Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Trung Quốc mong muốn gì ở châu Âu?

Trung Quốc mong muốn gì ở châu Âu?

Đây là lần đầu tiên một Chủ tịch Trung Quốc đến thăm trụ sở của Liên minh châu Âu (EU).


Mục đích chuyến thăm lần này của Trung Quốc là để đạt được thỏa thuận thương mại với EU. Đổi lại, EU hy vọng sẽ thuyết phục Trung Quốc mở cửa thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp hơn.


Buổi đàm phán đầu tiên diễn ra vào tháng 1/2014. Chính phủ Trung Quốc dường như mong muốn thúc đẩy đàm phán nhiều hơn nữa trong khoảng thời gian này. Trước khi bắt đầu chuyến thăm, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Wang Yi phát biểu trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc rằng, ông hy vọng sẽ đẩy nhanh đàm phán hướng tới ký kết thỏa thuận đầu tư với EU.


Vậy, Trung Quốc và EU muốn đạt được điều gì thông qua thỏa thuận này?


Hàng hóa giao dịch giữa Trung Quốc và EU

Cân bằng thương mại


Theo dữ liệu mới nhất của Ủy ban châu Âu, hàng năm, số hàng hóa giao dịch giữa EU và Trung Quốc có giá trị trên 588,6 tỷ USD, tương đương với 1,6 tỷ USD/ ngày. Tuy nhiên, châu Âu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn là xuất khẩu sang nước này. Năm 2013, thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc là 180 tỷ USD.


Phòng thương mại của Ủy ban châu Âu cho biết, hàng năm, 20 triệu hộ gia đình ở Trung Quốc vượt qua ngưỡng thu nhập 13.500 USD. Với mức thu nhập cao như vậy, tầng lớp trung lưu trở thành đối tượng chính tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ.


Các nhà đầu tư châu Âu muốn lợi dụng sự phát triển của tầng lớp này và đẩy mạnh xuất khấu sang Trung Quốc.


Để làm được điều này, EU đang tiến tới việc áp dụng ít quy định hơn đối với thị trường Trung Quốc.


Nhiều nguồn đầu tư trực tiếp hơn


Theo Ủy ban châu Âu, mặc dù khối lượng giao dịch giữa 2 bên khá lớn nhưng vốn đầu tư trực tiếp chung của Trung Quốc vẫn còn tương đối thấp, chỉ bằng trên 2% FDI của EU.


Trong nhiều năm, các công ty châu Âu xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc, lợi dụng nguồn nhân công rẻ để kiếm lợi nhuận. Nhưng hiện tại, xu hướng này đã bị đảo ngược. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang để mắt đến khu vực Tây Âu và Địa Trung Hải – nơi khủng hoảng tại khu vực châu Âu đã kéo giảm giá nhân công và thiếu vốn đầu tư nước ngoài.


Trung Quốc vừa tuyên bố kế hoạch tham vọng của nước này. Theo đó, Trung Quốc sẽ đầu tư 100 tỷ USD/ năm vào các quốc gia Tây Âu cho đến năm 2015. Năm 2012, Trung Quốc mở nhà máy đầu tiên tại Bulgaria, cho phép hãng này thâm nhập vào thị trường châu Âu mà không mất thuế.


Các chuyên gia cho rằng, với khoản đầu tư của Trung Quốc, châu Âu có thể thoát khỏi suy thoái kinh tế. Ví dụ như cảng Piraeus. Mặc dù kinh tế Hy Lạp bị tàn phá bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng cảng Piraeus – do phía Trung Quốc điều hành – vẫn hoạt động và trở thành một trong những trung tâm vận chuyển chính của châu Âu.


Giá cả hợp lý


Năm 2013, mối quan hệ thương mại của châu Âu và Trung Quốc đã bị ảnh hưởng rất lớn do những cáo buộc bán phá giá.


EU đánh thuế nhập khẩu cao đối với các hãng sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc với cáo buộc giá bán của các tấm pin mặt trời thấp hơn mức giá quy định.


Để đáp trả lại, Trung Quốc đã tiến hành đánh thuế chống trợ cấp đối với rượu nhập khẩu của châu Âu.


Mặc dù cả hai tranh chấp đều đã được giải quyết nhưng chỉ 1% số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được bảo vệ bằng các biện pháp chống bán phá giá của EU.


Xóa bỏ rào cản ở Trung Quốc


EU cho biết, Trung Quốc vẫn còn đặt ra quá nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền thâm nhập vào các lĩnh vực như vận chuyển, viễn thông và y tế của nước này.


Michał Król, cố vấn đầu tư ECIPE của EU, cho biết, phần quan trọng của thỏa thuận thương mại tiềm năng này là: “Đây là nỗ lực để thiết lập quan hệ thị trường cân đối – có nghĩa là các công ty châu Âu và Trung Quốc có quyền hạn tương đương để thâm nhập vào thị trường của đối tác”.


Liên doanh bắt buộc và giới hạn về sở hữu nước ngoài đồng nghĩa với việc sẽ rất khó cho các công ty châu Âu thực hiện các quy định của Trung Quốc. Ủy ban châu Âu công bố kết quả khảo sát gần đây và cho biết, gần 1/2 các công ty châu Âu đang hoạt động ở Trung Quốc đã mất cơ hội kinh doanh do các quy định.


Marie Julie Chenard, chuyên gia quan hệ kinh tế tại công ty tư vấn LSE Ideas ở châu Âu, nhận định: “Trung Quốc đang cải cách để mở rộng danh sách các lĩnh vực mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đối xử với họ như những nhà đầu tư trong nước”.


Tuy nhiên, bà cũng cho biết, thỏa thuận đầu tư này có thể không bao gồm các vấn đề như hối lộ, tham nhũng, độ tin cậy của các đối tác kinh doanh và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.


Tầm quan trọng của thỏa thuận thương mại với EU đối với Trung Quốc


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU sau khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2001. EU là nguồn nhập khẩu và điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.


Các công ty châu Âu đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc về xe, máy bay, sản phẩm hóa học và các mặt hàng xa xỉ. Trong khi đó, châu Âu cũng nhập khẩu hàng dệt may, điện tử và các mặt hàng khác của Trung Quốc.


Một số người kỳ vọng, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND