng 36.910 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động công ty chứng khoán bao gồm 114 chi nhánh, 41 phòng giao dịch, 4 văn phòng đại diện. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán đạt 1.287.576 tài khoản với 1.271.858 tài khoản của nhà đầu tư trong nước và 15.718 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.


Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của các đợt suy giảm thị trường trước đây, hoạt động của các công ty chứng khoán vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những công ty chứng khoán tốt thì kết quả kinh doanh ngày càng tốt, những công ty chứng khoán trước đây bị lỗ lũy kế thì hiện nay vẫn chưa khắc phục được.


Phần lớn các công ty chứng khoán sẽ phải tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm 2014. Trên 60% công ty chứng khoán (58/94) tiếp tục bị lỗ lũy kế trong năm 2013, có 5 công ty bị đặt trong tình trạng kiểm soát và 9 công ty ở diện kiểm soát đặc biệt. Đây là số liệu về tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong năm 2013 vừa được Bộ Tài chính tổng kết.


Còn theo báo cáo từ phía, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã quyết định rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 6 công ty chứng khoán, nghiệp vụ tự doanh của 2 công ty, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của 4 công ty và rút nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của 1 công ty trong năm 2013.


Ngoài ra, cơ quan này cũng chấp thuận đề nghị xin hợp nhất của 2 công ty chứng khoán, giải thể đối với 3 công ty, và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của 2 công ty. Như vậy, kể từ khi thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay, đã có 15 công ty chứng khoán không còn hoạt động trên thị trường. Con số này dự kiến sẽ còn tăng trong năm 2014. Hiện còn một số công ty chứng khoán đang tiến hành hợp nhất, sáp nhập, song do thiếu một số điều kiện nên đề án chưa được thông qua.


Về tình hình sai phạm, theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong năm qua đã có 66 cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ và bất thường về hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, công ty kiểm toán, giao dịch của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Nội dung các vi phạm được thanh tra phát hiện là: vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin, quản trị công ty, kiểm soát nội bộ, ứng trước tiền mua chứng khoán, cho khách hàng vay chứng khoán để bán, lưu giữ tài liệu. Theo đó, đã có 102 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các tổ chức và cá nhân, tổng số tiền phạt là hơn 7,7 tỉ đồng.


Điều này cho thấy, công tác tái cấu trúc công ty chứng khoán phải tiếp tục được thúc đẩy quyết liệt để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này ngày càng an toàn cho khách hàng theo quy định pháp luật. Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN cho biết, công tác tái cấu trúc thị trường giao dịch chứng khoán trong năm 2014 sẽ tập trung vào nhiều vấn đề cụ thể như đề án hợp nhất 2 Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) nhằm thống nhất theo chuẩn mực chung đã được xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Đề án Trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; xây dựng cơ chế và hệ thống CNTT vay và cho vay chứng khoán phục vụ cho việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng và triển khai Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền TPCP từ ngân hàng thương mại (NHTM) sang NHNN.


Đề án TTCK phái sinh đã được hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, về tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, UBCKNN sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên cơ sở phân loại và theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán; nâng cao năng lực tài chính, QTCty, quản trị rủi ro; hoàn thiện và triển khai giám sát hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo phân loại; cho phép nhà ĐTNN sở hữu các tổ chức kinh doanh theo các cam kết WTO, khuyến khích các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín tham gia.


Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết sẽ tạo điều kiện và hướng dẫn để các công ty chứng khoán đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc thông qua giải pháp hợp nhất, sáp nhập. Ngoài ra, cơ quan này cũng yêu cầu từ năm 2014 các công ty chứng khoán phải tăng tần suất báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính lên 2 lần/tháng thay vì hàng tháng như trước đây.


UBCK cũng tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục củng cố, phát triển và tái cấu trúc công ty chứng khoán như áp dụng thực hiện giám sát dựa vào rủi ro trên cơ sở Quy chế hướng dẫn phân loại và cảnh báo sớm các công ty chứng khoán (CAMEL) để có thể chủ động hơn trong việc giám sát, kiểm tra các công ty chứng khoán.


Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện tái cấu trúc theo hướng hợp nhất để làm lành mạnh tình hình tài chính, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra định kỳ hoạt động công ty chứng khoán trên cơ sở phân loại công ty chứng khoán, xem xét xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, UBCKNN sẽ tăng cường quản lý giám sát chặt hoạt động của công ty chứng khoán.


Đặc biệt đối với các công ty thuộc diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt. Xử lý nghiêm những công ty vi phạm quy định pháp luật để nâng cao tính tuân thủ trong hoạt động của công ty chứng khoán.



PVN-Index chiến thắng thị trường

PVN-Index chiến thắng thị trường

Tuy nhiên, sự phân hóa cũng được thể hiện rõ nét khi cổ phiếu trong một số nhóm ngành có sự bứt phá mạnh như dầu khí, dịch vụ tiêu dùng….



PVN-index: Hầu hết đều tăng điểm mạnh


Kết thúc năm 2013, ngoại trừ chỉ số PVN Tài chính giảm điểm, 10 chỉ số còn lại trong bộ chỉ số PVN-Index có mức tăng điểm khá mạnh.


Theo thống kê, chỉ số PVN Dầu khí có mức tăng mạnh nhất, với mức tăng 70,5%, đạt 1.096,42 điểm (tăng 453,35 điểm so với đầu năm là 643,07 điểm).


Nếu so với chỉ số chính của thị trường là VN-Index trên sàn HOSE tăng 21,97%, thì chỉ số PVN Allshare HSX đã chiến thắng thị trường một cách xuất sắc khi chốt phiên 31/12/2013 tại 1.238,84 điểm, tăng 59,09% so với đầu năm là 778,72 điểm.


Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 18,83% sau một năm giao dịch, chỉ số PVN Allshare HNX bám đuổi khá sát với mức tăng 15,99%, lên 747,19 điểm so với đầu năm là 644,16 điểm.


Năm 2013 đánh dấu một năm khó khăn của lĩnh vực tài chính, trong bối cảnh quá trình tái cấu trúc hệ thống được triển khai quyết liệt. Do đó, việc chỉ số PVN Tài chính giảm điểm cũng phần nào phản ánh thực trạng chung. Kết thúc năm 2013, PVN Tài chính giảm 16,2% xuống 489,3 điểm, mất đi gần 95 điểm so với con số đầu năm là 583,91 điểm.


Đáng chú ý, nhà đầu tư lựa chọn danh mục theo chỉ số PVN 10 (gồm 10 cổ phiếu trong bộ chỉ số PVN-Index) để đầu tư, thì mức lợi nhuận thu được là 36,33%, chiến thắng thị trường một cách dễ dàng. Yếu tố cơ bản của các doanh nghiệp vốn hóa lớn là các blue-chip hàng đầu thuộc PVN 10 vẫn rất tích cực. Điểm cốt lõi để thu hút dòng tiền đầu tư dài hạn chính là tiềm năng tăng trưởng bền vững trong tương lai của các doanh nghiệp dầu khí. Đúng như dự báo của các chuyên gia phân tích và nghiên cứu của CTCP Chứng khoán Dầu khí vào giữa năm 2013, PVN 10 đã vượt qua đỉnh cũ quanh khu vực 890 điểm và thiết lập xu thế tăng dài hạn.


Theo giới phân tích, PVN Allshare vẫn đang nằm trong xu thế tăng trung - dài hạn. Xu thế tăng này được khẳng định qua sự tăng trưởng về thanh khoản và giá trị giao dịch. Các doanh nghiệp thuộc PVN đang thu hút mạnh cả dòng tiền trong và ngoài nước. Chính điều này đã tạo ra xu hướng tích cực dài hạn, với sự ổn định về mặt giao dịch cho chỉ số.


Thanh khoản chiếm 12,3% toàn thị trường


Tính đến hết năm 2013, trong 27 mã cổ phiếu thuộc PVN Allshare niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX có 9 mã giảm giá, 1 mã đứng giá và 17 mã tăng giá. Tổng khối lượng giao dịch trong năm đạt gần 3,292 tỷ đơn vị cổ phiếu, chiếm 12,3% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường (26,750 tỷ đơn vị).


Thanh khoản của chỉ số là yếu tố quan trọng nhất mà các quỹ đầu tư, nhà đầu tư luôn quan tâm. Trong năm 2013, thanh khoản của PVN Allshare đạt bình quân trên 13,169 triệu cổ phiếu/phiên, tăng hơn 2 triệu cổ phiếu/phiên so với năm 2012. Điểm tích cực này cũng diễn ra tương tự trên PVN 10. Nếu như thanh khoản bình quân của PVN 10 trong năm 2012 đạt hơn 8,37 triệu cổ phiếu/phiên, thì năm 2013, con số này đạt 10,73 triệu cổ phiếu/phiên.


Cổ phiếu có giao dịch nhiều nhất là PVX với gần 1,247 tỷ đơn vị, chiếm 37,87% tổng khối lượng giao dịch của các cổ phiếu trong bộ chỉ số PVN-Index.


Cầu từ NĐT ngoại chiếm 1/3 thị trường


Trong năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 52,446 triệu cổ phiếu trên chỉ số PVN Allshare, tương đương giá trị mua ròng 2.277,6 tỷ đồng. Nếu so với toàn thị trường, con số này tương ứng 27,49% tổng khối lượng và 33,35% tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trong năm (tổng khối lượng mua ròng toàn thị trường là 190,73 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng 6.829 tỷ đồng).


Xét theo phạm vi niêm yết, trên sàn HOSE, khối ngoại đã mua ròng gần 44 triệu đơn vị cổ phiếu thuộc chỉ số PVN Allshare HSX, với giá trị đạt 1.778,3 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 8,4 triệu cổ phiếu thuộc chỉ số PVN Allshare HNX, trị giá mua ròng 489,2 tỷ đồng.



Tàu chở container lớn nhất đã cập Cảng Quy Nhơn

Tàu chở container lớn nhất đã cập Cảng Quy Nhơn
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn, cho biết tàu LEOPARD của Hãng Maersk Line, quốc tịch Đan Mạch đã cập cảng vào lúc 12 giờ 30 trưa 31/1 (tức mùng Một Tết Âm lịch).

Đây là tàu chở hàng container lớn nhất từ trước đến nay cập bến tại Cảng Quy Nhơn (cảng đứng thứ ba trên cả nước).


Theo ông Nguyễn Hữu Phúc, tàu LEOPARS có trọng tải gần 5 vạn tấn và trên tàu chở 502 container, trong đó nhập 300 container và xuất 202 container.


Để kịp thời giải phóng hàng hóa và bốc xếp hàng cho tàu tiếp tục rời cảng vào 6 giờ sáng mai 1/2 (tức mồng 2 Tết), toàn bộ lãnh đạo công ty đã có mặt; đồng thời huy động lực lượng 40 công nhân và đội xe chở hàng container và hai cần cẩu lớn của đơn vị lập tức vào vị trí làm việc với quyết tâm cao nhất.


Anh Trần Xuân Tấn, công nhân lái xe container của Cảng Quy Nhơn nói: "Mặc dù hôm nay mới bước vào ngày đầu của Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 và đang sum họp cùng gia đình nhưng khi có lệnh điều động chúng tôi đều thu xếp công việc và có mặt kịp thời để bốc xếp hàng hóa nhanh theo yêu cầu của khách hàng."


Ông Trần Khang Huy, đại diện đại lý tàu vui vẻ cho biết mặc dù cập cảng đúng dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, nhưng khi tàu cập bến, từ lãnh đạo Công ty đến cán bộ công nhân viên của cảng đã có mặt kịp thời và triển khai bốc xếp hàng hoá khẩn trương, để giải phóng tàu nhanh cho kịp hành trình.


Ông Nguyễn Hữu Phúc cho biết thêm, cảng cũng đã triển khai mọi phương án để mùng 3 và 4 Tết Âm lịch tiếp nhận và bốc xếp hai tàu có trọng tải từ 4,2 đến 4,6 vạn tấn vào làm hàng tại Cảng Quy Nhơn.


Năm 2014, Cảng Quy Nhơn phấn đấu tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 6,6 triệu tấn. Tính riêng tháng Một này, cảng đã đạt sản lượng trên nửa triệu tấn./.



Trung Quốc muốn lập vùng phòng không ở Biển Đông

Trung Quốc muốn lập vùng phòng không ở Biển Đông











Tàu của Trung Quốc trong cuộc đối mặt ở bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines trên Biển Đông đầu tháng 4.

Tàu của Trung Quốc trong cuộc đối mặt ở bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines trên Biển Đông đầu tháng 4/2012. Ảnh do hải quân Philippines cung cấp cho báo chí.



Các quan chức của không quân Trung Quốc vừa soạn thảo các đề xuất cho vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mới, Asahi Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên, trong đó có nguồn từ chính phủ Trung Quốc, hôm nay cho biết. Theo kếhoạch, vùng phòng không này sẽ có trọng tâm là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và có thể mở rộng ra phần lớn Biển Đông.


Bản dự thảo từng được trình lên các quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc vào tháng 5/2013. Bắc Kinh vẫn đang cân nhắc phạm vi thiết lập ADIZ và thời gian đưa ra tuyên bố.


Thông tin trên xuất hiện chỉ hơn hai tháng kể từ khi Bắc Kinh đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Nhật Bản. Theo đó, máy bay đi vào vùng nhận dạng phòng không này phải cung cấp quốc tịch và duy trì liên lạc radio hai chiều với Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối mặt với "các biện pháp phòng vệ khẩn cấp".


Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Tokyo, Seoul và Washington. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng Bắc Kinh có khả năng sẽ hành động tương tự ở Biển Đông.


Cuối tháng 11/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông qua quy định mới, yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nước này và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tháng trước cảnh báo Trung Quốc, đồng thời phản đối bất cứ tuyên bố nào về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, nơi có tuyến đường biển vận tải hàng hóa quan trọng đối với thương mại toàn cầu.


Nguyễn Tâm




Những mùa xuân Văn - Võ

Những mùa xuân Văn - Võ

Dù có được gặp ông hay không, ai bước vào khu nhà tiếp khách với tầng tầng lớp lớp những tranh, ảnh, những liễn, trướng, những lời chúc, lời thơ rút ruột của bao nhiêu thế hệ nhân dân, cũng thấy như được đắm mình trong tinh thần “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn” của Đại tướng.











Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại trọng điểm Lùm Bùm, đường 128, Tây Trường Sơn năm 1973 - Ảnh: Mạnh Thường sưu tầm










Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng thành tích của các nữ chiến sĩ bộ đội Trường Sơn - Ảnh: Mạnh Thường sưu tầm

Xuân này, Đại tướng đã đi xa, nhưng cánh cổng nhà 30 Hoàng Diệu vẫn mở rộng đón khách. Xuân này, nhân dân cả nước có thêm một địa chỉ để đến thăm Đại tướng ở bờ biển Vũng Chùa (Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lồng lộng gió. Những câu chuyện về Đại tướng lại được nhắc đến tha thiết hơn bao giờ…


Và nhất là những câu chuyện gắn liền với mùa xuân, ngày Tết.


Giấc ngủ muộn “ăn Tết”









“Ngày Tết đến bất chợt với hoa ban nở trắng bên sườn núi và dọc những khe suối bên sở chỉ huy. Nam bộ, Liên khu 5 xa xôi gửi điện chúc mừng các chiến sĩ Điện Biên Phủ sớm giành toàn thắng. Trong hàng vạn lá thư từ hậu phương gửi ra mặt trận có những lá thư từ Matxcơva, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng. Đêm giao thừa tôi vẫn dõi theo những khẩu pháo cuối cùng trên đường trở về vị trí tập kết”


VÕ NGUYÊN GIÁP (trích “Quyết định khó khăn nhất”, viết cho báo Nhân Dân dịp kỷ niệm 35 năm chiến thắng Điện Biên Phủ)



Giữa bộn bề những sổ sách ghi chép lại giai đoạn chiến tranh chống Mỹ của Đại tướng đang dang dở, ông Hoàng Minh Phương, trợ lý của Đại tướng giai đoạn 1950-1978, chỉ một câu trong những tập hồi ký Võ Nguyên Giáp đã được hoàn thành, gật đầu tâm đắc: “Hạnh phúc lớn nhất đối với người cầm quân là được ở bên bộ đội, ngay tại mặt trận, Đại tướng đã nói như thế và đã sống như thế”. Từng sát cánh cùng nhau trên khắp các chiến trường, khắp các nẻo đường, ông có thể kể chuyện cả ngày về Đại tướng với tất cả niềm yêu thương và tự hào.


“Tết Giáp Ngọ năm ấy, cách nay đúng một vòng can chi, lục thập hoa giáp…”, ông Phương nhắc về cái Tết trên chiến trường Điện Biên Phủ cách nay tròn 60 năm. “Những ngày ấy chúng tôi chẳng ai nhớ đến Tết, chỉ cảm nhận được qua hơi gió lạnh buốt và sương mù mờ đục”- ông kể. Chiến trường đang lúc nước sôi lửa bỏng, các khẩu pháo đã được kéo vào vị trí, quân tướng đều được chuẩn bị tinh thần dốc toàn lực tấn công. Hàng chục ngày ròng rã Đại tướng Võ Nguyên Giáp không ngủ. Ông tính toán. Ông thao thức. Bao nhiêu sinh mệnh chiến sĩ đang nằm trong những chiến lược, chiến thuật.


Sáng 26-1-1954, đầu quấn một mớ lá ngải cứu để dịu cơn đau nhức, Đại tướng triệu tập cuộc họp trong lán chỉ huy ở Nà Tấu ngay trước giờ tấn công đã định. Không có ý kiến ủng hộ Đại tướng nào được nói ra vì với mọi người tất cả đều là “sự đã rồi”, nhưng ông đã quyết định: “Phải bảo đảm thắng 100% mới đánh”. Hai cuộc họp cân não kéo dài suốt ngày kết thúc với mệnh lệnh: Hoãn tấn công; Kéo pháo ngược ra, chuẩn bị lại các điểm đặt; Thay đổi phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”… Cuộc họp kết thúc, mọi người mới nhớ: đã đến ngày 23 Tết, ngày ông Táo về trời.


“Những ngày đêm tiếp theo lại tiếp tục là những ngày quên ăn quên ngủ. Đại tướng theo dõi tin tức từng khẩu pháo đang được kéo ra. Đường kéo pháo ra còn khó khăn gian khổ hơn cả đường kéo vào, và quan trọng nhất là phải giữ được bí mật, an toàn. Thay đổi phương châm tiến công, kéo dài chiến dịch, mở rộng chiến trường, Đại tướng và Bộ chỉ huy lại ngồi vào tính toán việc đẩy mạnh tổ chức gùi thồ tiếp tế lương thực để bộ đội có sức chiến đấu” - ông Phương kể tiếp.


Ngày 31-1, sở chỉ huy chiến dịch chuyển từ Nà Tấu vào Mường Phăng, sâu trong rặng núi cao nằm ở phía đông cánh đồng Mường Thanh, giữa cánh rừng già. Cái lán nứa vừa dựng xong, chiếc bàn, cái ghế dài, chiếc giường đều bằng những thanh tre, nứa, vầu bổ đôi ghép lại. Không nghỉ ngơi, vị tổng tư lệnh lại tiếp tục ngồi bên điện thoại theo dõi đường đi của những đại đoàn, những đơn vị cuối cùng đang rút và những khẩu pháo cuối cùng.


Câu chuyện Tô Vĩnh Diện hi sinh khi cứu pháo đến vào ngày 28 Tết (tức 1-2-1954), Đại tướng nghe báo cáo mà rơi nước mắt. Ông Hoàng Minh Phương kể Đại tướng lại một đêm nữa không ngủ. Đêm hôm sau, những khẩu pháo cuối cùng được đưa về điểm tập kết an toàn, gần sáng ông mới được thở phào nhẹ nhõm. Chưa đặt mình xuống thì ông chợt nhớ ra: đêm nay là giao thừa (nhằm 29 Tết). Ông lại ngồi dậy gọi cho các chỉ huy: “Có nhớ cho anh em ăn Tết không?”... Giấc ngủ sâu đầu tiên sau nửa tháng thức trắng đến với Đại tướng sau một nụ cười khi ông biết mỗi chiến sĩ đã được “ăn Tết” bằng một chén chè và một điếu thuốc lá.


Giấc ngủ ấy là phần “ăn Tết” của Đại tướng.


“Những ngày sau đó, càng đi sâu vào chiến dịch chúng tôi mới càng thấm thía rằng quyết định của Đại tướng trong cái Tết ấy đã cho chúng tôi cơ hội được sống mà ăn Tết đến sau này” - ông Phương nhắc, không biết đã là lần thứ bao nhiêu trong đời. Trong hồi ký của Đại tướng cũng ghi lại những lời dốc lòng mà mãi đến ngày kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, các sĩ quan của ông mới có cơ hội nói: Chính ủy đại đoàn công pháo 351 Phạm Ngọc Mậu: “Nghe lệnh kéo pháo ra, đúng là: được lời như cởi tấm lòng”; Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn: “Nếu không có lệnh chuyển phương châm ngày đó, phần lớn chúng tôi đã không còn đến ngày hôm nay để tham gia kháng chiến chống Mỹ”; Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ: “Nếu lần đó nhất quyết theo “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, cuộc kháng chiến chống Pháp có lẽ phải lùi đến 10 năm sau mới thắng lợi”.












Ông Hoàng Minh Phương: “Làm một người giúp việc cho Đại tướng hơn 30 năm, từ ngày còn là chàng thanh niên 20 tuổi nhiều sai sót, vấp váp, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ông nặng lời với thuộc cấp” - Ảnh: Tự Trung












Ông Phan Khắc Hy: “Bộ đội Trường Sơn ai cũng nhớ đêm pháo hoa ở Bộ tư lệnh 559 năm ấy…” - Ảnh: Tự Trung










Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn - Ảnh: Mạnh Thường sưu tầm

Đêm pháo hoa và giọt nước mắt


Trong những tranh ảnh liễn trướng ngập đầy ở nhà Đại tướng, có một bức thêu nổi bật chữ vàng trên nền đỏ với những lời giản dị: “Bác về cõi vĩnh hằng, chúng cháu khóc triền miên…”, ký tên: “Toàn thể gia quyến Thiếu tướng Phan Khắc Hy - phó tư lệnh binh đoàn Trường Sơn”. Khi nhắc đến “anh Văn”, ông Phan Khắc Hy không khóc. Ông mỉm cười thật ấm áp: “Tôi là người Quảng Bình, với Đại tướng, ngoài tình đồng đội, quân tướng, còn có tình đồng hương, anh em…”. Và ông kể cho chúng tôi nghe về mùa xuân năm 1973 ở Quảng Bình.


Hiệp định Paris vừa được ký kết. Ngày thống nhất vẫn chưa đến nhưng hòa bình thì đã rõ hình rõ dạng trong mơ ước của bao nhiêu người. Tháng 3-1973, binh đoàn 559 (tức binh đoàn Trường Sơn) tổ chức đại hội mừng công sau 14 năm vượt qua những gian nan, khổ nhọc, hiểm nguy không dễ tưởng tượng để khai mở con đường xuyên rừng vượt núi nối liền Bắc - Nam, phục vụ công cuộc thống nhất đất nước. Bộ tư lệnh 559 đóng tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình những ngày ấy đông kín khách. Nào đại biểu của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, các sư đoàn, đại đoàn, binh đoàn…


Và vị khách đặc biệt nhất chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “Anh em 559 ai cũng phấn khởi, tự hào khi được đón ông, và để nhân lên sự phấn khởi ấy, Đại tướng mang cho chúng tôi một món quà: lệnh cho phép bắn pháo hoa mừng thắng lợi” - ông Phan Khắc Hy kể.


Bao nhiêu năm chiến tranh, trên đường Trường Sơn, trên bầu trời Quảng Bình chỉ có máy bay gầm rú, bom rơi, đạn nổ, pháo rền, trên đất Quảng Bình chỉ có chết chóc, nát tan, mất mát. Đêm xuân 7-3-1973 ấy, lần đầu tiên những bông pháo hoa lộng lẫy bung nở trên bầu trời, soi mình xuống dòng Long Đại (chảy qua xã Hiền Ninh trước khi nhập vào sông Nhật Lệ). Người Quảng Bình đứng ken kín hai bên bờ sông, khu vực của đoàn 559 đông đặc bộ đội, tất cả đều ngước lên bầu trời trong xanh giữa mùa xuân với những nụ cười và những giọt nước mắt hạnh phúc. Với đa số họ, đây là lần đầu được biết thế nào là pháo hoa. Với những người lính gốc Hà Nội, những đêm pháo hoa trong phút giao thừa ở hồ Gươm tưởng như chỉ còn trong giấc mơ nay đã được tái hiện bằng sự thật.


“Chỉ mười lăm phút pháo hoa tầm thấp nhưng với chúng tôi đó là phần thưởng tuyệt vời nhất sau bao năm khói lửa, hi sinh. Những bông hoa rực rỡ ấy là hứa hẹn của ngày khải hoàn, của hòa bình, của thống nhất. Đoàn văn công đến từ Hà Nội với những giọng ca hàng đầu như ca sĩ Lê Dung lại tiếp thêm cho anh em chúng tôi nguồn động lực vô tận để đi vào những trận cuối cùng, thẳng đến hòa bình” - giọng ông Phan Khắc Hy hôm nay vẫn còn sự hào hứng của 40 năm về trước.


Trong hồi ký Đường xuyên Trường Sơn, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, tư lệnh binh đoàn Trường Sơn, nhắc về sự kiện ấy: “Đại hội mừng công khai mạc ngày 7-3, quy mô chưa từng có, khí thế rầm rộ chưa từng có, quang cảnh tưng bừng, lại có cả pháo hoa lần đầu được chứng kiến với không ít người. Đây là lần thứ ba Đại tướng thay mặt Bộ Chính trị, Chính phủ, Quân ủy trung ương đến dự hội nghị mừng công của bộ đội Trường Sơn”.


Sau hội nghị, sau họp bàn những công việc tiếp theo với Bộ tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên xe tiếp tục đi thị sát chiến trường, đến thăm các tiểu đoàn công binh, các đội thanh niên xung phong làm đường, các đơn vị pháo cao xạ...


Bao nhiêu năm sau, tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn còn xúc động khi nhắc lại: “Tôi không thể nào quên. Trên đỉnh đèo Phu La Nhích, anh Văn chọn một điểm cao và dùng ống nhòm quan sát. Tôi thấy anh lặng người khá lâu trước cảnh tượng khu rừng nguyên sinh bạt ngàn bị đạn, bom, chất độc khai quang đào quật, hủy diệt, chỉ còn lác đác mấy thân cây cháy rụi. Hố bom chồng chất hố bom. Anh nói chuyện với bộ đội, thanh niên xung phong mà nghẹn ngào xúc động. Nhiều cô thanh niên xung phong khóc rưng rức. Rồi anh Văn không quên sang mấy nấm mộ liệt sĩ chôn kề đó thắp hương. Anh khóc…”. Trong hồi ký, ông viết lại cảm xúc lúc đó: “Những giọt nước mắt dành cho phút hội ngộ với những người đang sống và chiến đấu, những giọt nước mắt dành cho những chiến sĩ nằm lại trọng điểm này của vị tổng tư lệnh giữa chiều xuân Trường Sơn thật sự thấm đẫm tình người, lắng sâu trong tâm khảm…”.


Tôi bình đẳng với những người lính


Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Tôi bình đẳng với những người lính của mình”, còn những người lính của ông thì biết rõ điều đó. Ông Lê Chí Dũng, một cựu chiến binh sư đoàn 338, ghi chép lại cặn kẽ lần đầu tiên được gặp Đại tướng. Đó là những ngày giáp Tết Nhâm Tý 1972, đơn vị gồm toàn lính mới nhập ngũ của ông đang cấp tập rèn luyện để chuẩn bị lên đường vào Nam. Đa số đều là sinh viên các trường đại học, có cả thầy giáo, cả nghiên cứu sinh mới về từ nước ngoài. Một đêm bỗng có lệnh xuất quân. Hành quân đến gần sáng, hai bên đường không còn là phố phường Hà Nội mà đã là những dãy núi đá vôi Ninh Bình, chợt có tiếng xe Uoát đi vào giữa hàng quân. Mọi người xôn xao vì tin bất ngờ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chúc Tết.


Từ trên xe, Đại tướng nhảy xuống đi bộ giữa hàng quân, tay giơ lên vẫy chào. Những tiếng hoan hô vang rền. Chợt ông dừng lại trước một chiến sĩ rất trẻ, mang quân hàm binh nhì: “Đồng chí đi bộ đội bao lâu rồi?”. “Báo cáo Đại tướng, gần một tháng ạ”. “Đã học chào chưa?”, và bất ngờ, Đại tướng rập gót giày, đứng nghiêm, giơ tay chào. Anh binh nhì rập giày đáp lễ, hai mắt bừng lên tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ khó tả. Cả đoàn quân lặng đi, rồi vỗ tay hoan hô vang dội. Ông Lê Chí Dũng viết: “Vào trận mạng sống rất mong manh, nhưng hành động của Đại tướng đã cho chúng tôi, ngoài nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc, còn cái tình “phụ tử chi binh”. Sức mạnh của những người lính trẻ chúng tôi được tăng thêm rất nhiều kể từ buổi được gặp chủ tướng của mình ngày ấy”.


Những người lính là những người ra vào thường xuyên nhất ở nhà 30 Hoàng Diệu, khi Đại tướng còn và cả khi ông đã đi xa. Có người lính già đến chỉ để ôm siết Đại tướng và nói: “Báo cáo anh, em đã hoàn thành nhiệm vụ”. Có chị cựu thanh niên xung phong sau khi xin phép được vào nhà thì không xin gặp Đại tướng nữa, chỉ đứng một góc phòng ngắm và khóc. Những ngày cuối năm, chúng tôi gặp một người lính già dẫn theo con, cháu đi từ Diễn Châu, Nghệ An ra, xin vào “thắp nén hương cho anh Văn để các cháu được viếng ông”. Hỏi, ông cho biết tên là Trần Hữu Thiên, nguyên là chiến sĩ trong đội cảnh vệ bảo vệ Đại tướng từ những năm 1960. “Phục, thương Đại tướng là điều tất nhiên, không có gì phải nói nữa. Làm nhiệm vụ ngay trong nhà, tôi phục cả gia đình, nhất là chị Hà…”. Ông Thiên kể những ngày quân tướng một nhà, tối tối Đại tướng đi dạo thường ghé qua hỏi thăm anh em cảnh vệ, thỉnh thoảng ngày Tết gia đình lại mời vào ăn cùng một bữa cơm, về hưu rồi ghé lên thăm, “chị Hà” lại gửi món quà cho cháu...


Cùng ở Cục Bảo vệ quân đội với ông Thiên, ông Nguyễn Tiến Trổ (ở Quế Võ, Bắc Ninh) đã có 20 năm làm vệ sĩ cho Đại tướng. Đi cùng đoàn gia đình để tiễn Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng, ông Trổ tâm sự: “Kể làm sao cho hết những kỷ niệm với anh Văn. Đọng lại trong chúng tôi là một vị Đại tướng hết sức bình dị, trân trọng những người dưới quyền, chưa bao giờ nặng lời lớn tiếng với ai kể cả khi chúng tôi có lỗi. Tôi làm bí thư chi bộ nhà riêng, lần nào họp Đại tướng cũng xuống dự từ sớm, phát biểu rất nghiêm túc với tư cách một đảng viên, không hề quan quyền, xa cách. Tôi nhớ những ngày khó khăn, tiêu chuẩn riêng của Đại tướng có một cốc sữa chua, bảo vệ đạp xe đi lĩnh mỗi chiều. Đại tướng làm việc bất kể ngày đêm, tiêu chuẩn thực phẩm thì hạn chế, có lúc chúng tôi phải suy nghĩ bạc đầu để tìm cách bảo đảm dinh dưỡng cho bữa ăn của ông…”. Nói đến đây, giọng ông Trổ như nghẹn lại.


Những câu chuyện như thế về một người như thế, làm sao không nghẹn lời.


PHẠM VŨ



Samsung chính thức ra mắt Galaxy Note 3 Neo

Samsung chính thức ra mắt Galaxy Note 3 Neo


Ảnh


Về mặt thiết kế, hầu như Neo thừa hưởng tất cả các thiết kế đặc trưng của Note 3 từ trọng lượng, độ dày và dung lượng pin đến chất liệu giả da của ốp lưng phía sau.


Tuy nhiên, Neo ngắn hơn một chút nếu so sánh cả về chiều dài và chiều rộng so với bản gốc. Cụ thể, Neo trang bị màn hình Super AMOLED 5,5 inch độ phân giải 720p (Note 3 có màn hình 5,7 inch với độ phân giải 1080p). Camera sau có độ phân giải 8 Mpx hỗ trợ quay phim 1080p, giảm từ camera 13 Mpx quay phim 4K của Note 3 được phát hành trước đó. Camera trước của sản phẩm có độ phân giải 2 Mpx.


Ảnh


Khác biệt còn đến từ chipset được sử dụng cho hai phiên bản này. Phiên bản Neo hỗ trợ LTE sẽ trang bị chipset hexa -core, gồm hai lõi Cortex-A15 tốc độ 1,7 GHz và bốn lõi Cortex A7 tốc độ 1,3 GHz. Trong khi đó Neo HSPA+ trang bị VXL bốn lõi 1,6 GHz (chưa rõ tên chip).


Samsung Galaxy Note 3 Neo có kích thước 148,4 x 77,4 x 8,6 mm, trọng lượng 162,5 gram và tích hợp một pin 3100 mAh. Khi phát hành, cả hai phiên bản này sẽ đi kèm với Android 4.3 Jelly Bean với đầy đủ những tính năng TouchWiz và của bút S Pen.


Ngoài sự khác biệt giữa mạng LTE+ và HSPA thì cả hai phiên bản này đều hỗ trợ khá đầy đủ các kết nối phổ biến hiện nay như Wi-Fi 802.11 chuẩn n , Bluetooth 4.0 LE, NFC, GPS/GLONASS.





Tăng trưởng kinh tế Mỹ khẳng định sự hồi phục trong quý IV/2013

Tăng trưởng kinh tế Mỹ khẳng định sự hồi phục trong quý IV/2013

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng, trong quý IV/2013 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ghi nhận mức tăng 3,2%, theo số liệu ước tính đầu tiên của Bộ Thương mại Mỹ được công bố hôm qua 30/1/2014.


Tính chung cả năm 2013, tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới đạt 1,9%, thấp hơn tốc độ của năm trước đó với tỷ lệ tăng trưởng 2,8% trong năm 2012.


Tuy nhiên quan trọng hơn, nền kinh tế Mỹ rõ ràng đang trong khoảng thời gian hổi phục. Kể từ hai quý vừa qua, GDP của Mỹ đều tăng trên 3%, sau quý đầu tăng trưởng khiêm tốn (1,1% trong quý I và 2,5% trong quý II).


Động lực tăng trưởng chính đến từ lĩnh vực tiêu dùng, với tỷ lệ chiếm tới 70% các hoạt động trong nền kinh tế Mỹ. Cụ thể, tiêu dùng đã tăng trưởng 3,3% trong quý IV/2013. Lĩnh vực trên đánh dấu sự tăng trưởng tốt nhất trong vòng 3 năm qua. Giá trị mua hàng của các hộ gia đình Mỹ đã đóng góp tới 2,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, đây là tỷ lệ lớn nhất kể từ năm 1984.


Lĩnh vực đầu tư của khu vực doanh nghiệp cũng đóng góp nhiều cho tăng trưởng trong quý vừa qua, với tốc độ tăng 3,8%, giảm nhẹ so với quý trước đó với mức tăng 4,8%.


Giá trị hàng tồn kho cũng chiếm một nửa trong tăng trưởng GDP vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý trước. Tổng giá trị hàng tồn kho đã đóng góp 0,42 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong quý IV năm ngoái so với 1,67 điểm phần trăm trong quý trước đó.


Lĩnh vực ngoại thương cũng là động lực cho tăng trưởng mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm xuống 370,1 tỉ USD nhờ tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu. Lĩnh vực trên đã đóng góp 1,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong quý IV, tốc độ tăng tốt nhất kể từ quý II/2009.


Trái lại, một vài nhân tố làm "hãm phanh" tăng trưởng kinh tế Mỹ, đặc biệt là việc giảm chi tiêu chính phủ liên bang lên tới 4,9% trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái, qua đó làm giảm 0,9 điểm phần trăm tăng trưởng GDP.


Bộ Thương mại Mỹ đồng thời cũng công bố sự kiện đóng cửa chính phủ Mỹ trong 15 ngày đầu tháng 10, gây ra do sự bất đồng giữa Quốc hội Mỹ và Nhà trắng về vấn đề ngân sách, đã khiến kinh tế Mỹ thiệt hại 0,3 điểm phần trăm tăng trưởng trong quý IV. Báo cáo của Bộ Thương mại cũng chỉ rõ, ước tính thiệt hại trên được tính toán từ việc giảm số giờ lao động.


Ngoài ra, việc xây dựng nhà mới giảm sút 9,8% cũng khiến cho GDP quý IV giảm 0,3 điểm phần trăm.


Trước đó vào ngày 29/1/2014, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khẳng định sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ kèm theo quyết định giảm quy mô gói nới lỏng định lượng QE3 từ 75 tỉ USD xuống còn 65 tỉ USD mua trái phiếu chính phủ và chứng khoán thế chấp hàng tháng.



Xả súng tại Trung Quốc, 6 người thiệt mạng

Xả súng tại Trung Quốc, 6 người thiệt mạng

Theo thông tin ban đầu, nghi can là Shao Zongqi, 38 tuổi. Y đã sử dụng một khẩu súng trường bán tự động trong vụ thảm sát trên.

Hiện cảnh sát huyện Tengchong đang ráo riết truy tìm nghi can, đồng thời treo thưởng 200.000 Nhân dân tệ cho người cung cấp thông tin giúp bắt được nghi can hoặc người bắt giữ được y./.




Gas giảm 13.000 đồng/bình 12 kg

Gas giảm 13.000 đồng/bình 12 kg


Ông Đỗ Trung Thành, Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP HCM (sở hữu thương hiệu gas SP), cho biết giá gas thế giới tháng 2 vừa được công bố giảm 45 USD/tấn, còn bình quân 970 USD/tấn nên giá gas trong nước giảm tương ứng.



Giá gas bán lẻ oại 12 kg/bình của SP là 430.000 đồng/bình từ ngày 1-2



Giá gas bán lẻ loại 12 kg/bình của SP là 430.000 đồng từ ngày 1-2




Như vậy, giá gas bán lẻ tối đa loại 12 kg/bình đến người tiêu dùng khu vực TP HCM của một số thương hiệu như sau: SP 430.000 đồng/bình, Petrolimex 438.000 đồng/bình, Shell 464.000 đồng/bình...


So với dự báo hồi giữa tháng 1, giá gas giảm chỉ bằng 1/3 do sự biến động khó lường của giá gas thế giới. Trong khi đó, thông lệ giá gas trong nước tính theo giá hợp đồng thế giới từng tháng, được công bố cuối tháng trước áp dụng cho nguyên tháng sau.





TTCK 2014: Các chuyên gia dự báo ra sao?

TTCK 2014: Các chuyên gia dự báo ra sao?


Ông Phạm Phú Khôi – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2014 sẽ vẫn tăng nhưng có nhiều biến động.


Ba nhân tố chính giúp thị trường bứt phá gồm: (1) sản phẩm phái sinh; (2) nới room cho nhà đầu tư nước ngoài; (3) quy định mới về Niêm yết bắt buộc đối với các công ty đại chúng.


Dòng vốn ngoại có thể sẽ tiếp tục rút khỏi các thị trường mới nổi và sẽ tạo những biến động bất ổn. Ngược lại nguồn nội lực của Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong năm 2014.



Ông Nguyễn Hoàng Thiên Trúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) nhận định xu hướng thị trường chứng khoán nửa đầu năm lẫn cả năm 2014 sẽ là tích cực.


VN-Index năm 2014 có thể đạt đến 600 - 630 điểm, bằng với đỉnh cũ năm 2009.


Những yếu tố hiện đang được các nhà đầu tư quan tâm: (1) nợ xấu và hiệu quả của VAMC, (2) sức khỏe của hệ thống ngân hàng, (3) hiệu quả của các chính sách, (4) mức độ tăng trưởng kinh tế, (4) dòng tiền từ các tổ chức đầu tư, (5) mức độ sinh lợi của các kênh đầu tư khác, (6) lãi suất và tỷ giá, (7) việc nới room ngoại, (8) kết quả của Hiệp định TPP.



Ông Nhữ Đình Hòa – Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS) cho rằng thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trong khoảng thời gian 3-5 năm tới và 2014 có thể là năm bản lề cho một chu kỳ tăng trưởng mới.


Ông cũng đang chờ đợi hai chính sách với những thay đổi lớn: (1) cơ chế vận hành cho các sản phẩm phái sinh; (2) việc cho phép vay mượn chứng khoán, trước mắt là giao dịch bán vào ngày T+0 và sau đó là cơ chế Short Sell.


Theo ông, cơ hội đầu tư tiềm năng trong năm 2014 thuộc về Bất động sản, Tài chính, Xuất khẩu và Xây dựng cơ sở hạ tầng.



TS. Alan Phạm - Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital nhìn nhận chứng khoán là kênh đầu tư tốt nhất trong năm 2014 và dự báo VN-Index sẽ tăng khoảng 15-20%.


Bên cạnh chứng khoán thì trái phiếu (cả trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp) vẫn rất đáng quan tâm.


Khuynh hướng dòng tiền FDI sẽ đổ vào lĩnh vực Sản xuất, Chế biến, Bất động sản và Thủy sản.



Bà Nguyễn Vũ Ngọc Trinh - Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành Đầu tư của Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife Việt Nam kỳ vọng năm 2014 thị trường chứng khoán có khả năng tăng trưởng 15-20%.


Chuyển biến dòng vốn ngoại có thể sẽ tăng cao trong nửa đầu năm 2014 và nhà đầu tư nên lựa chọn nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt trong năm mới.



Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư Khách hàng Tổ chức – Khối Dịch vụ CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng Thông tư 02 và room ngoại sẽ là điểm nóng trên thị trường chứng khoán năm 2014.


Thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng khó khăn nhưng sẽ khả quan hơn năm 2013. Cổ phiếu ngành Ngân hàng và Bất động sản có thể thu hút sự chú ý.



Ông Bùi Phước Hội – Trưởng phòng Phân tích và Đầu tư CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) kỳ vọng vào một kịch bản khả quan hơn của nền kinh tế trong năm 2014 và thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng 15-20%.


Nhóm ngành có thể lưu tâm là Chứng khoán, Bất động sản và Ngân hàng.


Ông dự báo 2 kịch bản cho VN-Index: (1) nếu điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định thì VN-Index có thể đạt từ 551-580 điểm; (2) nếu điều kiện kinh tế vĩ mô tích cực và đạt được các mục tiêu kế hoạch của Chính phủ, VN-Index có thể đạt từ 600-633 điểm



Ông Trương Thanh Hải - Phó phòng phân tích CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) cho rằng TTCK quý 1/2014 sẽ chuyển biến tích cực với xu hướng tăng điểm là chủ đạo.


Ông cho rằng 4 nhân số sau đây sẽ hỗ trợ thị trường trong dài hạn: (1) kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014; (2) kinh tế vĩ mô trong nước ổn định hơn trong việc kiểm soát lạm phát; (3) trọng tâm chính sách của Chính phủ trong năm 2014 được dự báo sẽ hướng đến thúc đẩy tăng trưởng; (4) dòng vốn ngoại được nhìn nhận sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với TTCK trong năm 2014.


Bên cạnh chứng khoán thì ông Hải khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc dồn tiền vào phân khúc bất động sản giá thấp.



CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) cho rằng, năm 2014, triển vọng của TTCK Việt Nam được đánh giá là khả quan cùng với sự phục hồi và ổn định của kinh tế vĩ mô.


Xu hướng thị trường chứng khoán sẽ tăng điểm chậm nhưng chắc chắn và VN-Index được dự báo ở mức 550 điểm với kịch bản trung tính, 660 điểm với kịch bản lạc quan.


Chính sách được kỳ vọng là nới room cho nhà đầu tư nước ngoài và hành lang pháp lý cho Quỹ mở, ETF.



CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng thị trường chứng khoán tiếp tục khả quan trong năm 2014 khi nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ như: (1) tăng room cho khối ngoại; (2) đẩy mạnh cải tổ doanh nghiệp nhà nước; (3) Hiệp định TPP; (4) gói hỗ trợ bất động sản và VAMC; (5) quỹ mở và ETF của Việt Nam.


Trong các kênh đầu tư thì chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn và nhóm ngành nên quan tâm gồm Dầu khí, Cơ sở hạ tầng, Dịch vụ cảng, Tiện ích, Vật liệu cơ bản, Bất động sản và Công nghiệp.



Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Anh dẫn đầu các nước Tây Âu về tăng trưởng kinh tế

Anh dẫn đầu các nước Tây Âu về tăng trưởng kinh tế


Tốc độc tăng trưởng kinh tế của Anh năm 2013 được nhìn nhận là đạt mức mạnh nhất kể từ năm 2007.


Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Anh tăng trưởng 1,4% trong năm 2013 và sẽ tăng 1,9% trong năm 2014. Mức tăng trưởng này tốt hơn nhiều so với Nhật Bản (2% và 1,2%) và đặc biệt là khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), được dự báo tăng trưởng chỉ ở mức 1% trong năm 2014.


Anh dẫn đầu các nước Tây Âu về tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1


Nhà kinh tế Vương quốc Anh Michael Saunders tại Citigroup nhận định, qua dữ liệu năm 2013 có thể thấy, Anh đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong sản xuất công nghiệp nhưng lại có vẻ khiêm tốn trong doanh số bán lẻ và chưa có nhiều biến chuyển trong ngành xây dựng.


Theo dự đoán của trung tâm Nghiên cứu kinh tế và doanh nghiệp (CEBR), Anh sẽ đánh bại Pháp vào năm 2018 trước khi soán ngôi của Đức năm 2030.


AFP dẫn nguồn báo cáo cho hay, “Đức được dự đoán sẽ để tuột mất ngôi vị nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào tay Anh vào năm 2030 do Anh có tốc độ tăng dân số ít hơn và ít phụ thuộc vào các nền kinh tế châu Âu khác”.


Dù vậy, báo cáo cũng để ngỏ khả năng triển vọng kinh tế của Berlin sẽ khá hơn nếu đồng euro tan vỡ.


Trong khi đó, lãnh đạo Douglas McWilliams của CEBR nhận định việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ khiến kinh tế Anh còn phát triển nhanh hơn nữa.


Trả lời phỏng vấn trên Daily Telegraph, ông McWilliams cho biết, “Về ngắn hạn, việc rời EU rõ ràng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực, nhưng sau giai đoạn khoảng 15 năm nó sẽ có tác động tích cực”.





Việt Nam càng phát triển, ODA cho nông nghiệp càng tăng

Việt Nam càng phát triển, ODA cho nông nghiệp càng tăng
Thưa Bộ trưởng, ông đánh giá như thế nào về đầu tư vốn ODA cho nông nghiệp hiện nay?

- Có thể nói, từ trước tới nay, đầu tư của các doanh nghiệp nói chung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là ít, nhưng vốn ODA dành cho nông nghiệp thì không ít, trái lại rất nhiều. Tỷ trọng vốn không hoàn lại trong lĩnh vực này tương đối cao trong tổng nguồn vốn ODA huy động được, khoảng 350-400 triệu USD/năm. Tuy nhiên, do lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường xuyên đối mặt với khó khăn, rủi ro do thiên tai, địch họa, thị trường bấp bênh nên hiệu quả của việc đầu tư chưa đem lại như mong đợi.





Vậy khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thì đầu tư vốn ODA cho nông nghiệp, nông thôn sẽ thay đổi như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Nếu như trước đây, vốn ODA cho nông thôn là vốn không hoàn lại, vốn vay lãi suất thấp thì tới đây, vốn ODA lãi suất cao cũng sẽ được đầu tư cho nông thôn. Bởi nông thôn là vùng khó khăn, nếu Chính phủ không quan tâm đầu tư thì sẽ rất khó thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư.


Vốn ODA cho nông thôn tới đây sẽ tập trung vào các dự án tốt, có khả năng thu hồi vốn, sẽ không chỉ vào xóa đói giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng, mà còn là y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường và các phúc lợi khác... Rất nhiều mảng của kinh tế nông thôn các nhà tài trợ rất quan tâm, đặc biệt là ở những vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số. Chính phủ cũng sẽ cân đối để ODA cho nông nghiệp, nông thôn tăng lên tới đây. Rồi chúng ta sẽ được chứng kiến những điều này trở thành hiện thực.



Vốn ODA đã giúp Việt Nam thành công trong xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, song thực tế tình trạng tái nghèo, kém phát triển vẫn tồn tại. Thưa Bộ trưởng tới đây, việc đầu tư vốn ODA cho nông thôn sẽ phải thay đổi theo cách thức nào để thực sự mang lại hiệu quả?


- Những năm qua, Việt Nam đã sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi, ODA không hoàn lại để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh ngân sách “cho không” khổng lồ của Nhà nước là vốn không hoàn lại, hay Chính phủ vay ODA rồi cấp không cho các dự án giảm nghèo và Chính phủ trả nợ thay.


Trong bối cảnh mới, để xóa đói giảm nghèo hiệu quả thì chúng ta sẽ không thể “cho không mãi”. Người nghèo cũng phải có “vốn đối ứng” 10-15% trong các dự án ODA sau này để buộc họ phải cân nhắc khi vay vốn làm ăn, xóa nghèo hiệu quả. Chuẩn nghèo cũng phải được nâng lên do người nghèo có kiến thức hơn nên họ phải làm được các dự án hiệu quả hơn cho mình.


Chúng ta phải chuyển được tư duy từ “cho con cá sang cho cần câu” thì việc vay và sử dụng vốn ODA vào nông nghiệp, nông thôn sẽ hiệu quả hơn. Việt Nam đã là một nước có thu nhập trung bình nên định hướng xóa đói giảm nghèo tới đây sẽ phải có các giải pháp khác, không thể “cào bằng” trong chính sách giảm nghèo.


Nói gì thì nói, nông thôn Việt Nam vẫn còn kém phát triển so với mặt bằng chung. Vậy giải pháp nào để có thể thu hút được vốn ODA vào khu vực này khi nguồn vốn vay ODA ngày một khó với Việt Nam, thưa Bộ trưởng?


- Kinh tế Việt Nam đã được cải thiện. Chúng ta đã đứng vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp nên các nhà tài trợ sẽ giảm dần cho vay ODA ưu đãi, ODA không hoàn lại. Do vậy, Việt Nam cần sử dụng nguồn vốn này thực sự có hiệu quả. ODA cho phát triển nông nghiệp phải phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành, với chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước.


Theo đó, Việt Nam sẽ ưu tiên thu hút vốn cho xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thích ứng biến đổi khí hậu, trong đó ưu tiên các dự án quản lý rủi ro thiên tai, các dự án nông nghiệp thông minh, phát triển xanh, phát triển bền vững. Chính phủ cũng ưu tiên các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tính cạnh tranh của nông-lâm-thủy sản.


Cuối tháng 12 vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 210 thay thế cho Nghị định 61 về ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây chính là cơ sở quan trọng để kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế, từ FDI, các doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn ODA vào nông nghiệp nhiều hơn.



ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND