Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!

Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!

Năm 2013 khép lại với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 6,04%, thấp hơn so với mục tiêu Quốc hội đặt ra là 7%. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp khống chế CPI thành công dưới mức 7%. Và con số này ghi dấu CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. So với mục tiêu, đã có thể thở phào với chỉ số CPI. Song, nhìn trong dài hạn nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là đời sống thực của người dân, hẳn cái thở phào này chưa thể nhẹ nhõm.


Khống chế CPI thành công


Nhìn lại năm 2013 sẽ thấy, tốc độ tăng CPI với xu hướng giảm dần. Biểu hiện là các quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; nhưng quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4% (trong đó, từ tháng 4 đến tháng 7, CPI liên tiếp ở mức thấp 0,02%; 0,06%; 0,05% và 0,27%).











CPI thấp chủ yếu do sức mua thấp

Nguyên nhân chủ yếu khiến CPI thấp được lý giải là do sức mua yếu, thị trường kém sôi động, tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng và nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất chậm. Bên cạnh đó, do sự điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ nên lạm phát có xu hướng ổn định làm cơ sở cho lãi suất ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm; giá nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, lương thực, thực phẩm… khá ổn định, thậm chí còn có chiều hướng giảm nhẹ.


Không những thế, có nhiều nhận định rằng, nếu không bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và phí giáo dục (CPI nhóm thuốc và dịch vụ y tế chiếm khoảng 25%, nhóm giáo dục chiếm 17% trong CPI chung), CPI có thể còn ở mức tăng thấp hơn.


Kết quả này, một mặt thể hiện thành công trong chính sách điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tài khóa, tiền tệ chặt chẽ của Chính phủ. Nhưng mặt khác, nó lại vẽ một bức tranh khá buồn về năng lực tiêu dùng và chất lượng cuộc sống của người dân. Bởi vì, không thể phủ nhận các yếu tố khách quan chi phối khiến CPI tăng thấp, như kinh tế trong nước đã có những chuyển biến theo hướng tích cực nhưng mức độ phục hồi chưa cao; thu nhập của người dân chưa được cải thiện nên sức tiêu thụ hàng hóa chưa tăng nhiều.


Hơn nữa, ngay trong dịp cuối năm này, theo đánh giá của Bộ Công Thương, “tháng 12 là dịp mua sắm cuối năm, thị trường mua bán hàng hoá đã nhộn nhịp hơn, nhưng sức mua vẫn còn yếu”.


Mặc dù Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 12 ước tăng 1,8% so với tháng 11 và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung 12 tháng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 12,6% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá tăng 5,6%). Nhìn chung thị trường trong nước giữ được tăng trưởng, cung - cầu các hàng hoá thiết yếu được đảm bảo.


Chưa thể thở phào nhẹ nhõm











Tuy nhiên, những con số này chưa đủ cơ sở thực chất để mọi người có thể vui mừng và thở phào khi nghĩ đến giá tiêu dùng. Vì rằng, nhìn 10 năm qua (từ 2004-2013), chỉ số CPI diễn biến theo nhịp “1 giảm thấp, 2 tăng cao”.


Như vậy, khi nền kinh tế vĩ mô chưa có tăng trưởng đột biến, chưa thực sự bền vững, liệu nhịp tăng giảm này đã thực sự biến mất năm 2014? Bên cạnh đó, khi nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, nền sản xuất đang trên đà phục hồi sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, kích thích tăng nhập khẩu nguyên nhiên liệu, từ đó giá nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu cũng tác động đến giá tiêu dùng.


Đáng chú ý nữa, dự kiến từ tháng 1/2014, TP Hồ Chí Minh sẽ tăng phí dịch vụ y tế; năm nay bội chi ngân sách nhà nước đã được nâng từ 4,8 lên 5,3%; nhiều giải pháp của ngân hàng đang được thúc đẩy mạnh mẽ để kích thích tiêu dùng, tăng cường cho vay, kích thích tăng trưởng tín dụng…


Đặc biệt, cái cần quan tâm hơn xung quanh chỉ số CPI là đời sống thực, nhu cầu thực và khả năng tiêu dùng thực của người dân mới quyết định chất lượng cuộc sống và tính bền vững của nền kinh tế, an sinh xã hội.


Trong khi đó, không chỉ các chỉ số kinh tế vĩ mô mà cả đời sống thường nhật được phản ánh trên các phương tiện truyền thông cho thấy, người dân vẫn đang phải trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng, chắt bóp chi tiêu.


Hơn thế, mỗi khi có điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, gas, nước… người dân lại giật mình thon thót. Và với cung cách quản lý, điều hành thị trường còn gây nhiều tranh cãi thì người dân còn tiếp tục phải giật mình. Chỉ số niềm tin vào thị trường, vào chất lượng sống chưa ổn định, và những con số đo giá cả thị trường mới chỉ thỏa mãn phần nào trong các báo cáo kinh tế, còn đời sống thường nhật vẫn còn lắm lo âu.


Như vậy, không thể chủ quan với chỉ số CPI và cũng chưa thể thở phào nhẹ nhõm khi nhìn vào những con số ấn tượng. Nhất là khi Tết đến Xuân về, hàng triệu người dân vẫn có cảm giác phảitrăn trở vì làm quanh năm mà vẫn toát mồ hôi lo… 3 ngày Tết./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND