Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

ANZ: Kinh tế Việt Nam hai mảng sáng tối

ANZ: Kinh tế Việt Nam hai mảng sáng tối
Ngân hàng ANZ công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam quý I/2014 với câu chuyện kể về hai nhu cầu - hai mảng sáng tối của nền kinh tế. Theo ANZ, số liệu tăng trưởng GDP Việt Nam quý I cho thấy sự khác biệt lớn giữa nhu cầu trong và ngoài nước.

Nhu cầu nước ngoài vẫn là góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ có thể sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam di chuyển trong chuỗi giá trị, từ một nước dựa chủ yếu vào dệt may thành một nhà sản xuất chất bán dẫn.


Nói cách khác, ANZ cho rằng lạm phát giảm cho thấy cải thiện chậm nhu cầu nội địa vốn yếu ớt. ANZ nhận định quyết định nới lỏng các điều kiện tiền tệ hơn nữa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bằng cách hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 6,5% giữa tháng trước có tác động giới hạn tới tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang đề nặng lên tâm lý lo ngại rủi ro, khiến nguồn cung tín dụng thắt chặt. Tuy nhiên, ANZ cho rằng có khả năng NHNN sẽ nới lỏng hơn nữa nếu lạm phát tiếp tục giảm.


ANZ nhắc lại dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở 5,6% năm 2014 và 5,8% năm 2015 nhờ sự hỗ trợ của những cải thiện chậm nhưng chắc chắn. ANZ dự báo tỷ lệ lạm phát năm nay có thể thấp hơn dự báo 7 - 7,5% trước đó của ngân hàng này nếu các dự án mà chính phủ lên kế hoạch không thể bảo vệ được nhu cầu nội địa trong nửa sau của năm.


Tăng trưởng GDP quý I vẫn duy trì ổn định nhưng hồi phục chậm. Tăng trưởng kinh tế ở 4,96% theo năm, thấp hơn kỳ vọng của thị trường, dù ghi nhận kết quả tăng trưởng quý I cao nhất 2 năm. Hoạt động kinh tế Việt Nam thường chậm lại vào đầu năm, tăng trở lại và đạt đỉnh vào quý IV. Chính phủ dự báo tăng trưởng GDP 2014 ở 5,8% bất chấp khởi đầu chậm trong quý I. Nhu cầu nội địa tăng vẫn dưới xu hướng, dù tình hình cải thiện ổn định.


Tăng trưởng doanh số bán lẻ ở mức trung bình 10,3% theo năm trong quý I, so với 11,7% trong cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh lạm phát, doanh số bán lẻ thực tế tăng thấp hơn 6%.


Nhu cầu nước ngoài - mảng sáng


Khu vực nước ngoài mạnh mẽ đang giúp cải thiện tình trạng yếu ớt của nhu cầu trong nước và tăng cường tài khoản vãng lai. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục hỗ trợ sản xuất công nghiệp và ngoại thương. Tính tới 20/3, đã có 252 dự án mới được phê duyệt, nâng số vốn đăng ký mới lên 2 tỷ USD. Khoảng 82 dự án đang có nhận thêm nguồn vốn trị giá 1,3 tỷ USD, nâng tổng FDI quý I lên 3,3 tỷ USD.


Theo ANZ, lĩnh vực sản xuất tiếp tục dẫn đầu với gần 70% tổng FDI, chủ yếu nhờ các khoản đầu tư tới từ Hàn Quốc và Nhật Bản. FDI vào sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn có thể sẽ duy trì hỗ trợ chủ chốt cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được thúc đẩy mạnh mẽ với khoản đầu tư 225 triệu USD từ Canada để xây dựng các bệnh viện trên cả nước.


ANZ1




Ngày 12/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp FDI phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng để thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Tiền trong các tài khoản FDI sẽ không được chuyển tới các tài khoản tiền gửi kỳ hạn và tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng nước ngoài hay chi nhánh các ngân hàng nước ngoài.

ANZ cho rằng thặng dư thương mại trong quý I góp phần ổn định thị trường ngoại hối. Tỷ giá USD/VND trong tháng 3 trong khoảng từ 21.070 - 21.110 đồng/USD, theo ANZ.


VND ổn định cho phép NHNN tăng thêm dự trữ ngoại hối của mình. Thống đốc Nguyễn Văn Bình thông báo rằng dự trữ ngoại hối đã tăng 7,7 tỷ USD trong quý. Hoạt động mua vào của NHNN đã giữ thanh khoản VND dư dả trong tháng 2. Lãi suất ngắn hạn VND giữ trong khoảng từ 1,5 đến 2% trong những tháng gần đây.


Để hút sạch thanh khoản dư thừa, NHNN đã bán 244,8 nghìn tỷ VND (11,7 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn 1 đến 3 tháng trong quý I, mức kỷ lục. Hầu hết các trái phiếu này sẽ đáo hạn trong quý II.



Nhu cầu nội địa - mảng tối


Lạm phát giảm trong quý I đi cùng với nhu cầu nội địa yếu, ANZ nhận định. Loại bỏ những biến động liên quan tới thực phẩm và nhiên liệu, ANZ ước tính lạm phát lõi hay lạm phát phi thực phẩm/nhiên liệu cũng giảm xuống mức trung bình 6,47% trong quý I, từ mức đỉnh 14% cùng kỳ năm trước. Tính theo tháng, giá tiêu dùng tăng trong quý I, khi giá giảm 0,44% trong tháng 3. Tháng đầu tiên giá giảm trong 10 tháng qua cho thấy niềm tin tiêu dùng thấp.


Nếu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng theo kế hoạch của chính phủ không kéo được nhu cầu nội địa trong nửa sau của năm, ANZ cho rằng có nguy cơ giảm đáng kể dự báo lạm phát 7 tới 7,5% năm nay của mình.


ANZ2




Tỷ lệ nợ xấu ở mức cao vẫn kéo lùi nhu cầu nội địa. Các ngân hàng vẫn e ngại cung cấp tín dụng cho một số lĩnh vực đáng kể trong nền kinh tế được minh chứng bằng tăng trưởng tín dụng đi ngang trong quý I. NHNN vẫn lạc quan rằng tăng trưởng tín dụng 2014 ở 12-14% là có thể. Năm 2013, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% đạt được sau khi nguồn tín dụng tăng vọt nhờ nhận được hỗ trợ tạm thời từ NHNN trong tháng 12. Nếu không có những biện pháp khuyến khích tạm thời hết hạn cuối năm 2013, ANZ tin rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ không đạt.

Nếu những biện pháp khuyến khích tương tự không được đưa ra trong năm nay, ANZ cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ không đạt được. Hơn nữa, việc thiếu minh bạch trong tỷ lệ nợ xấu thực sự trong hệ thống ngân hàng càng làm tồi tệ hơn tình trạng thất thường của phân phối tín dụng. Các doanh nghiệp nhà nước và lớn tiếp tục nhận được nguồn tín dụng sẵn có, cướp đi nguồn tiền của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm ngoái, các doanh nghiệp vừa vả nhỏ chỉ nhận được chưa tới 15% tổng tín dụng.


Việc NHNN trì hoãn giải quyết nợ xấu có thể khiến tăng trưởng nội địa dưới mức tiềm năng. Theo quan điểm của ANZ, bất kỳ việc trì hoãn phân loại nợ xấu nào cũng là một bước lùi trong chính sách và có thể sẽ kéo dài sự không sẵn sàng của các ngân hàng trong việc tăng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ANZ dự báo các doanh nghiệp địa phương nhỏ tiếp tục thiếu nguồn tiền trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận được nguồn dồi dào. Theo nguồn tin của ANZ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít phụ thuộc hơn vào các nguồn tín dụng trong nước, nhận được khoảng 2 - 5% khoản vay từ các ngân hàng địa phương lớn.


Do tăng trưởng tín dụng thấp, các ngân hàng vẫn là những người mua vào trái phiếu chính phủ nhiều nhất. Dù dư thừa thanh khoản, các ngân hàng vẫn e ngại mở rộng danh mục cho vay, biến trái phiếu chính phủ thành lựa chọn đầu tư hàng đầu, ANZ nhận định.


Theo đó, khoảng 80% trái phiếu phát hành từ đầu năm tới nay là do các ngân hàng mua. Các ngân hàng nước ngoài mua vào 10%, sau đó là các tổ chức tài chính với 9,6%. Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội đã phát hành tổng cộng 74,3 nghìn tỷ đồng kể từ tháng 1 năm nay. Chính phủ Việt Nam cũng có kế hoạch bán 300 nghìn tỷ đồng trong năm nay, cao hơn mức kỷ lục 194,8 nghìn tỷ đồng năm ngoái.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND