Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Ngân hàng Trung ương châu Âu và câu hỏi 1500 tỷ euro

Ngân hàng Trung ương châu Âu và câu hỏi 1500 tỷ euro


Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Mario Draghi.



Khoảng 1500 tỷ euro là khoản tiền theo các chuyên gia của Ngân hàng Société Générale ước tính Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải dùng để bơm vào hệ thống tài chính khu vực nếu rủi ro giảm phát trở thành hiện thực.


Và điều đó có thể được thực hiện thông qua việc mua lại trái phiếu như những gì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện từ năm 2008 đến nay. Xác suất để kịch bản này xảy ra theo các nhà phân tích của Société Générale không phải là tỷ lệ nhỏ, ước khoảng 15%.


Dự cảm tháng 3


Cuối tuần trước, khi hội nghị của nhóm G20 đang diễn ra tại Sydney (Australia), thêm một lần nữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại lên tiếng nhắc nhở: "Giảm phát là rủi ro chính đối với khu vực đồng tiền chung euro (...) Đặc biệt là khi các quốc gia trong khu vực vẫn đang giữ mức nợ cũng như tỷ lệ thất nghiệp còn quá cao".


Thời điểm IMF đưa ra cảnh báo là khi Eurozone mới có số liệu ước tính đầu tiên cho tỷ lệ lạm phát tháng 1 (tăng 0,7% so với tháng trước đó theo số liệu năm). Số liệu công bố trong tuần này (ngày 24/2) cho thấy, mặc dù ước tính lần hai cao hơn 0,1% nhưng tỷ lệ lạm phát 0,8% trong tháng 1 vẫn ở mức quá thấp, bởi lạm phát từng đứng ở 2% trong cùng kì năm ngoái.


Bất chấp điều đó, Chủ tịch ECB Mario Draghi vẫn trả lời Reuters rằng: "Rõ ràng, chúng tôi không đang trong tình trạng giảm phát" và ECB "sẵn sàng hành động" ngay trong tháng 3 này nếu cần thiết.


Gần đây nhất, trong ngày hôm qua 28/2 dữ liệu về chỉ số lạm phát tháng 2 cũng được công bố, đồng thời ghi nhận mức tăng 0,8% so với tháng trước theo số liệu năm.



Như vậy, chỉ trong vòng một tuần vừa qua, Eurozone đã đón nhận hai số liệu lạm phát liên tiếp. Với những người lạc quan, họ có thể xem con số 0,8% là tỷ lệ ổn định, nhưng vấn đề là trong khi tăng trưởng mới phục hồi trong 3 quý gần đây nhưng Eurozone đã có 13 tháng liên tiếp có tỷ lệ lạm phát nằm dưới ngưỡng mục tiêu. Hơn nữa, tháng 2 đã là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ lạm phát tại khu vực Eurozone không thể vượt qua 1%, tức chưa bằng một nửa so với mục tiêu 2% trong trung hạn do ECB đề ra.


Một vài người đảm bảo rằng, ECB sẽ cung cấp một khoản vay mới cho các ngân hàng với hy vọng dòng vốn sẽ chảy vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số khác lại tin rằng Ngân hàng điều hành chính sách tiền tệ tại Eurozone sẽ lựa chọn các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Trong khi một số thông tin xác nhận ECB sẽ mua nợ của các chính phủ trong khu vực, nhưng cũng có nhiều người khác cho rằng ECB không có quyền làm vậy.


Đánh đổi 1500 tỷ euro hay 16% GDP khu vực đồng tiền chung châu Âu


Trên thực tế, câu trả lời của chủ tịch Draghi sẽ phụ thuộc vào việc kịch bản nào trong số 3 kịch bản sau đây sẽ thống trị những tháng tới.


Kịch bản thứ nhất, theo kì vọng của ECB: tình hình kinh tế của Eurozone sẽ dần dần trở lại bình thường, với sự phục hồi đều đặn của tăng trưởng GDP và tăng lên trong giá cả.


Kịch bản thứ hai là tỷ lệ lạm phát sẽ giảm thậm chí xuống thấp hơn nhiều nhưng chưa hình thành giảm phát. Tình huống này sẽ thúc đẩy ECB quyết định phải cắt giảm lãi suất cơ bản từ 0,25% như hiện nay xuống 0,10%.


Kịch bản thứ ba là giảm phát hoàn toàn sẽ xảy ra, khi đó việc giá giảm dẫn đến sự trì hoãn chi tiêu của các hộ gia đình, giảm đầu tư và tăng trưởng lao dốc.


Ví dụ của nền kinh tế Nhật Bản cho thấy, chỉ có một cách duy nhất để thoát ra khỏi tình huống xoáy xuống khi giảm phát thực sự xảy ra, đó là một chính sách tiền tệ được thiết lập bằng quá trình mua khổi lượng lớn trái phiếu chính phủ. Theo các chuyên gia kinh tế tại Société Générale, để tiến hành chương trình thu mua như vậy một cách có hiệu quả, số tiền cần chi ra phải lên đến 1500 tỷ euro, tương đương 16% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của khu vực đồng tiền chung euro. So sánh với việc làm tương tự tại Mỹ, Fed đã thu mua lượng trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp trị giá hơn 3000 tỷ USD (hay 2189 tỷ euro). Con số này cũng tương đương 17,8% GDP của nền kinh tế Mỹ.


Bất chấp biện pháp có "tốn kém" đến đâu, ECB vẫn buộc phải hành động và sẽ không ngần ngại rút ra một công cụ mà trong lý thuyết không phù hợp với nhiệm vụ của mình để can thiệp vào thị trường trong trường hợp lâm vào vòng xoáy của giảm phát. Điều đó có thực sự xảy ra không là điều chưa thể khẳng định ngay lúc này. Nhưng có một điều chắc chắn: một thứ "vũ khí" như vậy không phải là không có tác dụng phụ. Và những người Đức - vốn đang lo ngại rằng mức lãi suất thấp liên tục thiết lập có khả năng thúc đẩy sự hình thành bong bóng bất động sản tại Frankfurt và Berlin, đương nhiên có lý do chính đáng để phản đối.


Tâm Vũ



Chiến dịch biểu tình "đóng cửa Bangkok" bất ngờ kết thúc

Chiến dịch biểu tình "đóng cửa Bangkok" bất ngờ kết thúc

Theo AFP/AP, ngày 28/2, người biểu tình đối lập ở Thái Lan đang tìm cách hạ bệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho biết sẽ rút khỏi hầu hết các địa điểm biểu tình ở thủ đô Bangkok sau khi số lượng người đến tham gia các sự kiện này giảm mạnh.

Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố bắt đầu từ ngày 3/3, người biểu tình sẽ tập trung lực lượng tại Công viên Lumpini, một khu vực trung tâm đã trở thành điểm biểu tình truyền thống.


"Chúng tôi sẽ ngừng đóng cửa Bangkok và trả lại các giao lộ cho người dân Bangkok. Chúng tôi sẽ ngừng đóng cửa Bangkok từ thứ Hai," ông Suthep Thaugsuban tuyên bố.


Tuy nhiên, ông Suthep cho biết lực lượng biểu tình vẫn sẽ đẩy mạnh biểu tình phong tỏa trụ sở các cơ quan của Chính phủ và cơ sở kinh doanh của nhà Shinawatra.


Người biểu tình đã chiếm một số giao lộ trọng yếu ở trung tâm Bangkok trong hơn 1 tháng qua trong chiến dịch nhằm làm tê liệt thành phố này.


Theo ước tính của Chính phủ Thái Lan, số người biểu tình toàn thời gian đã giảm đáng kể, xuống chỉ còn chưa đầy 4.000 người, trong bối cảnh tình trạng bạo lực nhằm vào người biểu tình gia tăng về số lượng và mức độ thời gian qua làm 20 người thiệt mạng./.




Lùi thực hiện phân loại nợ đến đầu năm 2015

Lùi thực hiện phân loại nợ đến đầu năm 2015

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Ngân hàng Nhà nước ngày 28/2, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ cho biết, hiện NHNN đang rà soát một số văn bản, không chỉ Quyết định 780, mà cả Công văn 7558 và Chỉ thị 04 của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.



Dự kiến, những nội dung quy định của Quyết định 780 (phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả, gia hạn nợ) sẽ được đưa vào Thông tư 02 (hướng dẫn về phân loại nợ của các tổ chức tín dụng). Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho thực hiện Quyết định 780 đến hết 1/4/2014.


Bà Hồng cũng cho biết, trong dự thảo dự kiến sửa đổi Thông tư 02 cũng có một số sửa đổi như đưa vào quy định các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cũng phải được trích lập dự phòng rủi ro 20%/năm.


Cùng đó, việc phân loại nợ sẽ được hoãn đến hết năm nay và bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2015. Thông tư cũng bổ sung quy định về xử lý nợ vi phạm của các tổ chức tín dụng tùy theo đánh giá của cơ quan thanh tra giám sát.



Tỷ giá vẫn ổn định, giá bán phổ biến ở mức 21.120 đồng/USD

Tỷ giá vẫn ổn định, giá bán phổ biến ở mức 21.120 đồng/USD


Theo đó, VietcombankBIDVvẫn là mức giá mua – bán là 21.080/21.120 đồng/USD, không thay đổi so với vài ngày trở lại đây.


Trong khi đó, VietinBankmức giá giao dịch là 21.075/21.120 đồng/USD tăng 10 đồng ở chiều mua vào. Còn Agribank vẫn giữ nguyên mức giá giao dịch so với hôm qua là 21.065/21.120 đồng/USD


Với khối NHTMCP,EximbankACBvẫn giữ nguyên mức giá 21.060/21.120 đồng/USD so với hôm qua.


Techcombankcũng vậy, hiện giá mua – bán của ngân hàng này vẫn là 21.060/21.130 đồng/USD.


DongABankđã giảm 5 đồng ở chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra là 21.080/21.120 đồng/USD.


Hôm nay,LienVietPostBankđã tăng lại 20 đồng giá mua vào lên 21.060 đồng/USD, và giữ nguyên giá bán ra là 21.120 đồng/USD.


Nhìn chung, tỷ giá vẫn ổn định, giá mua vào thấp nhất trên thị trường sáng nay là 21.060 đồng/USD và giá bán ra thấp nhất và cũng là giá bán ra phổ biến của các ngân hàng là 21.120 đồng/USD, còn giá bán cao nhất là 21.130 đồng/USD.


Sáng nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn là 21.036 đồng/USD, không đổi trong 8 tháng qua; giá mua – bán của Sở Giao dịch NHNN cũng vẫn là 21.100/21.246 đồng/USD.





WB: Giá lương thực toàn cầu giảm 3% trong 3 tháng trước

WB: Giá lương thực toàn cầu giảm 3% trong 3 tháng trước



Trong báo cáo Theo dõi Giá lương thực hàng quý của mình, WB cho biết giá lương thực toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014 đã giảm 3% so với quý trước đó và giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.


So với mức cao kỷ lục ghi nhận vào tháng 8/2012, giá lương thực thế giới đã giảm 18%.



WB cho biết giá lương thực giảm chủ yếu do sản lượng lúa mì, ngô và gạo đạt mức kỷ lục, làm tăng nguồn cung và lượng lương thực dự trữ.


Tuy nhiên, WB cho rằng yếu tố thời tiết bất lợi và nhu cầu tăng sẽ hạn chế sức giảm của giá lương thực.


“Áp lực đối với giá lương thực dự kiến sẽ yếu đi trong ngắn hạn, khi hoạt động gieo trồng dự kiến sẽ bình thường trở lại trong những tháng tới. Tuy nhiên, những lo ngại về vấn đề thời tiết tại Argentina, Australia, và nhiều nơi tại Trung Quốc, giá dầu tăng, và việc xả hàng tồn kho của Thái Lan cần phải tiếp tục được theo dõi sát sao," báo cáo viết.





Cánh diều 2013: Khao khát phim nghệ thuật

Cánh diều 2013: Khao khát phim nghệ thuật

Nước 2030 (vừa dự LHP Berlin) tham gia. Khao khát có những phim nghệ thuật, sáng tạo không chỉ là nỗi niềm của Cánh diều mà còn là nỗi niềm của điện ảnh Việt Nam.


Sáng qua (28/2), Hội Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức họp báo về Giải thưởng Cánh diều 2013. Năm nay BTC quyết định sẽ tổ chức lễ trao giải gọn gàng hơn.


Khát... "Nước 2030"


Bộ phim nghệ thuật Nước 2030 của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh không thể tham gia Cánh diều 2013 vì phim chưa chiếu thương mại tại Việt Nam, nhà sản xuất ngại mất bản quyền nên từ chối tham gia. Nếu Nước 2030 tham gia, đây sẽ là một đối thủ danh giá, vì phim được chiếu mở màn hạng mục Toàn cảnh tại LHP Berlin vừa kết thúc vào ngày 17/2 vừa qua. Ngoài ra, Người truyền giống, Đập cánh giữa của hai đạo diễn trẻ Kim Quy, Hoàng Điệp cũng không thể tham gia vì vẫn đang trong giai đoạn hậu kỳ.


Trong hoàn cảnh một năm cả nước sản xuất được gần 20 phim, Cánh diều buộc phải chào đón mọi thể loại phim, kể cả phim bị báo chí "vinh danh thảm họa". BTC có lý của họ vì nếu xiết chặt quá có khi chỉ còn vài phim dự thi với nhau. Đề cao tiêu chí "sáng tạo", nhưng nhiều năm nay Cánh diều chỉ có cơ hội xem xét trao giải cho các bộ phim thương mại, phim làm theo công thức. Những bộ phim nghệ thuật như Nước 2013, phim độc lập như Người truyền giống, Đập cánh giữa bỗng dưng trở thành của hiếm, được BGK Cánh diều mong chờ để thêm màu sắc cho giải.




Phim của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh không thể tham gia Cánh diều 2013


Năm ngoái BGK trao Cánh diều vàng cho Thiên mệnh anh hùng, một bộ phim có nghề của đạo diễn Victor Vũ nhưng vẫn chỉ là phim thương mại, công thức kiểu Hollywood và Cánh diều bạc cho phim nghệ thuật Lạc lối (đạo diễn Nhuệ Giang) - phim cho đến giờ vẫn chưa thể ra mắt công chúng. Năm nay, không có phim nghệ thuật nào tham gia.


Cánh diều vàng, Cánh diều bạc sẽ về tay ai trong số những bộ phim: Tèo em, Săn đàn ông, Sau ánh hào quang, Thần tượng, Hiệp sĩ guốc vông, Âm mưu giày gót nhọn, Cô dâu đại chiến 2, Đường đua, Tiền chùa, Gác kiếm, Tía ơi, Những người viết huyền thoại, Và anh sẽ trở lại. Xem ra, Bông sen vàng của LHP Việt Nam 18 Những người viết huyền thoại - bộ phim bám sát với tiêu chí "đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn" của Cánh diều sẽ có cơ hội lớn.


Cánh diều 2013 sẽ khiêm tốn hơn


Quyết định không truyền hình trực tiếp Lễ trao giải Cánh diều vàng 2013 của Hội Điện ảnh Việt Nam là sáng suốt và phù hợp với tình hình thực tế của ngành điện ảnh. Với kinh phí khiêm tốn 1,4 tỷ đồng cho toàn bộ giải, muốn "hoành tráng" cũng khó.


Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Đặng Xuân Hải cho biết: "Kinh phí tổ chức sự kiện Lễ trao giải được Nhà nước cấp là 600 triệu đồng, riêng việc thuê Cung Hữu nghị Việt Xô đã mất khoảng 500 triệu. Nên chúng tôi quyết định không truyền hình trực tiếp. Lực lượng của Hội Điện ảnh có hạn, làm trực tiếp quá cập rập, chất lượng sẽ không tốt. Xin nhắc lại Cánh diều chỉ là giải thưởng của một hội nghề nghiệp, kinh phí do Nhà nước cấp có hạn".


Đạo diễn Đỗ Thanh Hải người chịu trách nhiệm đạo diễn Lễ trao giải khuyên báo giới không nên quá kỳ vọng: "Kinh phí cho phần chuẩn bị nội dung lễ trao giải chỉ có khoảng hơn 300 triệu đồng thôi, tiền ít thì không thể dàn dựng công phu. Lễ trao giải lần này thực chất là công trình của tất cả các hội viên Hội Điện ảnh cùng chung tay góp sức. Ngoài ra, tôi nghĩ khán giả cũng không chờ vào một Lễ trao giải Cánh diều để biết thêm về điện ảnh Việt Nam. Giải có hay hay không còn phụ thuộc vào chất lượng phim. Mong BGK năm nay làm việc công minh để chọn ra những phim xuất sắc nhất".


Lễ trao giải sẽ diễn ra vào 20h ngày 15/3/2014 tại Cung Hữu nghị Việt Xô, được ghi hình và phát sóng trên VTV vào hôm sau.



Cuối tuần, giá mua vàng giảm xuống sát mốc 36 triệu đồng

Cuối tuần, giá mua vàng giảm xuống sát mốc 36 triệu đồng
Đóng cửa phiên cuối tuần giá vàng giao ngay tại thị trường quốc tế giảm 3,2 USD, xuống mức 1.328,6 USD/ounce; giá vàng giao kỳ hạn tháng 4 giảm tới hơn 10 USD, còn 1.321 USD/ounce. Như vậy, tính chung trong tháng này giá kim loại quý đã tăng xấp xỉ 7%, là mức tăng mạnh nhất trong 7 tháng qua. Yếu tố chính hỗ trợ cho giá vàng tăng mạnh trong tháng 2 là nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và căng thẳng địa chính trị tại Ukraina đã khiến giới đầu tư tìm đến vàng như kênh bảo toàn tài sản nhiều hơn.

Theo cuộc khảo sát của hãng Kitco về giá vàng trong tuần tới được thực hiện với 19 người là các nhà kinh doanh vàng kỳ hạn, phân tích kỹ thuật, làm tại ngân hàng đầu tư thì có tới 12 người cho rằng giá sẽ giảm trong khi một nửa số trên nghĩ ngược lại, duy nhất 1 người dự báo giá đi ngang.


Tại thị trường trong nước, mở cửa phiên, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức 36,12 triệu đồng/lượng-36,18 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giữ nguyên chiều mua nhưng nhích 10.000 đồng/lượng chiều bán so với cuối ngày hôm trước. Tuy nhiên, ít phút sau doanh nghiệp này đưa giá xuống mức 36,08 triệu đồng/lượng-36,15 triệu đồng/lượng, so với mức 36,12 triệu đồng/lượng-36,17 triệu đồng/lượng cuối ngày hôm qua.


Tập đoàn Doji cũng giảm giá xuống 36,08 triệu đồng/lượng-36,15 triệu đồng/lượng đối với giao dịch lẻ và 36,09 triệu đồng/lượng-36,14 triệu đồng/lượng đối với giao dịch buôn. Mức giảm trong phiên này đã khiến cả tuần giá “bay hơi”khoảng 70.000 đồng mỗi lượng. Tuy nhiên, tính chung cả tháng 2 giá kim loại quý tăng tới 800.000 đồng/lượng, tương đương khoảng 4%, là mức tăng khá lớn sau khi đã giảm vào năm 2013.


Hiện giá vàng thế giới quy đổi là 33,78 triệu đồng/lượng. Tính ra giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới khoảng 2,4 triệu đồng/lượng, nới 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.



Vinamilk đầu tư 200 tỉ xây trang trại bò sữa tại Thanh Hóa 2

Vinamilk đầu tư 200 tỉ xây trang trại bò sữa tại Thanh Hóa 2

Dự án trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 nằm trong chuỗi trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk ( ). Dự án được xây dựng trên diện tích 34,3 ha với tổng mức đầu tư dự kiến là 226,6 tỷ đồng.


Quy mô xây dựng gồm 4 chuồng nuôi (5.200 m2/chuồng), 2 nhà chăm sóc bò đặc biệt, 1 nhà vắt sữa quy mô 2 giàn vắt hiện đại, 1 khu chế biến thức ăn, nhà kho, bể ủ, khu văn phòng và khu chức năng khác, đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.


Dự kiến tháng 9/2014, trang trại này đi vào hoạt động. Sản lượng khai thác dự kiến khi hoàn thiện dự án trung bình 50 tấn/ngày.


Vinamilk đầu tư 200 tỉ xây trang trại bò sữa tại Thanh Hóa 2 - Ảnh 1


Dự án trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 nằm trong chuỗi trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk.


Ngoài trang trại bò sữa Thanh Hóa 2, năm 2014, 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 3 trang trại mới tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 20.000 con). Nâng tổng số trang trại bò sữa của Vinamilk lên 9 trang trại với khoảng 46.000 con, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu (trong đó sữa tươi nguyên liệu từ trang trại chiếm 20%, còn lại 20% của các hộ nông dân).


Để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại này, trong năm 2014 Vinamilk sẽ tiếp tục nhập hơn 5.000 bò giống từ các nước Úc và Mỹ. Đợt bò nhập đầu tiên trong năm 2014 vào ngày 25.2 là 200 con bò sữa cao sản mang thai nhập từ Úc. Số bò nhập trong kế hoạch còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam bằng đường hàng không trong khoảng thời gian thời tiết phù hợp.


Với số lượng 5000 bò dự kiến nhập trong năm 2014 sẽ bắt đầu cho sữa trong thời gian cuối năm 2014 và năm 2015, góp phần nâng sản lượng sữa của các trang trại công ty lên khoảng 50 triệu lít/năm. Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.



Vàng có thực sự tỏa sáng trở lại sau một năm bị lu mờ?

Vàng có thực sự tỏa sáng trở lại sau một năm bị lu mờ?
Các chuyên gia đã viện dẫn nhiều nguyên nhân đằng sau sự tỏa sáng trở lại của vàng sau một năm bị lu mờ như các thị trường chứng khoán mất dần sức hấp dẫn, nhiều đồng tiền mất giá, chính sách tiền tệ của Mỹ thay đổi, đà tăng trưởng của kinh tế thế giới hụt hơi nhưng có lẽ sức mua vàng đều đặn từ Trung Quốc được coi là lực đẩy chính.

Nhân tố Trung Quốc


Ngay từ đầu năm thị trường vàng đã bắt đầu nổi sóng và xua tan tâm lý bi quan của nhà đầu tư về triển vọng thị trường trong ba tháng đầu năm 2014 sau đợt lao dốc không phanh trong năm 2013.


Đà tăng trên thị trường vàng ngày càng vững hơn sang tháng Hai sau khi chạm ngưỡng 1.290 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 3 tháng vào phiên 11/2.


Chỉ ba phiên sau đó càng được đà vàng đã nhanh chóng phá ngưỡng 1.300 USD/ounce theo sau làn sóng gom vàng từ các nhà đầu tư.


Tới phiên 25/2 giá vàng đã ở mức đỉnh của hơn 4 tháng là 1.342,7 USD/ounce và vẫn trong xu thế đi lên. Tuy vậy, dù sao thị trường vàng vẫn chưa với tới kỷ lục 1.920 USD/ounce hồi năm 2011.


Tờ Les Echos (Pháp) dẫn nhận định của chuyên gia Ngân hàng Citigroup cho biết thị trường vàng vẫn đang tập trung vào Trung Quốc, nước đang đẩy mạnh mua trở lại sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.


Dẫn số liệu chính thức từ Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA), Les Echos cho biết, năm 2013, Trung Quốc đã mua tới 1.176 tấn vàng, tăng 41,36% so với năm 2012, trong đó 717 tấn là nữ trang, 376 tấn là vàng dùng để đầu tư, 49 tấn dùng trong công nghiệp, 35 tấn cho các mục đích khác.


Số vàng trên còn chưa tính tới các đợt thu mua khá rầm rộ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) - tức Ngân hàng trung ương.


Trung Quốc đã tranh thủ việc giá vàng hạ giảm để mua vàng miếng và nhất là vàng trang sức.


Theo CGA, nhu cầu vàng tăng mạnh tại Trung Quốc trong năm ngoái được cho một phần là nhờ "sức quyến rũ" đối với tầng lớp người trung niên và làn sóng "tìm vàng" của phụ nữ khi thị trường vàng thế giới sụt khá mạnh.


Báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) càng khẳng định nhu cầu "săn" vàng ở Trung Quốc trong năm ngoái khi vàng rớt giá mạnh trong quý II.


Theo báo cáo Xu hướng về nhu cầu vàng của WGC, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ để lần đầu tiên trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Cụ thể là Trung Quốc đã mua 1.066 tấn vàng, vượt qua mức gần 975 tấn của Ấn Độ trong bối cảnh New Delhi phải áp dụng các biện pháp giới hạn nhập khẩu để giảm thâm hụt ngân sách.


Bên cạnh đó WGC cũng cho hay người tiêu thụ vàng trên toàn cầu tiếp tục chuyển từ Tây sang Đông. Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều vàng nữ trang, vàng miếng và tiền vàng hơn trong năm ngoái với mức cầu gia tăng hầu hết là tại Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan, trong khi như cầu vàng lại giảm tại Mỹ và Ấn Độ.


Số liệu của Cục Hải quan Liên bang Thụy Sĩ cho thấy, trong tháng Một năm nay châu Á đã trở thành khách mua vàng chủ chốt của Thụy Sĩ khi chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu vàng đạt trị giá 6,9 tỷ franc (7,8 tỷ USD).


Với 3,1 tỷ franc (tương đương khoảng 85 tấn vàng) chiếm 44% kim ngạch xuất khẩu vàng trong tháng Một, Hong Kong trở thành một trung tâm giao dịch vàng quan trọng và là cửa ngõ đến châu Á.


Mỹ rút dần chính sách kích thích kinh tế


Từ đầu năm tới nay sự lấp lánh của vàng lại nổi lên dù cho Mỹ đã từng bước thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ.


Có lẽ động thái giảm bơm tiền từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tác động mạnh tới các thị trường tiền tệ thế giới. Sau hơn 5 năm bơm tiền kích thích kinh tế, với đợt sau cùng là bơm ra 85 tỷ USD/tháng kể từ tháng 9/2012, Fed đã rút 20 tỷ USD khỏi thị trường qua hai đợt giảm đà bơm tiền.


Các thị trường được hưởng lợi nhờ chính sách bơm tiền của Mỹ lo ngại rằng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, đồng USD sẽ lên giá và dòng tiền sẽ chảy ngược về Mỹ. Lo ngại đó đã trở thành hiện thực khi các thị trường chứng khoán toàn cầu liên tục chìm trong sắc đỏ và đồng nội tệ của nhiều nước mất giá.


Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ tụt xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD, đồng rúp Nga rơi xuống các mức thấp nhất trong vòng gần 5 năm so với USD và euro (49 rúp/euro và 35,6425 rúp/USD trong phiên 19/2), trong khi đồng peso của Argentina đã mất giá 33% trong năm 2013 và khoảng 23% từ đầu năm nay.


Tình hình trên cũng khiến nhà đầu tư đổ xô mua vào đồng yen hay đồng franc Thuỵ Sĩ, khiến các đồng tiền này tăng giá mạnh trở lại.


Thực trạng đó đã thôi thúc nhà đầu tư mạnh tay "ôm" vàng, khiến ánh hào quang của vàng nhanh chóng trở lại.


Những động thái trên chứng tỏ nhà đầu tư đang tìm nơi trú ẩn ở những tài sản an toàn sau một đợt bán tháo đồng tiền ở các thị trường đang nổi. Vàng thường được coi là một kênh đầu tư an toàn trong thời kinh tế bất ổn và nói chung thường chuyển động ngược chiều với chứng khoán và đồng USD.


Không những thế, theo giới phân tích, những mảng màu tối hơn từ hai nền kinh tế lớn thế giới cũng kéo các nhà đầu tư chuyển hướng sang vàng như một nơi trú ẩn an toàn.


Đợt rét kỷ lục hồi đầu tháng Một ở nhiều bang ở Mỹ cộng với một loạt trận bão tuyết khủng khiếp kể từ đầu năm làm doanh thu bán lẻ giảm sút, tình hình thị trường việc làm u ám và sản lượng công nghiệp đi xuống.


Thực tế này đang cản trở đà phục hồi đang có chiều hướng khả quan hơn của nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới.


Còn tại Trung Quốc, giá bất động sản trong tháng Một tăng chậm lại hay Chỉ số PMI trong tháng Hai đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng và vẫn dưới ngưỡng 50 điểm càng gây lo âu về sự giảm tốc của nền kinh tế cũng như những ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi và châu Âu.


Hướng đi nào cho vàng?


Giới phân tích cảnh báo nếu Trung Quốc duy trì tốc độ mua vàng, các quỹ đầu cơ sẽ trở lại với vàng sau khi rời bỏ thị trường này để chạy sang các thị trường cổ phiếu được cho là sinh lời hơn trong năm 2013, khiến giá vàng thế giới tiếp tục bị đẩy lên.


Ngân hàng UBS AG đã nâng dự báo giá vàng năm 2014 viện dẫn thay đổi trong tâm lý các nhà đầu tư Mỹ đối với kim loại quý đã tăng mạnh trong năm nay nhờ sức mua từ châu Á và nhà đầu tư lại tìm đến vàng để bảo toàn nguồn vốn trong bối cảnh bất ổn chính trị diễn ra tại nhiều nơi như Thái Lan, Ukraine...


Hai nhà phân tích Edel Tully và Joni Teves dự báo giá vàng sẽ ở mức trung bình 1.300 USD/ounce trong năm 2014, cao hơn mức dự báo 1.200 USD/ounce đưa ra trước đó. Tuy nhiên, dự báo của UBS lại trái ngược với Societe Generale SA và Goldman Sachs Group Inc., khi nhận định rằng giá vàng sẽ giảm một khi nền kinh tế khởi sắc hơn làm Fed đẩy nhanh tiến độ thu hẹp các biện pháp kích thích kinh tế.


Theo nhà phân tích Jeffrey Currie từ Goldman Sachs tại New York, giá vàng sẽ hạ khi tăng trưởng kinh tế Mỹ được cải thiện. Khi đó giá vàng sẽ ở mức 1.050 USD/ounce vào cuối năm.


Còn chuyên gia Robin Bhar từ Societe Generale SA có trụ sở tại London nhận định giá vàng sẽ ở mức 1.050 USD/ounce trong quý 4/2014. Biên bản cuộc họp ngày 28-29/1 mới được Fed công bố cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Fed nhìn chung đều dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng ở mức độ vừa phải trong những quý tới, cho phép Fed duy trì tốc độ rút các biện pháp kích thích kinh tế.


Các chuyên gia nhận định giá vàng tại Ấn Độ năm 2014 có thể thay đổi khi chính phủ rút lại một số biện pháp khắt khe ban hành năm 2013. Việc giảm thuế nhập khẩu và nới lỏng những hạn chế khác có thể giảm giá vàng trong nước.


Năm 2013, Chính phủ Ấn Độ đã ba lần tăng thuế nhập khẩu vàng lên mức 10% để hạn chế nhập khẩu và kiểm soát thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Marcus Grubb, giám đốc đầu tư tại WGC cho biết, Trung Quốc được dự báo vẫn có mức tăng tiêu thụ vàng trong dài hạn và chắc chắn sẽ đóng góp phần lớn cho thị trường vàng thế giới trong năm nay cũng như giữ vững vị trí quán quân về tiêu thụ vàng./.



Tổng thống Obama có thể không dự hội nghị G8 ở Sochi

Tổng thống Obama có thể không dự hội nghị G8 ở Sochi

Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ ngày 28/2 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo chủ chốt của châu Âu có thể không dự hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra vào tháng Sáu tới ở Sochi của Nga nếu Moskva can thiệp quân sự vào Ukraine.

Quan chức trên cho hay chuyến thăm Nga của ông Obama có thể bị hủy theo như một phần của "cái giá" mà Tổng thống Mỹ tuyên bố trước đó nếu Nga bị đánh giá là xâm phạm chủ quyền của Ukraine trong bối cảnh cuộc khủng hoảng địa chính trị ở nước này có nguy cơ còn leo thang hơn nữa.


Ngoài ra, vị quan chức này còn tiết lộ biện pháp đáp trả tiếp nữa của Washington cho vấn đề này là ngăn cản các mối quan hệ thương mại sâu hơn mà phía Nga đang tìm kiếm.


Cũng trong ngày 28/2, ngoại trưởng các nước Pháp, Đức và Ba Lan - là những nước hiện đang làm sứ mệnh hòa giải của châu Âu ở Ukraine - đã lên tiếng quan ngại về tình hình an ninh đang xấu đi ở nước này, đồng thời hối thúc đoàn kết để hoàn thành quá trình chuyển giao chính trị.


Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết: "Chúng tôi rất quan ngại về tình hình căng thẳng ở Crimea. Cần phải làm mọi việc để giảm căng thẳng ở khu vực này và thúc đẩy các cuộc thương lượng hòa bình giữa các bên liên quan"./.




Obama cảnh báo Nga về Ukraina

Obama cảnh báo Nga về Ukraina











Nga, Crưm, Mỹ, Obama, xâm lược, quân sự, Hạm đội Biển Đen
Tổng thống Mỹ Barack Obama

"Mỹ sẽ ủng hộ cộng động quốc tế trong việc khẳng định rằng sẽ có một sự trả giá đắt cho bất kỳ can thiệp quân sự nào tại Ukraina," ông nói.


"Chúng tôi hiện đang quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về các động thái quân sự của Liên bang Nga tại Ukraina."


Các nhà chức trách Mỹ cho biết ông Obama có thể sẽ hủy kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng Sáu tới nếu có bằng chứng chứng minh rằng Nga đã điều quân tới Crưm.


Tổng thống Nga Vladimir Puitn dự kiến sẽ chủ trì hội nghị kinh tế tại Sochi, nơi vừa diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2014.


Các quan chức chính phủ cho biết Mỹ đã thảo luận về hội nghị thượng đỉnh với các đối tác châu Âu, đồng thời nói rằng thật khó để chứng kiến các nhà lãnh đạo sẽ tham dự nếu Nga đưa các binh sĩ của họ vào Crưm.


Mỹ cũng cảnh báo rằng những thảo luận về quan hệ thương mại sâu rộng với Moscow có thể bị trì hoãn trong phản ứng với bất kỳ sự xâm lược nào của Nga.


Lời cảnh báo của ông Obama được đưa ra sau khi Tổng thống tạm quyền Ukraina Oleksandr Turchynov yêu cầu Nga chấm dứt "xâm lược trắng trợn" tại bán đảo Crưm và cáo buộc 2.000 binh lính Nga đã xâm lược lãnh thổ nước này.


"Cá nhân tôi kêu gọi Tổng thống Putin lập tức ngừng khiêu khích quân sự và rút quân khỏi Cộng hòa Tự trị Crưm...Đó là một sự xâm lược trắng trợn đối với Ukraina," ông Oleksandr Turchynov nói.


Trước đó vào hôm thứ Sáu (28/2), một nhóm vũ trang đã chiếm đóng hai sân bay trong khu vực nhưng Moscow phủ nhận đứng sau vụ phong tỏa này.


Các nguồn tin an ninh Ukraina sau đó tuyên bố họ đã giành quyền kiểm soát sân bay Simferopol và Sevastopol.


Trong một diễn biến khác, Cơ quan biên phòng của phía Ukraina cho biết có khoảng 30 lính thủ đánh bộ Nga tới từ Hạm đội Biển Đen đã vào vị trí bên ngoài căn cứ bảo vệ bờ biển ở Sevastopol.


Moscow nói rằng các phương tiện bọc thép đang di chuyển xung quanh Crưm vì "các lý do an ninh."


Sầm Hoa(Theo Skynews)




“Cổ phiếu vua” Tencent tăng 170 lần

“Cổ phiếu vua” Tencent tăng 170 lần


Ngày 27/2, cổ phiếu của Công ty Tencent tăng hơn 30 HKD, lần đầu tiên vượt qua mốc 600 HKD/cổ phiếu, trở thành động lực kích thích chủ yếu đẩy thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) đi lên với hơn 390 điểm đạt được.


Tính chung cả tuần, ngoài việc vượt mốc tâm lý quan trọng nêu trên, cổ phiếu Tencent đã tăng 7,2%, có biểu hiện tốt thứ 3 trong số các cổ phiếu bluechip ở Hong Kong và trở thành cổ phiếu đầu tiên ở Hong Kong có giá trên 600 HKD/cổ phiếu.


Sau khi bổ sung thêm tính năng giao dịch qua mạng cho công cụ chiến lược là WeChat, Tencent không chỉ đánh đòn tập hậu thành công vào đối thủ Alibaba, mà còn gia tăng mạnh mẽ không gian lợi nhuận sau này của Tencent.


Triển vọng kiếm tiền từ cổ phiếu Tencent càng được kích thích bởi quá khứ huy hoàng. Nếu như trong lần phát hành đầu tiên ra công chúng (IPO) vào năm 2004, nhà đầu tư chỉ cần nắm giữ một lô cổ phiếu Tencent trị giá 3.700 HKD, tới hết ngày 28/2 đã có trong tay 622.500 HKD, chiến thắng tuyệt đại đa số các hình thức đầu tư khác.


Theo thông lệ, sau một phiên đạt kỉ lục, cổ phiếu Tencent sẽ tiến hành củng cố mốc đạt được trong vài phiên và đây cũng là thời cơ để các nhà đầu tư tận dụng tăng tỉ lệ nắm giữ hoặc mua vào cổ phiếu Tencent.


Trước đây có hãng phân tích đưa ra giá mục tiêu của cổ phiếu Tencent ở mức 660 HKD/cổ phiếu, nhưng trước thế đi lệ như chẻ tre nêu trên, có chuyên gia dự đoán vào cuối năm nay cổ phiếu Tencent đạt mức 800 HKD/cổ phiếu cũng vẫn hợp lý.


Theo Hà Ngọc


Tin Tức




Khủng hoảng kinh tế chính trị Ukraina sẽ còn tiếp diễn

Khủng hoảng kinh tế chính trị Ukraina sẽ còn tiếp diễn

Khả năng vỡ nợ của Ukraina đang đè nặng lên nền kinh tế


Ukraina đã thay thế thống đốc ngân hàng trung ương trong quá trình vật lộn chặn đứng chuyện vỡ nợ. Trong lúc đó, Nga thể hiện phê phán về tính hợp pháp của chính quyền lâm thời.


Chính phủ lâm thời ở Kiev nói cần 35 tỉ cứu trợ tài chính khi EU và Mỹ cam kết hỗ trợ cho chế độ mới. Bộ Ngoại giao Nga nói phe đối lập lật đổ Tổng thống Yanukovich đã phá bỏ hòa ước 21/2 và đẩy nước này lên con đường dẫn tới “những chính sách độc tài và khủng bố.”


Các nhà lập pháp đã bổ nhiệm ông Stepan Kubiv cựu chủ tịch của ngân hàng Kredobank VAT đặt lại Lviv vào ghế thống đốc ngân hàng trung ương sau khi bỏ phiếu sa thải ông Ihor Sorkin. Cơ quan tiền tệ Ukraina tháng này đã tiến hành kiểm soát dòng vốn để chặn đà mất giá của đồng hryvnia sau khi chạm đáy năm năm so với USD. Ông Kubiv lập kế hoạch mời một phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF , theo tin của thông tấn xã nhưng không cho biết chi tiết hơn.


Xung đột biểu tình ở Kiev đã chấm dứt nhưng bất ổn kinh tế vẫn còn đó

“Các thách thức kinh tế và chính trị đang đặt ra trước Ukraina là khổng lồ,” theo Lubomir Mitov, trưởng kinh tế gia của ban châu Âu mới nổi thuộc Học viên Tai chính Quốc tế IIF, đại diện cho hơn 400 tổ chức toàn cầu, trả lời phỏng vấn qua điện thọai. “Để tránh có một vụ sụp đổ hoàn toàn trong mấy tuần tới, Ukraina cần có tiền ngay lập tức.”


Khi tổng thống được Nga ủng hộ Yanukovic đang bỏ chạy trước lệnh truy nã, các khoản chi trả tiếp theo trong gói cứu trợ 15 tỉ USD của Nga đã ngừng lại. Để thay cho nó là mộtgói cứu trợ quốc tế đang được đàm phán.


Cứu trợ quốc tế


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cam kết Hoa Kỳ sẽ cung cấp khỏan cho vay được đảm bảo trị giá 1 tỉ USD. Hoa Kỳ cũng sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các tổ chức quốc tế khác để cung cấp tiền


Khoản đảm bảo của Hoa Kỳ có thể tăng cường hỗ trợ ban đầu vì các đề nghị trợ giúp gửi tới IMF trước đây đều dẫn tới đàm phán kéo dài với lãnh đạo Ukraina e ngại các đòi hỏi thắt lưng buộc bụng của chủ nợ đưa ra. Ông Kerry nhấn mạnh tầm quan trọng của cứu trợ nhanh “chúng ta vẫn chưa biết rõ toàn cảnh khủng hoảng họ đang phải đối mặt, dù chỉ biết là rất nguy cấp.”


Theo Vụ trưởng Tài chính Ngoại giao Nga, hiện chưa có đàm phán quốc tế đa phương nào về gói cứu trợ tài chính cho Ukraina. Ông Sergei Storchak cho biết bất cứ đàm phán nào đang diễn ra đều ở mức một quốc gia, và vẫn chưa có hội nghị chuyên gia cấp cao tầm quốc tế nào nhóm họp về tinh hình này, mặc dù khủng hoảng tài chính Ukraina đang rất cần được giải quyết nhanh.


Ukraina cần ngay 35 tỉ USD cho tài khóa năm nay và 2015 nếu không sẽ vỡ nợ.


Các vấn đề kinh tế trong nước


Rối loạn chính trị và khủng hoảng kinh tế khiến rủi ro cho các hoạt động kinh tế ở Ukraina tăng lên.


Các ngân hàng Nga chiếm 12% thị phần Ukraina đã ngừng cung cấp tín dụng mới cho doanh nghiệp và cá nhân, ngoại trừ các tổ chức có nền tảng tài chính tốt.


Kế hoạch thăm dò Biển Đen của Exxon

Các tập đoàn dầu khí như Exxon, Shell và Chevron có thể phải xem xét lại khả năng hút dầu ở lãnh thổ Ukraina. Shell dự kiến khoan tối đa 15 giếng trong năm năm tới để đánh giá tiềm năng vựa dầu Yuzivska kéo dài ơn 8000 km vuông ở đông Ukraina. Chevron có thỏa thuận tương tự ở vựa Oleska. Exxon đã gần ký được thỏa thuận khoan thăm dò ở vùng Skifska ở Biển Đen của Ukraina, nhưng phải ngưng lại vì bất ổn chính trị. Nhưng ngay cả khi thăm dò có kết quả, khả năng mở rộng sản xuất diện rộng cũng phải mất vài năm. Đấy là chưa kể tới môi trường kinh tế chính trị trong nước phải ổn định cho điều đó xẩy ra.


Nhu cầu dầu và khí ở Ukraina là khổng lồ, dù phải dựa hơn 50% vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga. Các nhà máy thép và công xưởng vũ khí từng là trung tâm công nghiệp của Liên Xô hiện đang tiêu thụ nhiều khí đốt hơn cả Pháp. Thêm vào đó, hệ thống ống dẫn từ thời Liên Xô chuyên chở một nửa lượng nhiên liệu xuất khẩu của Nga sang châu Âu.


Dầu và khí đốt là một phần quan trọng trong các công cụ kinh tế Nga dùng để gây sức ép với Ukraina. Nga đã hai lần cắt nguồn cung từ năm 2006 tới nay và bán Ukraina giá cao hơn các khách hàng châu Âu. Trong khủng hoảng Ukraina gần đây, Nga đã đàm phán giảm giá bán cho Ukraina để hỗ trợ tổng thống Yanukovich. Thủ tướng Nga Medvedev đã cam kết thỏa thuận đó sẽ vẫn có hiệu lực cho tới khi nó hết hạn vào cuối tháng Ba, dù là ông Yanukovich đã bị phế truất và đang phải trốn lệnh truy nã.


Tuy vậy, Ukraina vẫn giảm lượng nhập khẩu từ Nga do với lý do thời tiết và khả năng thanh tóan. Theo nguồn tin Reuters, Naftogaz của Ukraina đã cắt mức nhập khẩu Nga còn 28 triệu mét khối mỗi ngày hôm 24/2 so với mức 147 triệu trước kia. Kiev đã khoản nợ khí gas 1,68 tỉ USD cho Nga hôm 24/2 từ mức tổng nợ 3,3 tỉ USD của 2 năm 2013-2014.


Chia rẽ chính trị nội bộ


Ở Ukraina, khủng hoảng chính trị đã làm phân cực môi trường chính trị giữa miền tây và miên trung giáp giới EU với miền đông và nam giáp giới Nga. Miền đông có nhiều người gốc Nga và nói tiếng Nga nhiều hơn, trong khi các vùng còn lại nói tiếng Ukraina nhiều hơn.


Tương phản với cảnh người biểu tình lật đổ tượng Lenin ở nhiều nơi trên cả nước là cuộc biểu tình 2000 người ủng hộ quan hệ thân Nga ở thành phố Odessa miền Nam. Cũng ở miền nam, tại thành phố Kerch, người biểu tình đã thay thế cờ Ukraina bằng cờ Nga và cờ Crime ở văn phòng thị trưởng. Người biểu tình Sevastopol đã bầu Alexei Chaly, doanh nhân Nga, làm thị trưởng lâm thời và tập hợp quanh văn phòng thị trưởng để đảm bảo ông nhậm chức đúng lịch.


Biểu tình của phong trào thân Nga ở cảng Sevastopol cuối tháng 2, 2014 (AP).

Bán đảo Crimea được chuyển giao năm 1954 từ Nga sang Ukraina Sô-viết và là vùng duy nhất trong cả nước có tỉ lệ dân gốc Nga chiếm đa số. Tinh thần chung vùng này là chống lại chính quyền mới ở Kiev với nhiều chính sách mới họ rất ghét, trong đó có việc củng cố tầm quan trọng của tiếng Ukraina, vốn không phải là tiếng mẹ đẻ của đa số dân địa phương.


Bán đảo này là điểm nóng mới của khủng hoảng chính trị Ukraina, với khả năng xung đột giữa lực lương an ninh chính phủ và phong trào biểu tình ly khai có thể bùng nổ nếu lực lượng chính phủ mạnh tay. Hơn nữa, đối với hơn 1 triệu người gốc Nga ở Crimea, khả năng yêu cầu Kremlin can thiệp quân sự với họ không phải là điều đáng ngại.


Tóm lại, việc chính phủ mới có được bầu lên ở Kiev hay chưa không đảm bảo dấu chấm hết cho khủng hoảng chính trị kinh tế Ukraina.


Nguyễn Gia Thái



Cuộc lột xác ngoạn mục

Cuộc lột xác ngoạn mục
Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách 9 ngân hàng yếu kém bắt buộc phải tái cấu trúc, trong đó có cả những cái tên gắn bó với thị trường đã lâu. Nợ xấu tăng, thua lỗ đến cụt vốn và đặc biệt là tình trạng mất thanh khoản buộc các ngân hàng này phải chủ động tìm đường sống sót.

Phát súng xử lý các ngân hàng yếu kém nổ ra đầu tiên với thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Tín Nghĩa và Đệ Nhất dưới sự trợ giúp thanh khoản của Ngân hàng BIDV vào cuối năm 2011. Tiếp ngay sau đó là thương vụ Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji nhảy vào Ngân hàng Tiên Phong với tỉ lệ nắm giữ 20%. Trong làn sóng cải cách ở 9 ngân hàng, xem ra Tiên Phong là ngân hàng đầu tiên có nhiều tín hiệu cho thấy cải cách đã thành công, cũng như nhiều điểm đặc biệt mà ở các ngân hàng khác không có.



Dẫn đầu làn sóng cải cách


Thứ nhất, Tiên Phong là ngân hàng non trẻ nhất trong số 9 ngân hàng yếu kém. Năm 2008, ngân hàng này ra đời, trong khi các ngân hàng còn lại đều ra đời từ những năm 1990, phần lớn là do chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn lên thành thị.


Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Doji và nay cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tiên Phong, từng thừa nhận, Ngân hàng Tiên Phong như một đứa trẻ nên "dễ uốn nắn" hơn. Cũng chính vì lý do này mà ông và em trai là Đỗ Anh Tú, hiện giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nhảy vào Tiên Phong rất nhanh và rất sớm. Nhờ đó, Tiên Phong có nhiều thời gian để tái cấu trúc hơn những ngân hàng khác.


Thứ hai, Tiên Phong được xem là một trong những ngân hàng khởi xướng việc tái cấu trúc ngân hàng bằng cách thay đổi cơ cấu cổ đông. Việc thay đổi chủ sở hữu xem ra được ưa chuộng nhất khi có thêm 3 ngân hàng nữa là TrustBank, NaviBank và GPBank lựa chọn phương thức tự tái cấu trúc này. Cho đến nay, TrustBank với sự tham gia của nhóm cổ đông mới đã đổi tên thành Ngân hàng Xây Dựng, nhưng Navibank và GPBank vẫn chưa có thông tin gì cụ thể.


Bắt đầu tái cấu trúc từ đầu năm 2012, "Tiên Phong lúc bấy giờ có quá nhiều vấn đề về hệ thống quản trị, chiến lược phát triển và phân bổ nguồn lực, đặc biệt là vấn đề quản trị rủi ro", ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Tiên Phong cho biết.


Ngay lập tức, "cơ chế được thay đổi hoàn toàn", ông Hưng nói. Ban điều hành mới bắt tay rà soát lại khoảng 3.000 văn bản, bỏ 1.000 văn bản, thêm khoảng 200 văn bản, bổ nhiệm một Phó Tổng Giám đốc phụ trách kiểm soát rủi ro. Cơ chế quản trị cũng được thay đổi theo hướng phân cấp, phân quyền và gắn trách nhiệm. "Cơ chế quản trị mới quy định cụ thể về các cấp phê duyệt trong các bộ phận quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng là hội đồng tín dụng, ủy ban đầu tư, ủy ban tín dụng nhằm giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra", ông cho biết.


Hai năm sau làn sóng tái cấu trúc đầu tiên, kết quả dường như đã đến với Tiên Phong, khi ngân hàng này đổi tên viết tắt từ TienPhongBank sang TPBank, đồng thời thay đổi bộ nhận diện thương hiệu vào cuối năm 2013. Hình ảnh logo có liên quan đến cổ đông sáng lập FPT không còn nữa. Theo vị đại diện của TPBank, sự thay đổi này đánh dấu quá trình tái cấu trúc đã hoàn tất và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới. Giai đoạn này gắn liền với chiến lược kinh doanh dựa vào 4 trụ cột mà Chủ tịch Đỗ Minh Phú đã đề ra ngay từ khi bắt đầu tái cấu trúc TPBank. Chiến lược này khác hẳn với chiến lược kinh doanh trước đó ở TPBank và cũng khá đặc biệt so với các ngân hàng khác.



Chiến lược tứ trụ


Chiến lược tứ trụ được các lãnh đạo TPBank nhắc đến khá nhiều và được xem là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh thời kỳ hậu tái cấu trúc. Theo đó, 4 mũi nhọn kinh doanh là công nghệ cao và công nghệ thông tin; vàng; công nghiệp phụ trợ; ngân hàng điện tử và ngân hàng ưu tiên, mà theo ông Hưng là "không đụng hàng".


4 lợi thế cạnh tranh này vốn đã được các ông chủ mới xác định ngay từ khi bắt đầu cải cách, dựa trên nền tảng của các cổ đông lớn, mà ông Đỗ Minh Phú gọi là những cổ đông "chuẩn mực".


Đầu tiên là cổ đông sáng lập FPT, cũng như Softbank, vốn có lợi thế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có thể giúp TPBank phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và các công nghệ mới nhất trong hoạt động ngân hàng. Còn Tập đoàn Tái Bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Mobifone đều là những cái tên đầu ngành trong lĩnh vực hoạt động của họ.


Cổ đông mới Doji cũng mang về cho TPBank một lợi thế cạnh tranh lý tưởng, đó là sự liên kết trong mảng kinh doanh vàng. Nhờ Doji, TPBank trở thành ngân hàng thứ 6 được Ngân hàng Nhà nước cho phép tham gia thị trường vàng, dù ngân hàng này trước đó chưa từng tham gia lĩnh vực này.


Chiếc trụ thứ ba, cũng gắn liền với Doji, là hoạt động tài trợ vốn cho xuất khẩu, nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. "Là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng mà Việt Nam còn rất thiếu nhằm tạo ra thế chủ động trong sản xuất cho các doanh nghiệp lớn", theo lý giải của ông Hưng. Trước hết, ngân hàng này đã có một sân chơi là dự án Khu Công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển N&G (trong đó Doji là một cổ đông) làm chủ đầu tư. Trước mắt, TPBank dự kiến sẽ tham gia tiếp nhận vốn trị giá khoảng 21.000 tỉ đồng từ phía các đối tác Nhật Bản.


Đây là dự án xây dựng khu công nghiệp - đô thị đầu tiên dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Dự án này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động cuối quý II năm nay và kỳ vọng thu hút được 3.000 doanh nghiệp.


Dịch vụ ngân hàng ưu tiên, tập trung vào nhóm khách hàng thu nhập cao, là chiếc trụ cuối cùng. TPBank cho biết họ chủ động thu hẹp phân khúc vào nhóm khách hàng có tổng tài sản từ 5 triệu USD trở lên (trên 100 tỉ đồng). "Phân khúc này số lượng khách hàng không nhiều nhưng lợi nhuận và doanh số cao", ông Hưng lý giải. Rõ ràng việc tự thu hẹp lại đối tượng khách hàng là một bước đi khôn ngoan của TPBank, vì ngân hàng này hiện sở hữu mạng lưới giao dịch khá khiêm tốn.


Xem ra, chiến lược tứ trụ, tập trung vào những nhóm khách hàng chuyên biệt, dựa trên thế mạnh của cổ đông lớn là lựa chọn hợp lý nhất cho TPBank trong bối cảnh hiện nay. Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng, TPBank đã bám vào 4 trụ cột này "dựa trên việc hiểu rõ những khó khăn của mình". Những khó khăn đó là mạng lưới giao dịch khiêm tốn, số lượng khách hàng thân thuộc ít ỏi của một ngân hàng còn rất non trẻ, chưa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng có truyền thống lâu đời trong các dịch vụ ngân hàng cơ bản, đặc biệt là khi ngân hàng này vừa trải qua một cuộc đại phẫu thuật.


Tuy nhiên, sự khôn ngoan của TPBank cũng có thể mang lại cho họ rủi ro trong tương lai, nếu các ông chủ mới không kiên định với những chuẩn mực quản trị họ đang theo đuổi và đưa dòng vốn cho vay vào các dự án sân sau, như sai lầm mà hàng loạt ngân hàng thương mại đã vướng phải và trả giá.


Rủi ro từ những thương vụ đẹp


Một điểm chung ở các thương vụ tái cấu trúc là bất kỳ thương vụ nào cũng phải có một ông lớn đứng ra gánh lấy ngân hàng. Ở TPBank, cổ đông Doji, đại diện là anh em ông Đỗ Minh Phú - Đỗ Anh Tú, không chỉ cung cấp cho TPBank phần vốn cần thiết mà còn cả kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro và khả năng bán hàng.


Theo Chuyên gia Tài chính - Tiến sĩ Lê Hồng Giang, một ngân hàng được xem là tái cấu trúc thành công khi thanh khoản, hệ số an toàn vốn được đảm bảo, tỉ lệ nợ xấu thấp, hệ thống quản trị rủi ro được cải thiện, hoạt động của đội ngũ quản trị và nhân viên hiệu quả hơn. Xét trên những tiêu chuẩn này, TPBank được xem là một trường hợp thành công.


Ông Hưng, TPBank cho biết, thành công thể hiện ở những con số và “tất cả con số chỉ tiêu chúng tôi đều hoàn thành và vượt”. Tỉ lệ nợ xấu, theo báo cáo của TPBank, đã giảm từ mức 6,4% trước khi tái cấu trúc xuống còn 1,96% năm 2013. Cũng trong năm qua, vốn huy động và cho vay lần lượt tăng đến 160% và 190%; số lượng khách hàng tăng lên gấp 3 lần.


Đồng tình với nhận định các trường hợp tái cấu trúc ngân hàng cho đến lúc này xét về mặt các chỉ số hoạt động là thành công, nhưng ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, cũng cảnh báo về những rủi ro vẫn tồn tại. Theo ông, các thương vụ tái cấu trúc hiện nay chỉ mới giải quyết được vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn, hạn chế sự đổ vỡ của hệ thống tài chính, chứ chưa thực sự thay đổi luật chơi trong hệ thống ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là vấn đề cho vay theo chỉ định của các cổ đông lớn, theo hướng có lợi cho nhóm này.


Với cái nhìn thoáng hơn, Tiến sĩ Lê Hồng Giang cho rằng, không phải tất cả các mối quan hệ cho vay này đều xấu. “Nếu việc cho vay những dự án sân sau (hoặc cho vay cùng tập đoàn) minh bạch và quản trị tốt thì không đáng lo”, ông nói. Ở trường hợp TPBank, các thông tin được xem là khá minh bạch, ít nhất là các địa chỉ mà dòng vốn ngân hàng sẽ cho vay đã được công khai.


Tuy nhiên, trong dài hạn, việc giữ được các dòng vốn này đi đúng địa chỉ và minh bạch là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị ngân hàng. “Nếu hội đồng quản trị không ổn định, không độc lập và dễ bị chi phối, dòng vốn sẽ bị đẩy đi theo hướng mong muốn của nhóm lợi ích mạnh nhất ở ngân hàng”, ông Giang nói.


Điều này có lẽ cũng đã được các ông chủ mới của TPBank tiên liệu, khi vị Tổng Giám đốc của ngân hàng này nhìn nhận: “Muốn tái cấu trúc thành công cần hội tủ đủ 3 yếu tố thực. Một là dòng tiền thực, hay vốn bằng tiền mặt được bơm vào ngân hàng. Thứ hai là cơ cấu cổ đông và quản lý thực, không bị lợi ích nhóm điều khiển và chi phối. Thứ ba là Ban Điều hành có năng lực thực, tâm huyết và dày dạn kinh nghiệm”



Hàng loạt lãnh đạo chủ chốt luân chuyển về địa phương

Hàng loạt lãnh đạo chủ chốt luân chuyển về địa phương


Nguồn tin từ TTXVN cho biết, ngày 28/2, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn số 7314-CV/VPTW về chủ trương và quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ gần đây.

Công văn nêu rõ: nhằm chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở Trung ương nhiệm kỳ tới, kết hợp việc đào tạo, rèn luyện cán bộ với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở các địa phương, Bộ Chính trị đã có chủ trương tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số tỉnh, thành phố để luân chuyển cán bộ.


Thực hiện chủ trương này, các bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương đã xem xét cử cán bộ trong nguồn quy hoạch đi luân chuyển và đề xuất về chức danh luân chuyển, dự kiến chức vụ sẽ bố trí sau luân chuyển... Ban Tổ chức Trung ương đã tập hợp danh sách cán bộ và gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan ở Trung ương và trao đổi với thường trực cấp ủy các địa phương.


Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt 1, gồm 44 thành viên. Trong đó có 25 phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.


Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có 2 ủy viên Trung ương Đảng, 19 thứ trưởng và tương đương, 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ.


Đáng chú ý, toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 cán bộ được quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.



Kinh tế Mỹ: Tỷ lệ tăng trưởng GDP quý IV/2013 giảm mạnh xuống 2,4%

Kinh tế Mỹ: Tỷ lệ tăng trưởng GDP quý IV/2013 giảm mạnh xuống 2,4%

Theo số liệu vừa công bố tối nay 28/2 (theo giờ Việt Nam) của Bộ Thương mại Mỹ, Tổng sản phẩm Quốc nội - GDP (theo số liệu năm, đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ) của Mỹ chỉ tăng trưởng 2,4% trong quý IV/2013, thấp hơn đáng kể so với số liệu ước tính đầu tiên cũng do Bộ Thương mại Mỹ công bố trước đó là 3,2%.


Sự chênh lệch giữa hai lần ước tính lên đến 0,8% làm các nhà phân tích không khỏi ngạc nhiên và thậm chí còn thấp hơn mức dự báo trung bình là 2,6%. Sự suy giảm tăng trưởng trong 3 tháng cuối cùng của năm 2013 là một bất ngờ lớn, nhất là khi tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III/2013 từng đạt đến 4,1%.


Sự suy giảm này có thể được giải thích trước tiên bởi chi tiêu dùng không mạnh như ước tính ban đầu. Tiêu dùng, động lực chính của nền kinh tế Mỹ (chiếm khoảng 70% GDP nước này) cuối cùng chỉ tăng trưởng 2,6% trong quý IV/2013, giảm mạnh so với tỷ lệ 3,3% trong báo cáo ban đầu. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn số liệu kinh tế trong quý III khi chi tiêu dùng chỉ tăng 2%.



Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khác cũng khiến cho tăng trưởng của GDP sụt giảm như kim ngạch xuất khẩu, đầu tư hàng tồn kho và chi tiêu chính phủ.


Tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 9,4% thay vì 11,4% như ước tính đầu tiên. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu được điều chỉnh tăng từ 0,9% lên 1,5%. Hàng tồn kho vẫn tăng trong quý IV, nhưng với tốc độ không cao (117,4 tỷ USD thay vì 127,2 tỷ USD như báo cáo trước đây)


Ngoài ra, doanh số bán hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (không bao gồm hàng tồn kho) tại Mỹ được điều chỉnh giảm từ 2,8% xuống còn 2,3%. Chi tiêu chính phủ giảm 5,6% trong quý IV (so với ước tính ban đầu chỉ giảm 4,9%), do chi tiêu của chính phủ liên bang giảm tới 12,8% trong quý IV trong bối cảnh chính phủ Mỹ đóng cửa để nhường chỗ cho những tranh luận về ngân sách hồi tháng 10 năm ngoái.


Tính cả năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 1,9%, giảm so với tỷ lệ 2,8% đã đạt được trong năm 2012.


Lạm phát đo bằng chỉ số PCE (Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân) ít thay đổi, tăng với tốc độ 1% (theo số liệu năm) và chỉ số PCE lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) tăng 1,3%.



CPI tăng thấp không phải do cầu yếu

CPI tăng thấp không phải do cầu yếu




Bộ trưởng VPCP Nguyễn Văn Nên chủ trì họp báo. (Ảnh: VGP)


Theo đó, trả lời câu hỏi của cáo chí xung quanh vấn đề CPI tăng thấp song sau khi Chính phủ họp bàn thì xác định nguyên nhân không phải do lực cầu thấp, Bộtrưởng Nguyễn Văn Nên cho biết: Khi báo cáo về CPI thì các chuyên gia, các thành viên Chính phủ cũng đặt vấn đề có phải do cầu thấp, sức mua thấp hay lý do nào đó thì có thể nói không hẳn như vậy.


Nhưng hướng các ý kiến thảo luận thì cho rằng thời gian qua hàng hóa dồi dào, phong phú, giá cả phải chăng và sức mua, nhu cầu mua sắm của người dân trong thời điểm hiện nay cũng có giới hạn so với trước. Vì vậy nói chắc chắn là nguyên nhân nào dẫn đến CPI tăng thấp thì các cơ quan chức năng, chuyên gia tiếp tục nghiên cứu.


"Nhưng nhiều ý kiến thiên là CPI tăng thấp không phải do cầu yếu", Bộ trưởng Nên cho biết.





Giá gas giảm 31.000-33.000 đồng/bình

Giá gas giảm 31.000-33.000 đồng/bình



Các công ty kinh doanh gas trên địa bàn TP HCM cho biết giá gas bán lẻ sẽ giảm 31.000-33.000 đồng/bình, từ ngày 1/3.


Cụ thể, giá gas bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng khu vực TP HCM như sau (loại 12 kg): Saigon Petro 399.000 đồng, Pacific Petro 402.000 đồng, Siamgas (Shell gas) 443.000 đồng (cùng giảm 31.000 đồng), Elf gaz 439.000 đồng (bình 12,5 kg, giảm 33.000 đồng)...


Đại diện Saigon Petro cho biết tháng 3 giá gas thế giới theo hợp đồng (CP) ở mức 862,5 USD/tấn, giảm 107,5 USD/tấn nên giá trong nước điều chỉnh tương ứng. Như vậy, gas đã có 3 tháng liên tiếp giảm giá với mức giảm tổng cộng khoảng 87.000 đồng/bình 12 kg theo đà giảm của giá thế giới.




11 bộ trưởng của Cộng hòa Cyprus đệ đơn xin từ chức

11 bộ trưởng của Cộng hòa Cyprus đệ đơn xin từ chức


Tại phiên họp bất thường của Chính phủ Cộng hòa Cyprus ngày 28/2, toàn bộ 11 bộ trưởng đã đệ đơn lên Tổng thống nước này xin từ chức sau khi đảng Dân chủ rút khỏi liên minh cầm quyền.


Tuy nhiên Tổng thống Nicos Anastasiades đã đề nghị các bộ trưởng tiếp tục làm việc và ông sẽ tiến hành cải tổ nội các vào ngày 15/3 tới.


Đảng Dân chủ (DIKO) một ngày trước đó đã quyết định rút khỏi liên minh cầm quyền đồng thời yêu cầu bốn bộ trưởng của đảng này trong chính phủ cùng một số quan chức nắm giữ các vị trí hành chính công từ chức.


Động thái này của DIKO là nhằm phản đối quan điểm của Tổng thống Nicos Anastasiades trong các cuộc hòa đàm về tái thống nhất đảo Cyprus. Đảng này cho rằng Tổng thống Nicos Anastasiades đã có quá nhiều nhượng bộ đối với phía cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong đàm phán.


Trước đó, ngày 11/2 vừa qua, Tổng thống Nicos Anastasiades - đồng thời là lãnh đạo cộng đồng người Cyprus gốc Hy Lạp, đã gặp lãnh đạo cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ Dervis Eroglu tại thủ đô Nicosia của Cyprus để nối lại cuộc đàm phán tái thống nhất đảo này, vốn bị gián đoạn 18 tháng qua.


Cuộc đàm phán này nằm dưới sự sự bảo trợ của Liên hợp quốc.


Đảo Cyprus bị chia cắt từ năm 1974 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân chiếm đóng khu vực miền Bắc và thành lập nhà nước của cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ song hiện vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận. Cộng hòa Cyprus với đa số là người Cyprus gốc Hy Lạp ở miền Nam./.




Phản ứng của Việt Nam về báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ

Phản ứng của Việt Nam về báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ








Ngày 28/2, trả lời câu hỏi phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2013 trong đó có phần đánh giá về Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: Đảm bảo quyền con người là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận tại Phiên rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II (tháng 02/2014).

Một số nhận định về Việt Nam nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2013 đã dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam.


Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại với các nước còn có những quan điểm khác biệt với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có Hoa Kỳ nhằm tăng cường hiểu biết, thu hẹp sự khác biệt, qua đó nâng cao tính xác thực và khách quan trong những đánh giá về tình hình quyền con người ở Việt Nam./.




“Cuộc bầu cử tổng thống Ukraine là bất hợp pháp”

“Cuộc bầu cử tổng thống Ukraine là bất hợp pháp”

Ông Yanukovych nói quyền lực ở Ukraine đã bị rơi vào tay "những kẻ phátxít mới trẻ tuổi." Ông khẳng định sẽ "tiếp tục chiến đấu cho tương lai của Ukraine."

Yanukovych nói ông "chưa bị lật đổ" nhưng buộc phải rời quê hương sau khi nhận được nhiều lời đe dọa.


Ông Yanukovych khẳng định Crimea phải tiếp tục là một phần của đất nước Ukraine. Ông nói sẽ trở về Ukraine khi an ninh cá nhân được bảo đảm.


Ông Yanukovych cho biết đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nga Putin khi tới Nga. Ông khẳng định không hề đề nghị giúp đỡ về quân sự.




Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine bị cách chức

Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine bị cách chức


Theo Reuters, ngày 28/2, Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov đã ký sắc lệnh cách chức Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Đô đốc Yuriy Ilyin.


Ông Ilyin được bổ nhiệm giữa lúc phong trào biểu tình phản đối Tổng thống Viktor Yanukovich, người bị phế truất hôm 22/2 vừa qua, lên đến đỉnh điểm .


Thông cáo đăng trên trang web của tổng thống không nêu lý do cách chức ông Ilyin./.




Ukraine: Nga điều 10 máy bay quân sự tới Crimea

Ukraine: Nga điều 10 máy bay quân sự tới Crimea

Trong một tuyên bố, cơ quan trên cho biết các quân nhân Nga đã phong tỏa một đơn vị biên phòng của Ukraine ở thành phố cảng Sevastopol - nơi Nga bố trí một phần của hạm đội Biển Đen.

Trước đó cùng ngày, hạm đội Biển Đen của Nga đã phủ nhận tin đóng vai trò trong việc chiếm giữ một sân bay quân sự ở gần Sevastopol.


Hãng thông tấn Interfax ngày 28/2 dẫn lời Thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine, ông Andriy Paruby cho biết việc áp đặt tình trạng khẩn cấp ở khu vực phía Nam bán đảo Crimea là một trong những lựa chọn đang được cân nhắc nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang lan rộng tại khu vực này.


Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nếu lệnh này thực sự được đưa ra thì sẽ không đồng nghĩa với việc triển khai quân đội và các đơn vị an ninh hiện nay sẽ vẫn phải bao quát tình hình. Ông nói: "Vì vậy, chúng tôi đang tìm kiếm các cách thức khác hiệu quả hơn trong việc khoanh vùng tình hình trên bán đảo Crimea".


Theo luật pháp Ukraine, việc áp đặt tình trạng khẩn cấp sẽ do Quốc hội quyết định và kéo dài tối đa 2 tháng./.




Ukraine giành lại quyền kiểm soát 2 sân bay ở Crimea

Ukraine giành lại quyền kiểm soát 2 sân bay ở Crimea


Ngày 28/2, lực lượng an ninh của Ukraine cho biết họ đã giành lại quyền kiểm soát hai sân bay trên bán đảo Crimea bị các tay súng mà giới chức ở Kiev cáo buộc có quan hệ với quân đội Nga chiếm giữ.


Phát biểu trên truyền hình, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine Adriy Parubiy tuyên bố: "Đã có mưu toan chiếm giữ các sân bay, song chúng tôi đã kiểm soát những âm mưu này. Các sân bay hiện do lực lượng chấp pháp Ukraine kiểm soát."

Trước đó, ông Paruby cáo buộc Điện Kremlin chỉ đạo các nhóm vũ trang chiếm hai sân bay tại Crimea./.





Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Theo đó, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN trong hoạt động, phân tích, đánh giá, thực thi chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của hệ thống tài chính.

Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn, bao gồm: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng cơ chế điều hành và thực thi chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính;


Xây dựng các mô hình và phương pháp để thực hiện công tác phân tích, đánh giá, cảnh báo sớm về an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính;


Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến ổn định tiền tệ, tài chính trình Thống đốc hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành;


Phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế thu thập và khai thác thông tin liên quan để triển khai các hoạt động phân tích, đánh giá, cảnh báo sớm về an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính;


Phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam và các đơn vị liên quan nhận diện, cập nhật thông tin của các tổ chức tài chính có tầm ảnh hưởng hệ thống, hệ thống “ngân hàng ngầm” nhằm phân tích, cảnh báo rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tiền tệ, tài chính;


Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng báo cáo ổn định tài chính và các báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực liên quan đến ổn định tài chính. Xây dựng kịch bản và phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng, tài chính, triển khai mô hình cảnh báo sớm để nhận biết và cảnh báo dấu hiệu khủng hoảng tài chính;


Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình đánh giá khu vực tài chính theo định kỳ hoặc theo yêu cầu khi cần thiết. Theo dõi lộ trình và giải pháp thực hiện các khuyến nghị về ổn định tiền tệ, tài chính trong báo cáo thực hiện chương trình đánh giá khu vực tài chính đã được phê duyệt.


Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc NHNN thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực ổn định tiền tệ, tài chính; tiếp nhận, quản lý và điều phối các hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến chương trình đánh giá khu vực tài chính và ổn định tiền tệ, tài chính của ngành Ngân hàng theo phân công của Thống đốc;


Phân tích, đánh giá tổng thể khả năng tiếp cận các sản phẩm/ dịch vụ tài chính của các đối tượng và khu vực khó khăn (cá nhân, hộ gia đình, nhóm các đối tượng khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối tượng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa), từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm/ dịch vụ tài chính của các nhóm đối tượng này;


Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của NHNN và của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.


Về cơ cấu tổ chức của Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính gồm 04 phòng: Phòng Chính sách an toàn vĩ mô, Phòng Cơ sở hạ tầng tài chính, Phòng Hệ thống tài chính, Phòng tổng hợp. Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng do Vụ trưởng Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính quy định



Vì sao các đạo diễn Mỹ "kém may mắn" với tượng vàng Oscar

Vì sao các đạo diễn Mỹ "kém may mắn" với tượng vàng Oscar

Kịch bản trên nhiều khả năng sẽ lại tái diễn vào đêm trao giải Chủ nhật tuần này khi cả 2 đạo diễn nhận được nhiều đề cử nhất cho giải thưởng năm nay đều không phải là người Mỹ.


Tính đến thời điểm này, hai gương mặt được nhiều người dự đoán dành chiến thắng nhất cho hạng mục đạo diễn xuất sắc nhất tại giải Oscar năm nay là Alfonso Cuaron, đạo diễn người Mexico của bộ phim Gravity (Không trọng lực) và Steve McQueen, đạo diễn người Anh của bộ phim 12 Years a Slave (12 năm nô lệ). Nếu tượng vàng tiếp tục về tay một trong hai đạo diễn này thì đây sẽ là năm thứ tư liên tiếp các nhà đạo diễn nước ngoài chiếm lĩnh giải thưởng Oscar danh giá nhất.


Trong lễ trao giải năm 2011, đạo diễn người Anh Tom Hooper "ẵm" tượng vàng Oscar danh giá cho hạng mục đạo diễn xuất sắc nhất với bộ phim The King's Speech (Bài diễn thuyết của nhà Vua). Một năm sau, giải thưởng này xướng tên đạo diễn người Pháp Michel Hazanavicius của phim The Artist (Nghệ sĩ) và năm ngoái, tượng vàng Oscar thuộc về đạo diễn Lý An (người Mỹ gốc Hoa) với bộ phim Life of Pi (Cuộc đời của Pi).



Đạo diễn Alfonso Cuaron liệu có thành công với Gravity?


Các nhà phân tích điện ảnh nhận định rằng sự thành công của các đạo diễn nước ngoài trên đất Mỹ không phải là điều mới lạ sau khi diễn ra làn sóng "đổ bộ" ồ ạt của các nhà làm phim tìm đến mảnh đất được mệnh danh "thiên đường điện ảnh thế giới". Ban đầu, làn sóng đó xuất phát từ sự trốn chạy của những đạo diễn tài giỏi từ châu Âu sang Mỹ trong thời kỳ Đức quốc xã. Tiếp đó là cuộc hành trình tìm kiếm cơ hội phát triển của những đạo diễn tài năng đến từ các nước Đông Âu như Milos Forman và Roman Polanski. Thế nhưng lớn hơn cả vẫn là sự "cám dỗ khó cưỡng" từ xu hướng thay đổi mô hình kinh tế của các hãng làm phim kể từ đầu thế kỷ này.


Theo Giáo sư sử học Steve Ross từ Đại học South California, hiện nay các rạp chiếu phim ở nước ngoài chiếm tới 80% doanh thu của một bộ phim, gấp 4 lần doanh thu nội địa. Tỷ lệ này trái ngược hoàn toàn với thời điểm cách đây 50 năm, với 70% doanh thu đến từ các phòng vé trong nước. Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt ở vị trí hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các nhà làm phim Hollywood nên đây là lý do vì sao những bộ phim do các đạo diễn nước ngoài sản xuất thường hút được nhiều khán giả hơn so với phim do đạo diễn người Mỹ sản xuất.


Giải thích về điều này, Giáo sư Steve Ross cho rằng các đạo diễn nước ngoài thường nhạy cảm hơn, biết đáp ứng thị hiếu của đông đảo khán giả hơn nên có nhiều cơ hội mở rộng thị trường cũng như doanh thu. Ngược lại, các đạo diễn người Mỹ lại chỉ nắm được sở thích của khán giả trong nước, khiến các bộ phim của họ kém sức hấp dẫn hơn. Một ví dụ cho điều này là bộ phim Gravity của cha con đạo diễn Cuaron giúp thu về hơn 700 triệu USD từ các phòng vé trên thế giới, hay bộ phim Pacific Rim của người đồng hương Guillermo Del Toro cũng giúp nhà sản xuất bỏ túi gần 400 triệu USD trong năm 2013.


Giáo sư Ross kết luận rằng chỉ khi nào các đạo diễn nước ngoài không làm ra những bộ phim hái ra tiền, thì hào quang điện ảnh mới lại thuộc về những đạo diễn Mỹ.



Sài Gòn Tiếp Thị tiếp tục xuất bản

Sài Gòn Tiếp Thị tiếp tục xuất bản






Sáng nay 28-2, UBND TPHCM đã công bố giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông ký ngày 26-2, cho phép Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn tiếp tục xuất bản ấn phẩm Sài Gòn Tiếp Thị, với tần suất 3 số mỗi tuần như trước (thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu).


Cùng ngày 26-2, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ký quyết định thu hồi giấy phép trước đây của Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) với lý do ghi trong quyết định: "Cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính." Cơ quan chủ quản của Sài Gòn Tiếp Thị bộ cũ là Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) thuộc UBND TPHCM, nay cơ quan chủ quản mới theo giấy phép mới là Sở Công Thương TPHCM.


Như vậy, Sài Gòn Tiếp Thị vẫn được xuất bản liên tục và theo giấy phép mới, số báo đầu tiên của bộ mới sẽ được đánh số 1. Tòa soạn của báo đặt tại số 35 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TPHCM, trụ sở của Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn.


Bà Trần Thị Ngọc Huệ, Tổng biên tập Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới sẽ tiếp tục công việc của đội ngũ những người đã thực hiện ấn phẩm này trong 19 năm qua. "Tên tuổi của Sài Gòn Tiếp Thị gắn với đội ngũ những người khai sinh và gầy dựng tờ báo từ năm 1995 và Sài Gòn Tiếp Thị đã luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh đó". Bà Huệ nói thêm: "Tôn chỉ mục đích của tờ báo bộ mới vẫn sẽ là phục vụ người tiêu dùng, các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khái niệm tiêu dùng, theo tôi, được mở ra rất rộng. Tiêu dùng không chỉ liên quan đến việc mua sắm, sử dụng hàng hóa mà còn là hưởng thụ những sản phẩm tinh thần. Đọc cuốn sách, xem bộ phim, ngắm bức tranh hay đi du lịch đều là hành vi tiêu dùng. Trong bối cảnh vừa tràn ngập thông tin vừa thiếu sự thẩm định thông tin như hiện nay, người tiêu dùng rất cần thông tin khách quan, đúng đắn, kịp thời và thiết thực để giúp họ".


Báo chí các nước cũng thường có một mảng phục vụ độc giả theo hướng này, ví dụ thẩm định, đánh giá, xếp hạng các trường học, các sản phẩm văn hóa-nghệ thuật, nhà hàng, cơ sở y tế… để giúp người bận rộn có sẵn thông tin để tham khảo khi cần.


Bà Huệ cho rằng không gian hoạt động của tờ báo cũng mở rộng hơn trước khi sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ đã có nhiều kênh để chuyển tải, kể cả mạng xã hội. "Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới sẽ phải đóng được vai trò cầu nối mới này".


Cách đây 19 năm, Sài Gòn Tiếp Thị phát hành số đầu tiên vào ngày 15-4-1995 như một tạp chí thuộc Trung tâm Thông tin Triển lãm (Sở Văn hóa Thông tin TPHCM); đến ngày 14-6-1996 được chuyển về Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Báo Sài Gòn Tiếp Thị còn được biết đến rộng rãi qua chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao với những cuộc khảo sát người tiêu dùng và doanh nghiệp công phu và các hội chợ giới thiệu hàng Việt Nam đến người tiêu dùng. Tám năm sau, ngày 12-2-2004, Sài Gòn Tiếp Thị mới tách ra thành tờ báo trực thuộc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư.


Nay, một lần nữa, Sài Gòn Tiếp Thị lại gắn với Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Với nhiệm vụ tiếp tục phụng sự độc giả , bà Huệ cho biết tờ Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới trân trọng đón nhận sự đóng góp của các cây bút và nhà báo đã từng viết và sẽ viết cho tờ báo này. "Chúng tôi cũng rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ quý báu của bạn đọc, nhà quảng cáo và doanh nghiệp… cho Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới ," bà nói thêm.




Euro nhảy vọt sau số liệu lạm phát 'ổn định' của khu vực Eurozone

Euro nhảy vọt sau số liệu lạm phát 'ổn định' của khu vực Eurozone



Theo số liệu vừa công bố của Cơ quan thống kê thuộc Liên minh châu Âu - Eurostat (vào lúc 17h theo giờ Việt Nam), tỷ lệ lạm phát năm của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) duy trì ổn định ở mức 0,8% trong tháng 2, cao hơn so với dự báo tương đối thấp của các chuyên gia là 0,6%.


Số liệu do công bố cho thấy, thực phẩm, thuốc lá, đồ uống có cồn đóng góp phần lớn vào sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này. Trong khi đó, giá năng lượng lại sụt giảm.










Diễn biến tỷ giá EUR/USD sau khu số liệu lạm phát công bố 17h hôm nay 28/2


Tỷ lệ lạm phát thấp đã trở thành mối lo ngại thường trực đối với những nhà kinh tế tại châu Âu với lo sợ giá cả tăng yếu có thể hướng nền kinh tế khu vực đến tình trạng giảm phát. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Mario Draghi đã nhấn mạnh trong lời phát biểu hôm thứ 5 rằng: "Rõ ràng, chúng ta không đang trong tình trạng giảm phát", nhưng ECB vẫn luôn sẵn sàng hành động nếu cần.

Vào thời điểm 17h20', tức khoảng 20 phút sau khi dữ liệu trên được Eurostat công bố, đồng euro (EUR) hiện tăng 0,71% so với đồng đô-la Mỹ và giao dịch ở mức 1,3787 USD đổi 1 EUR, cao hơn mức 1,3708 thiết lập trong ngày hôm qua 27/2.





Giá dầu giảm do lo ngại về số liệu kinh tế yếu đi tại Mỹ

Giá dầu giảm do lo ngại về số liệu kinh tế yếu đi tại Mỹ

Trong khi đó, bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen về nền kinh tế Mỹ tại phiên điều trần trước Ủy ban Thượng viện cùng ngày không chứa đựng những thông tin bất ngờ.

Ngoài ra, tình hình bất ổn gia tăng tại Ukraine cùng bức tranh kinh tế tối đi tại Trung Quốc cũng phần nào ảnh hưởng tới thị trường.


Đóng cửa phiên 27/2 trên sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 4/2014 giảm 19 xu Mỹ xuống 102,40 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 56 xu Mỹ xuống 108,96 USD/thùng.


Sang phiên cuối tuần 28/2 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, xu hướng đi xuống vẫn đang tiếp tục khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 4/2014 tiếp tục giảm thêm 36 xu so với phiên trước, xuống 102,04 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao cùng kỳ cũng giảm tiếp 9 xu xuống 108,87 USD/thùng./.




Tổng thống Nga chỉ thị hợp tác với IMF, G-8 về Ukraine

Tổng thống Nga chỉ thị hợp tác với IMF, G-8 về Ukraine

Theo Reuters Tổng thống Putin cũng chỉ thị chính phủ đồng thời tham vấn những đối tác quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Nhóm các nền kinh tế phát triển (G-8) về vấn đề viện trợ tài chính.

Trong một tuyên bố được đăng tải trên trang web, Điện Kremlin xác nhận ông Putin đã chỉ thị cho chính phủ xem xét đề nghị viện trợ nhân đạo của khu vực Crimea ở miền Nam Ukraine./.




Thêm 2 nữ doanh nhân Việt vào danh sách quyền lực nhất châu Á

Thêm 2 nữ doanh nhân Việt vào danh sách quyền lực nhất châu Á

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen). Các đại diện năm nay đến từ hơn 13 quốc gia, thuộc nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công cụ, đầu tư mạo hiểm đến xây dựng và thời trang.


Năm nay, Việt Nam có ba đại diện. Đó là bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Ngân hàng Đông Nam Á (SeAbank).











mai-kieu-lien-4916-1393572343.jpg

Bà Mai Kiều Liên đã 3 năm liên tục vào top doanh nhân nữ quyền lực châu Á. Ảnh: Forbes



Forbes bình luận Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất Việt Nam, đồng thời là blue-chip trên sàn chứng khoán. Kể từ khi niêm yết năm 2006, Vinamilk đã tăng trưởng đều đặn cả về doanh thu và lợi nhuận. Năm ngoái, doanh thu Vinamilk tăng 17% lên 1,5 tỷ USD. Bà Mai Kiều Liên đang nỗ lực nâng gấp đôi con số này cho đến năm 2017. Tháng 7/2013, Vinamilk đã được chấp thuận bán sản phẩm tại Mỹ, nâng số thị trường xuất khẩu lên gần 30 nước.











nguyen-thi-mai-thanh-4066-1393572343.jpg

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE tăng trưởng như ngày nay. Ảnh: REE



Tạp chí này cũng khen ngợi kể từ khi lãnh đạo công ty năm 1985, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech. Đây cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000. Bà Mai Thanh gia nhập REE năm 1982, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí điện tại Đại học Karl-Marx-Stadt (Đức).











Nguyen-thi-nga-1866-1393572343.jpg

Bà Nguyễn Thị Nga hiện là Chủ tịch SeAbank.



Đại diện cuối cùng của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Nga. Forbes cho biết bà là một trong những phụ nữ giàu nhất Việt Nam, nhờ tham gia vào các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, nghỉ dưỡng và bán lẻ. Bà trở thành Chủ tịch SeAbank từ năm 2007. Sau đó, bà thành lập và kiểm soát BRG - công ty điều hành 3 sân golf tại Việt Nam. Bà cũng sở hữu hai khách sạn tại Hà Nội - được điều hành bởi Hilton Hotels Worldwide, và Intimex - một công ty thương mại và bán lẻ.


Để chọn ra danh sách 50 phụ nữ quyền lực châu Á năm nay, Forbes đã dựa trên các tiêu chí: doanh thu công ty (hiếm khi dưới 100 triệu USD, thường là hàng tỷ USD), vị trí của ứng cử viên trong công ty và mức độ tham gia vào công việc. Bà Mai Kiều Liên đã lọt danh sách này từ năm 2012. Năm ngoái, Việt Nam có thêm một đại diện là bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang.



ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND