Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Thời hưng vượng của thời trang "hàng hiệu" gốc Á

Thời hưng vượng của thời trang "hàng hiệu" gốc Á
Trong tháng 2 vừa qua, tờ Nikkei Asian Review đặt ra câu hỏi rằng liệu châu Á sẽ trở thành sân chơi thương hiệu nhộn nhịp nhất thế giới trong năm nay? Nhiều thương hiệu lớn đang đặt nhà máy sản xuất tại châu Á. Trong khi khu vực này đang lớn mạnh từng ngày trong lĩnh vực kỹ thuật và tài chính, các thương hiệu thời trang gốc Á phát triển theo hướng toàn cầu dường như cũng vì thế mà xuất hiện nhiều hơn.

Theo khảo sát từ tập đoàn tư vấn Hoa Kỳ Interbrand, thương hiệu châu Á mạnh nhất là Samsung, tập đoàn Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 8 trong danh sách top 100 tập đoàn lớn năm 2013 của Interbrand (trong đó chỉ có 10 thương hiệu gốc Á).


Để có tên trong bản danh sách của Interbrand, một thương hiệu phải có đủ các yếu tố: xuất hiện tại 3 châu lục (đặc biệt phải là thương hiệu tích cực tại các thị trường mới nổi) và 30% doanh thu của thương hiệu phải về từ thị trường nước ngoài.


Trên thực tế, châu Á đang thực thi câu chuyện về phát triển thương hiệu từ rất lâu. Mặc dù thượng hiệu gốc Á chưa thể dễ vươn lên vị trí cạnh tranh ngang bằng với các đối thủ Tây phương, nhưng một vài trong số đó đang là những cái tên mới nổi khắp hành tinh.


Hàn Quốc: Couronne


Một mẫu túi bán chạy của Couronne.



Thương hiệu thời trang Hàn Quốc Couronne đang chiếm lĩnh sàn diễn thời trang châu Âu, xuất hiện liên tục trên tạp chí thời trang danh tiếng như Vogue và đặc biệt, những người nổi tiếng như Paris Hilton thường xuyên dùng túi xách của hãng này.

Ra đời năm 2009 dưới sự sáng lập của nhà thiết kế Seok Jeong-hye, Couronne trở thành thương hiệu con của tập đoàn dệt may và hóa học hàng đầu xứ Hàn Kolon Industries.


Seok hiện tại vẫn là nhà thiết kế chính của thương hiệu này. "Thị trường thời trang đang phân cực rất rõ, khi sản phẩm giá rẻ chiếm hẳn một đầu và đầu kia là hàng xa xỉ. Couronne đứng giữa hai cực đó. Các sản phẩm túi xách của hãng chủ yếu là túi trơn màu và làm chủ yếu từ chất liệu da, thường có giá bắt đầu từ 376 đôla Mỹ", cô Seok cho biết. Một chiếc túi da bán chạy nhất do Couronne sản xuất có giá 500 đôla Mỹ, còn sản phẩm cùng cỡ của Louis Vuitton khoảng 1.340 - 2.930 đôla Mỹ.


Trong khi đó, trang tài chính Bloomberg (Mỹ) mô tả những hãng xa xỉ nổi tiếng Tây phương như Louis Vuitton phải cẩn thận với đối thủ cạnh tranh gốc Á như Courronne.


Các sản phẩm túi xách của Courronne được sản xuất ngay tại nhà máy của thương hiệu này tại Hàn Quốc, dưới sự kiểm soát khắc nghiệt về chất lượng và chi phí quản lý. Riêng trong năm 2013, doanh thu bán hàng của Couronne tăng 50% đến 60 tỷ won. Hệ thống cửa hàng trên khắp thế giới mở rộng ra 65 địa điểm, tăng đến 40%, theo Nikkei Asian Review.


Việt Nam: Ipa-Nima



Thương hiệu Ipa-Nima túi xách lấy các chi tiết thuần Việt làm chủ đạo, hướng tới phái nữ trên 25 tuổi.



Một cái tên gốc Á đáng chú ý trên bản đồ thời trang thế giới là Ipa-Nima, thương hiệu túi xách Việt Nam, chuyên cung cấp các dòng túi xách chất lượng cao và nhắm đến đối tượng khách hàng nữ giới trên 25 tuổi.

Hệ thống cửa hàng chính thức của hãng hiện nay có mặt tại các quốc gia như Đức, Nhật, Singapore, Maylaysia, Mauritius và Việt Nam. Thương hiệu túi xách Ipa Nima được thành lập bởi luật sư kiêm nhà thiết kế Christina Yu sau khi cô chuyển đến Việt Nam sinh sống vào năm 1995. Các sản phẩm túi xách Ipa-Nima lấy các chi tiết thiết kế thuần Việt như lụa, vải dệt thô, sừng trâu, ngọc trai để tạo cá tính riêng.


Tại Việt Nam, chuỗi cửa hàng của Ipa-Nima là một điểm thu hút khách du lịch quốc tế. Bà Hillary Clinton, Đệ nhất Phu nhân cựu Tổng thống Mỹ, cùng con gái Chelsea đã đến thăm Ipa-Nima trong chuyến tham quan Hà Nội. Bên cạnh đó, Ipa-Nima cũng từng đón tiếp Hoàng hậu Malaysia, Hoàng tử Thái Lan hay bà Christine Lagarde, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế.


Túi Ipa-Nima được bày bán tại các cửa hàng hạng sang như Barney"s, Fred Segal ở Mỹ, Harrods ở London (Anh), riêng tại Việt Nam, Ipa-Nima có 4 cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM cùng với các cơ sở sản xuất tại chỗ.


Malaysia: Farah Khan



Bà Frahan , giám đốc điều hành của xuất hiện trên tạp chí thời trang Vogue.



Khi Louis Vuitton hay các nhãn hiệu phương Tây khác đang tiêu thụ chậm, cho thấy nhu cầu mua sắm tại châu Á dần thay đổi. Dân số của lục địa lớn nhất thế giới không ngừng tăng và khách hàng ngày càng chuộng thiết kế mới lạ hơn là những logo tên tuổi nhan nhản khắp nơi. Vì thế, bên cạnh hãng Couronne của Hàn Quốc, hay Ipa-Nima Việt Nam, các đối thủ châu Âu đang ghi nhận thêm Farah Khan, thương hiệu thời trang đến từ Malaysia.

Farah Khan là thương hiệu thời trang nữ của bà Dato's Farah Khan, chủ tịch The Melium Group, tập đoàn Malaysia sở hữu các thương hiệu Hugo Boss, Tod's, Emilio Pucci, Stuart Weitzman và Hackett London.


Thương hiệu Farah Khan ra đời năm 2007, chuyên cung cấp thời trang nữ dạng may sẵn. Điểm nổi bật trên các sản phẩm Farah Khan là các chữ ký trang trí được khâu tay, dựa trên kỹ thuật thủ công Đông Nam Á kết hợp với triết lý thiết kế hiện đại.


Tính đến năm 2013, thương hiệu Farah Khan có 3 cửa hàng quy mô lớn tại Jakarta, Indonesia, Bali và Kuala Lumpur. Hiện nay, Farah Khan được bán chính thức tại 44 thành phố lớn trên thế giới. Tại Malaysia, bà Farah Khan là 1 trong 10 nhà thiết kế hàng đầu, bên cạnh các tên tuổi như Jimmy Choo và Bernard Chandran.


Singapore: Charles and Keith



Một thiết kế túi xách hè 2014 của Charles & Keith.



Charles and Keith là một thương hiệu giày và phụ kiện khá phổ biến ở Đông Nam Á với những thiết kế theo phong cách châu Âu và mức giá dễ chấp nhận. Hãng này cũng đã có mặt từ nhiều năm tại thị trường Việt Nam.

Vài năm gần đây, cùng với những công ty thời trang mới nổi của thị trường châu Á, hãng Charles & Keith từng là một trong hai công ty Singapore được tập đoàn LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) đầu tư với mục tiêu đưa những công ty này trở thành thương hiệu toàn cầu.


Được biết đến như một trong những "doanh nghiệp ngẫu nhiên" tại Singapore, thương hiệu này thuộc về Charles Wong và em trai anh, Keith. Theo họ, giày dép của những nhà bán buôn nước ngoài thì đắt và không phù hợp với đôi chân châu Á vốn nhỏ bé hơn. "Đó là cơ hội hoàn hảo để giới thiệu dây chuyền riêng của chúng tôi về đồ dùng hiện đại cho đôi chân”, Wong nói. Họ là những người đầu tiên thừa nhận rằng nhãn hiệu mang tên mình có những bước khởi đầu rất khiêm nhường bởi khi đó họ đều trẻ và non về kinh nghiệm, lại không có kiến thức bán lẻ đáng kể.


Tuy vậy, đến nay, hãng đang phát triển khoảng 500 cửa hàng, nhận bán hàng đến hơn 70 quốc gia trên thế giới. Charles & Keith mỗi năm tung ra 750 mẫu thiết kế giày dép nữ và 300 mẫu thiết kế cho đồ phụ kiện và túi xách của phụ nữ; Bên cạnh đó là những mẫu thiết kế được đặt hàng riêng cho phù hợp với mỗi thị trường khu vực. Các nhà máy sản xuất giày của hãng thường đặt tại Trung Quốc và Malaysia.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND