Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Dân số già hóa: Khủng hoảng lương hưu toàn cầu đang cận kề

Dân số già hóa: Khủng hoảng lương hưu toàn cầu đang cận kề
Cuộc Đại suy thoái và khủng hoảng tài chính trong năm 2008 đã khiến khủng hoảng lương hưu trở nên trầm trọng hơn. Khủng hoảng hưu trí sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ, và hậu quả của nó sẽ có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu.

Nhiều người sẽ bị buộc phải tiếp tục làm việc qua độ tuổi nghỉ hưu truyền thống 65 – 70 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn. Mức sống sẽ giảm, và tỷ lệ hộ nghèo có người cao tuổi sẽ tăng lên ở các nước giàu – những nước đang xây dựng mạng lưới an sinh xã hội cho người cao niên sau Thế chiến II . Ở các nước đang phát triển, người dân sẽ ngày càng cảm thấy thất vọng nếu các chính phủ không thể đủ khả năng duy trì hệ thống lương hưu để thay thế cho truyền thống con cái chăm sóc cho cha mẹ già.


Nhiều vấn đề đang nổi lên khi thế hệ sinh ra sau chiến tranh thế giới II bắt đầu nghỉ hưu.


Cuộc khủng hoảng hưu trí toàn cầu là sự hội tụ của ba yếu tố:


- Các nước đang cắt giảm lương hưu và nâng độ tuổi nghỉ hưu. Nhiều nước đang ngập trong nợ nần sau khi bội chi trong thập kỷ qua và có mức thâm hụt ngân sách rất lớn kể từ khi suy thoái kinh tế diễn ra. Hiện nay, những quốc gia này đang phải đối mặt với thảm họa nhân khẩu học do người nghỉ hưu sống lâu hơn và tỷ lệ sinh giảm - đồng nghĩa với việc số người trong độ tuổi lao động sẽ giảm đi.


- Các công ty đã loại bỏ kế hoạch lương hưu truyền thống (người lao động không chịu bất cứ chí phí gì và được đảm bảo một khoản thu nhập hàng tháng khi về hưu)


- Người lao động tự do chi tiêu và không dành dụm tiền trước thời điểm suy thoái kinh tế, do vậy tài sản của họ đã biến mất khi suy thoái kinh tế bùng phát.


Những yếu tố này được nghiên cứu riêng rẽ. Tuy nhiên, kết hợp của chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.


Mikio Fukushima, 52 tuổi ở Tokyo, là ví dụ điển hình của những người phải đối mặt với khoản lương hưu không ổn định. Fukushima, làm việc cho một công ty tư nhân, lo ngại ông có thể phải chuyển tới một nơi có chi phi sinh hoạt rẻ hơn, có thể là Malaysia, ở độ tuổi 70 để có sống thoải mái bằng thu nhập từ các khoản đầu tư của mình do lương hưu nhà nước chỉ vỏn vẹn có 10000 USD/năm .


Ông Jean-Pierre Bigand , 66 tuổi, đã nghỉ hưu ngày 01/9, được hưởng tất cả những lợi ích của hệ thống hưu trí Pháp do ông nghỉ hưu trước thời điểm cắt giảm lương ưu. Bigand sống ở nông thôn ngoại ô thành phố Rouen ở Normandy. Ông còn có ngôi nhà thứ hai ở Provence. Ông hiện đang tận hưởng kỳ nghỉ trên đảo Oleron ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương và đang có kế hoạch du lịch 5 tuần tới Guadeloupe. "Du lịch là chi phí lớn nhất của tôi hiện nay", ông nói .


Ở Rochester, Minnesota , Elaine Case, 58 tuổi, và chồng bà, Bill Wiktor , 61 tuổi, đã nghỉ hưu ở tuổi 56 sau ba thập kỷ làm việc cho IBM. Họ được hưởng lương hưu của công ty và sẽ nhận được trợ cấp xã hội trong một vài năm. Cả 2 vợ chồng đều thích đi du lịch. Ông Wiktor có chuyến du lịch leo núi Kilimanjaro trong năm ngoái. "Chúng tôi đang tận hưởng cuộc sống thứ hai của mình" bà Case cho biết.


Thời kỳ hoàng kim của nghỉ hưu


Thời kỳ nghỉ hưu nhàn nhã, giống như ông Bigand, Case và Wiktor đang tận hưởng, là khái niệm tương đối mới. Thủ tướng Đức Otto von Bismarck đã thành lập hệ thống lương hưu nhà nước đầu tiên trên thế giới vào năm 1889. Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách an sinh xã hội từ năm 1935.


Trong những năm phát triển thịnh vượng sau chiến tranh thế giới II, chính phủ các nước giàu mở rộng hệ thống hưu trí. Ngoài ra, các công ty bắt đầu thực hiện chính sách lương hưu – cam kết trả một khoản tiền hàng tháng cho nhân viên sau khi nghỉ hưu - trợ cấp lương hưu.


Chính sách lượng hưu thậm chí còn tốt hơn trong những năm 1980. Nhiều quốc gia bắt đầu khuyến khích nhân viên lớn tuổi nghỉ hưu để tạo công ăn việc làm cho những người trẻ. Chính phủ các nước đã giảm độ tuổi nghỉ hưu của người lao động để có thể nhận được trợ cấp hưu trí đầy đủ của chính phủ. Độ tuổi nghỉ hưu trung bình đã giảm từ 64,3 tuổi của năm 1949 xuống còn 62,4 tuổi vào năm 1999 tại các quốc gia tương đối giàu có thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).


Điều này tạo ra một khái niệm mới và không thực tế về thời kỳ nghỉ hưu: "nghỉ hưu là một thời gian dài nghỉ ngơi, thư giãn”, theo chuyên gia tư vấn Mercer của Dreger."Bạn sẽ có một kỳ nghỉ dài (sau khi nghỉ hưu). Đây là thời kỳ hoàng kim."


Tăng độ tuổi nghỉ hưu


Trong những năm 2000, chính phủ - và các công ty – nhìn vào bảng thống kê bảo hiểm và tỷ lệ sinh đẻ và thấy rằng họ không đủ khả năng chi trả lương hưu như đã cam kết.


Tuổi thọ của người lao động cao hơn: Một người bình thường tại 30 quốc gia thuộc tổ chức OECD sẽ sống 19 năm sau khi nghỉ hưu. Trong khi đó, con số này chỉ là 13 năm vào 1958 - thời điểm nhiều nước đang xây dựng kế hoạch lương hưu hào phóng.


OECD cho biết độ tuổi nghỉ hưu trung bình phải tăng lên mức 66 - 67 tuổi từ mức 63 tuổi hiện nay, để có thể "kiểm soát chi phí lương hưu" khi tuổi thọ trung bình cao hơn.


Tỷ lệ sinh giảm và sự gia tăng số người sinh ra sau chiến tranh thế giới II nghỉ hưu tại các nước phát triển khiến cho vấn đề lương hưu trở nên trầm trọng hơn .


Kết quả là dân số đang già đi nhanh chóng . Tỷ lệ người cao tuổi càng cao, các nước càng gặp nhiều khó khăn trong việc tài trợ cho hệ thống lương hưu vì số lượng người trong độ tuổi lao động giảm bớt.


Ở Trung Quốc, năm 2010 số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 11% tổng số người trong độ tuổi lao động, và sẽ tăng lên 42% vào năm 2050. Tại Hoa Kỳ , tỷ lệ này sẽ tăng từ 20% - 35%.


Để đối phó với tình trạng này, chính phủ các nước đã tăng tuổi nghỉ hưu và cắt giảm phúc lợi. Tại 30 quốc gia OECD, độ tuổi trung bình mà người lao động được hưởng đầy đủ lương hưu sẽ tăng lên 64,6 tuổi trong năm 2050, từ mức 62,9 tuổi trong năm 2010 với nam, và sẽ tăng lên 64,4 tuổi từ mức 61,8 tuổi đối với nữ. Ý đã tăng tuổi nghỉ hưu từ 59 tuổi lên 65 tuổi.


Nghiên cứu về các nước giàu thuộc tổ chức OECD cho thấy, các cải cách lương hưu trong những năm 2000 sẽ cắt giảm trợ cấp hưu trí khoảng 20%.


Ngay cả Pháp, nơi từ lâu có mức lương hưu cao, đã từng bước cải cách lương hưu để giảm chi phí. Pháp đã nâng độ tuổi nghỉ hưu để có thể nhận được đầy đủ tiền trợ cấp từ 41,5 tuổi lên 43 tuổi. Cải cách lương hưu nhiều khả năng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tới.


" Pháp hiện nay là một thiên đường nghỉ hưu" Richard Jackson, thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết.


Lương hưu của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nó là nền tảng của thu nhập hưu trí. Tại 34 quốc gia OECD, chính phủ cung cấp 59% lương hưu. Lương hưu của chính phủ chiếm tới 86% ở Hungary. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, con số này vào khoảng 38%.


Theo tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor, nếu các nước giàu không đẩy mạnh cắt giảm chi phí lương hưu, nợ chính phủ/GDP sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Trái phiếu chính phủ của hầu hết các nước sẽ trở thành trái phiếu rác.


Khủng hoảng tài chính làm trầm trọng hóa vấn đề lương hưu


Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi hệ thống ngân hàng toàn cầu rơi vào tình trạng hoảng loạn trong năm 2008 và đẩy cả thế giới vào tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.


Thâm hụt ngân sách chính phủ tăng lên ở châu Âu và Mỹ. Nguồn thu từ thuế sụt giảm và chính phủ phải bơm tiền để cứu các ngân hàng đồng thời tăng cường trợ cấp thất nghiệp và các chương trình phúc lợi khác.


Điều này gia tăng áp lực khiến chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho lương hưu hoặc phải tăng thuế. Hungary áp dụng các chính sách khắc khổ nhất : quốc gia này yêu cầu công dân giao tài khoản hưu trí của mình cho chính phủ quản lý hoặc không được nhận trợ cấp lương hưu từ chính phủ. Ba Lan giảm một phần tài khoản lương hưu của người dân. Ireland áp dụng thuế đối với các tài khoản hưu trí.


Cuộc Đại Suy thoái đã khiến hàng chục triệu người thất nghiệp trên toàn thế giới. Đối với nhiều người không bị thôi việc, việc tăng lương bị đình trệ trong 5 năm qua, ngay cả khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Điều này khiến cho việc tiết kiệm tiền cho hưu trí trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, trợ cấp hưu trí của chính phủ dựa trên thu nhập suốt đời đang sụt giảm.


Tiền trợ cấp của chính phủ sụt giảm không phải là yếu tố tiêu cực duy nhất đối với người nghỉ hưu trong tương lai. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ 5 năm trước đây, ngân hàng trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục để ngăn chặn kinh tế rơi tự do. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới những người gửi tiền để hưởng lãi suất tiết kiệm.


Cuộc khủng hoảng cũng khiến nhiều người lo ngại việc đầu tư vào cổ phiếu. Cổ phiếu có thể rủi ro hơn so với khoản đầu tư khác, nhưng đem lại lợi nhuận cao hơn trong dài hạn. Nhiều nhà đầu tư không mua cổ phiếu trong khi thị trường chứng khoán thế giới đã tăng mạnh. Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng gần 150% kể từ 3/2009. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 56% chỉ trong năm nay.


Các vấn đề lương hưu ở châu Á


Ở châu Á, người lao động phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới lương hưu - sản phẩm phụ của sự tăng trưởng kinh tế.


Theo truyền thống, tại Trung Quốc và Hàn Quốc, người già có thể mong đợi con cái sẽ chăm sóc mình khi trưởng thành. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi thành đạt ngày càng muốn sống độc lập. Họ cũng có nhiều cơ hội chuyển đến sống tại các thành phố khác để có công ăn việc làm, và rời bỏ cha mẹ. Các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn "khó khăn": Truyền thống chăm sóc cha mẹ đang dần biến mất trong khi hệ thống chăm sóc người già lại chưa phát triển.


Yoo Tae-we, 47 tuổi, giám đốc của một công ty thương mại Hàn Quốc, không mong đợi con trai sẽ chăm sóc mình như ông đã từng chăm sóc cha mẹ. "Chúng tôi phải chuẩn bị cho tương lai của chính mình chứ không phụ thuộc vào con cháu", ông nói .


Lương hưu nhà nước ở Hàn Quốc chỉ vào khoảng 744 USD/tháng. Hàn Quốc có tỷ lệ người cao tuổi sống trong nghèo khổ cao nhất thế giới. Đây cũng là quốc giá có tỷ lệ người già tự tử cao nhất trên thế giới.


Trung Quốc cũng đang phải vật lộn với vấn đề lương hưu. Trung Quốc phải trả lương hưu hậu hĩnh cho công chức và người lao động thành thị làm việc trong các nhà máy nhà nước kém hiệu quả. Người lao động có thể nghỉ hưu sớm với đầy đủ quyền lợi – 60 tuổi đối với nam và 50 hoặc 55 tuổi đối với phụ nữ, tùy thuộc vào công việc của họ. Lương hưu của họ sẽ là gánh nặng đối với Trung Quốc do tỷ lệ người về hưu tăng lên so với những người trong độ tuổi lao động. Người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng ở Trung Quốc vì chính sách một con chỉ vừa mới được nới lỏng.


Ngân hàng Thế giới cho biết chi phí lương hưu của Trung Quốc sẽ tăng lên gấp đôi GDP. Theo đó, số tiền chi trả cho lương hưu sẽ lên tới hơn 16 nghìn tỷ USD.


Trung Quốc đang xem xét tăng độ tuổi nghỉ hưu. Nhưng điều này có thể sẽ vấp phải sự phản đối . "Tôi nghe nói các nhà chức trách có kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi không hy vọng điều này xảy ra vì tôi đã làm việc được gần 42 năm , " Dong Linhua , 59 tuổi, cựu công nhân nhà máy Thượng Hải và hiện nay là một nhà đầu tư bất động sản, cho biết.


Bắt buộc tiết kiệm hưu trí


Một số quốc gia đang cố gắng để buộc người lao động phải tiết kiệm nhiều hơn cho việc nghỉ hưu.


Australia là nước áp dụng biện pháp này sớm nhất và mạnh mẽ nhất. Quốc gia này đã thông qua một đạo luật vào năm 1993 quy định việc tiết kiệm hưu trí là bắt buộc. Bên sử dụng lao động phải đóng góp 9,25% tiền lương của người lao động vào tài khoản hưu trí. (Các khoản đóng góp bắt buộc sẽ tăng lên 12% vào năm 2020). Người lao động không được rút tiền trong tài khoản hưu trí trước khi nghỉ hưu. Trong khi các chính trị gia đang tranh luận về kế hoạch này, chỉ có khoảng một nửa người dân Australia ủng hộ.


Trong 10/2012, Anh yêu cầu các công ty phải đăng ký kế hoạch hưu trí cho hầu hết các nhân viên. Khoản đóng góp ban đầu bằng ít nhất 2% thu nhập của người lao động, một nửa chi phí do công ty chịu. Vào năm 2018 , khoản đóng góp tăng lên 8%, trong đó bên sử dụng lao động đóng góp 3%.


Tác động tiêu cực giảm bớt


Giá phiếu cổ phiếu trên toàn thế giới phục hồi và giá nhà đất tăng chậm giúp các hộ gia đình phục hồi giá trị tài sản của mình. Tại Mỹ, tài sản của các quỹ hưu trí đạt mức kỷ lục 12,5 nghìn tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2013 và đang tiếp tục tăng cao.


Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản chỉ bằng mức đỉnh của năm 2007. Boston College's Center for Retirement Research cho biết sự phục hồi giá nhà ở và giá cổ phiếu vẫn khiến cho 50 % hộ gia đình Mỹ phải đối mặt với nguy cơ không có khả năng duy trì mức sống hiện tại của mình khi nghỉ hưu. Con số này thấp hơn so với 53% trong năm 2010 nhưng lại cao hơn so với mức 44% trước thời điểm Suy thoái bùng nổ trong năm 2007.


Chỉ khoảng 1/2 người lao động Nhật Bản cho biết họ có kế hoạch tiết kiệm khi nghỉ hưu. Và 63% có phần lớn thu nhập dựa vào hệ thống lương hưu của chính phủ đang dần cạn kiệt.


Các chuyên gia cho rằng kế hoạch lương hưu của chính phủ sẽ tiếp tục thay đổi và độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng cao hơn so với dự kiến của người lao động:


- Cắt giảm lương hưu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hầu hết mọi người, đặc biệt là đối với những người giàu có. Các chính phủ có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn cho những người cao tuổi có thu nhập thấp, cũng như những người già nhất, những người có nguy cơ không thể sống bằng tiền tiết kiệm của mình.


- Những người có kế hoạch làm việc sau tuổi 65 biết rằng họ sẽ khỏe mạnh hơn so với những người nghỉ hưu trước đây. Họ cũng sẽ được làm những công việc không đòi hỏi nhiều sức mạnh thể chất. Tại 34 quốc gia OECD, tuổi thọ của những người sống qua 65 tuổi trong những năm 80, đã tăng khoảng 5 năm so với cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước.



Đánh đổi lạm phát thấp lấy nền kinh tế suy yếu

Đánh đổi lạm phát thấp lấy nền kinh tế suy yếu

Tình trạng này có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung.


Đây là ý kiến nhận định của các chuyên gia tại hội thảo về thị trường giá cả năm 2014 do Học viện Tài chính và Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức sáng 30/12.


CPI năm 2013 phá vỡ quy luật


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng 11/2013; tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Đây là mức tăng thấp nhất ở Việt Nam trong 10 năm qua (2004 – 2013).


Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh – Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, lạm phát năm 2013 chỉ tăng 6,04% là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây và đã thoát khỏi quy luật "hai năm cao, một năm thấp".


"Sự điều hành chủ động của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát đã bài bản, liều lượng vừa đủ nên giá cả không còn nhảy múa như trước kia" – bà Thanh nhận xét.



Không kiểm soát tốt, nguy cơ giá cả lại "nhảy múa" trong năm 2014


Đồng tình, chuyên gia về giá cả PGS.TS Ngô Trí Long nhìn nhận, lạm phát năm 2013 được kìm giữ là do tổng cầu yếu. Dù sức mua đã được cải thiện trong nhiều tháng nay, nhưng mức tăng vẫn chậm.


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2681 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, loại trừ yếu tố giá năm 2013 tăng 5,6%; năm 2012 tăng 6,5%, năm 2011 tăng 4,4%.


Trong khi đó tâm lý kỳ vọng lạm phát không bị áp lực lớn như trước, khi giá vàng giảm, USD ổn định, chứng khoán vẫn chưa vượt khỏi mốc 500 điểm một cách bền vững, bất động sản chưa thoát đáy đi lên.


Ông Long cũng cho rằng, dù lạm phát đã giảm như ý muốn điều hành nhưng việc thắt chặt chính sách tiền tệ 2 năm qua đã khiến nảy sinh những tác dụng phụ, như sức mua của người tiêu dùng yếu đi, đầu tư và chi tiêu của DN đều giảm, trong tương lai có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung.


“Giảm được lạm phát bằng cách này rõ ràng là không bền vững, không mong muốn. Chính sách tiền tệ quá chặt thời gian qua đã khiến kinh tế suy yếu. Sức khỏe của nền kinh tế đáng lo ngại là do chính sách đưa ra thực hiện quá chậm nên tác dụng không nhiều. Nếu thực hiện nhanh các giải pháp ngắn hạn, cùng với biện pháp dài hạn thì kinh tế 2013 có thể đã không “tụt dốc” nữa. Sang năm 2014 khi các giải pháp dài hạn bắt đầu phát huy tác dụng thì chắc chắn kinh tế sẽ đi lên”- ông nói.


Lo ngại về "nhảy" giá năm 2014


Về tình hình năm 2014 những khó khăn thách thức với nền kinh tế về cơ bản vẫn còn, kinh tế thế giới dự báo còn nhiều khó khăn. Mặc dù CPI đang trong tầm kiểm soát, sức mua yếu nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng giá.


Điểm sáng nhập siêu thấp và lãi suất giảm là tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát rất nhạy cảm, thường không bền vững dễ bị phá vỡ và nếu bùng phát trở lại sẽ rất khó khăn kiểm soát.


Mặt khác, lại chịu sự ảnh hưởng của các chính sách nới lỏng tài khóa như tăng thâm hụt NSNN lên 5,3% GDP đồng thời phát hành thêm 170.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư giai đoạn 2011 – 2015.


Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long bổ sung thêm, lạm phát năm 2014 cũng sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn nếu cho biến động mạnh trong điều hành chính sách vĩ mô, nhất là khi điều chỉnh tăng đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng, tiền lương, giá điện, than và dịch vụ công.


“Bởi nếu kiềm chế lạm phát chưa thật sự bền vững như hiện nay thì yếu tố tiềm ẩn của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động còn thấp, chưa cải thiện nhiều và lạm phát sẽ có khả năng trở lại trước các cú sốc từ bên ngoài và bên trong” – Ông Long nhắc nhở.



Thị trường vật liệu xây dựng: Đã khởi sắc

Thị trường vật liệu xây dựng: Đã khởi sắc
Tuy vậy trong năm qua, đã có nhiều mảng sáng trong lĩnh vực VLXD. Năm 2014, công tác quản lý nhà nước cũng như thị trường VLXD sẽ như thế nào? Ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) chia sẻ với Báo Xây dựng xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết một số điểm nổi bật trong công tác quản lý nhà nước về VLXD năm 2013 vừa qua?


- Điểm nổi bật trong công tác quản lý nhà nước về VLXD năm qua là Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đồng thời rà soát quy hoạch (QH) tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, QH phát triển xi măng và các chương trình quốc gia về VLXD khác. Cụ thể: trong lĩnh vực xi măng, đã kiểm tra rà soát và đã đưa 9 dự án xi măng công suất dưới 2.500 tấn clinhker/ngày ra khỏi QH, giãn tiến độ đầu tư 7 dự án xi măng sang giai đoạn sau năm 2015. Sự điều chỉnh đó đã đưa cung - cầu xi măng về mức hợp lý nên trong năm 2013 vừa qua, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất VLXD nhưng xi măng vẫn là mảng sáng.


Về lĩnh vực vật liệu xây không nung (VLXKN), bên cạnh việc đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện chương trình, một số địa phương còn gặp khó khăn khi thực hiện có đề xuất và đã được Bộ Xây dựng thỏa thuận lộ trình triển khai cho phù hợp. Điểm tích cực là các bộ, ngành, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện những nhiệm vụ được phân công trong Quyết định 567 và trong Chỉ thị 10, góp phần tạo nên sự đồng bộ trong việc hoàn chỉnh cơ chế chính sách, thúc đẩy Chương trình phát triển VLXKN sớm đạt được mục tiêu đề ra.


Năm 2013, Bộ Xây dựng đã dần từng bước QH được những sản phẩm chủ yếu khác ngoài xi măng như xây dựng QH phát triển gốm sứ xây dựng, đá ốp lát Việt Nam, QH phát triển Vôi công nghiệp đến năm 2020 và định hướng 2030. Đặc biệt, chúng tôi đang hoàn thiện Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành cơ chế thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 gửi các bộ, ngành xin ý kiến…


Năm 2013 vừa qua được đánh giá là một năm khó khăn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh VLXD. Cá nhân ông có nhận định gì về vấn đề này?


- Thực sự là 2 năm qua, DN VLXD đã phải hoạt động trong điều kiện rất khó khăn. Tuy nhiên có thế nhận thấy, trong khó khăn đã thấy được bản lĩnh và sức vượt của DN. Đến nay, phần lớn các DN đã có kinh nghiệm vượt khó. Mỗi lĩnh vực DN đều đã có thay đổi theo hướng tích cực để phù hợp với khó khăn mà thị trường đặt ra. Bước sang năm 2014 các DN sẽ chững chạc hơn, khi thị trường hồi phục thì sẽ rất thuận lợi.


Ông nhận định như thế nào về thị trường VLXD năm 2014?


- Năm 2014, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lĩnh vực xây dựng nói chung và VLXD nói riêng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, xu hướng thị trường đã ấm lên, tuy chưa nhiều. Vì thế, việc sản xuất và tiêu thụ có hy vọng khởi sắc hơn.


Năm 2014, tổng nhu cầu vật liệu xây (bao gồm gạch đất sét nung và vật liệu xây không nung) sẽ không nhiều hơn năm 2013, chỉ vào khoảng 21 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC). Tuy nhiên tỷ lệ vật liệu xây không nung sẽ được sử dụng nhiều hơn năm 2013. Vì người dân, DN và cơ quan đã hiểu hơn về sản phẩm này, địa phương nào chính quyền quan tâm thì tỷ lệ sử dụng trong các công trình sẽ cao hơn, tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn.


Những sản phẩm cần cho hoàn thiện như gạch ốp lát sẽ tiêu thụ tốt hơn vì sau một thời gian thị trường BĐS chỉ tập trung vào xây thô giờ đã đến lúc cần hoàn thiện. Riêng đối với lĩnh vực xi măng, tiêu thụ dự kiến sẽ tăng cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh của DN sản xuất sẽ cao hơn vì năm 2014 sẽ có một số nhà máy nữa đi vào sản xuất, cung cấp ra thị trường khoảng 3 triệu tấn xi măng.


Năm tới, công tác quản lý nhà nước về VLXD sẽ tập trung vào những vấn đề gì, thưa ông?


- Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để công tác quản lý nhà nước về VLXD ngày một hoàn thiện hơn: Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đang soạn thảo, đề xuất xây dựng các văn bản để phủ kín các lĩnh vực còn thiếu cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát việc thực hiện các dự án xi măng trong kế hoạch, đôn đốc các nhà máy xi măng triển khai nghiên cứu, lắp đặt thiết bị tận dụng nhiệt thừa của khí thải lò nung trong các nhà máy để phát điện, đạt mục tiêu đến năm 2015 ngành Xi măng tự túc ít nhất 20% nhu cầu điện cho sản xuất.


Xin cảm ơn ông!



Tập Cận Bình trực tiếp chỉ đạo cải cách kinh tế

Tập Cận Bình trực tiếp chỉ đạo cải cách kinh tế











Xi-Jin-Ping-2798-1388456258.gif

Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình. Ảnh: XInhua



Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc họp hôm qua,Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định chính thức thành lập Tổ lãnh đạo thúc đẩy cải cách toàn diện do Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình làm tổ trưởng, theo nội dung nghị quyết Hội nghị Trung ương ba khóa 18 hồi tháng 11.


Theo đó, tổ lãnh đạo này có vai trò nghiên cứu xác định các nguyên tắc chính trên tất cả các phương diện cải cách, hoạch định phương châm chính sách, phương án tổng thể và thống nhất điều phối.


Trước đó, nhiều chuyên gia và truyền thông quốc tế đều dự đoán ông Tập Cận Bình sẽ đảm nhiệm chức vụ mới này. Bản kế hoạch 60 nhiệm vụ cải cách sau Hội nghị Trung ương ba được công bố dưới hình thức bài phát biểu chỉ đạo của ông Tập. Đó là một tín hiệu cho thấy vai trò của tổng bí thư trong công tác điều hành kinh tế sẽ lớn hơn thông lệ trước đây.


Trong hai nhiệm kỳ của tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, công việc khởi thảo các văn kiện liên quan đến cải cách kinh tế, xã hội được giao cho thủ tướng Ôn Gia Bảo. Dưới thời tổng bí thư Giang Trạch Dân, công việc này do thủ tướng Chu Dung Cơ đảm nhiệm.


Hội nghị Trung ương ba còn quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia, phụ trách các vấn đề an ninh trong nước và hoạch định chính sách đối ngoại. Nhân sự của cơ quan này hiện vẫn chưa được công bố, nhưng nhiều chuyên gia nhận định Chủ tịch Tập Cận Bình rất có thể sẽ là người đứng đầu ủy ban.


"Việc thành lập hai cơ quan mới chứng tỏ ông Tập có đủ sức ảnh hưởng để có thể đưa ra phương án giải quyết mang tính hệ thống, tránh tình trạng chịu sự cản trở của nhiều khối cơ quan", ông Christopher Johnson, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, bình luận.




Giá vàng SJC lao sâu trong ngày cuối năm

Giá vàng SJC lao sâu trong ngày cuối năm
Phiên giảm hơn 1,4% vào đêm qua của giá vàng thế giới kéo giá vàng SJC sáng nay xuống mức 34,7 triệu đồng/lượng, thấp nhất trong vòng hơn 3 năm trở lại đây. USD tự do và ngân hàng cùng tăng giá.

Lúc gần 10h trưa nay (31/12), Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 34,41 triệu đồng/lượng (mua vào) và 34,77 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 420.000 đồng/lượng ở chiều mua và 110.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.


Tại thị trường Tp cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 34,27 triệu đồng/lượng và 34,77 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán, thấp hơn 350.000 đồng/lượng ở chiều mua và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối ngày hôm qua.


Các doanh nghiệp kim hoàn sáng nay đồng loạt kéo giãn rộng khoảng cách giữa giá mua và bán vàng SJC. Tại Hà Nội, giá mua vào vàng SJC hiện thấp hơn giá bán phổ biến 350.000-360.000 đồng/lượng, từ chỗ chỉ chênh 50.000 đồng/lượng vào chiều qua. Tại Tp , Công ty SJC thậm chí đang đưa ra mức chênh lệch giá lên tới 500.000 đồng/lượng.


Giới kinh doanh vàng đang thể hiện rõ sự thận trọng trước khả năng biến động mạnh của giá vàng thế giới trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2013. Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước chào thầu 20.000 lượng vàng trong sáng nay là một lý do quan trọng khác để chênh lệch giá mua-bán vàng bị kéo giãn. Đây sẽ là phiên đấu thầu vàng miếng cuối cùng của năm nay.


Trong năm nay, giá vàng SJC giảm đúng 12 triệu đồng/lượng, tương đương mức giảm gần 26%. Thị trường vàng miếng trầm lắng những ngày cuối năm, bất chấp giá vàng đang ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2010.


Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.160-21.170 đồng (mua vào) và 21.180-21.190 đồng (bán ra), giá mua tăng 5 đồng, giá bán tăng 10 đồng so với sáng qua.


Tương tự, giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng được nâng lên. Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 21.085 đồng (mua vào) và 21.135 đồng (bán ra), tăng 10 đồng so với sáng qua. Eximbank niêm yết giá USD ở mức 21.080 đồng và 21.130 đồng, tương ứng giá mua và giá bán, cao hơn 10 đồng so với sáng qua.


Đóng cửa phiên giao dịch đêm qua tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 17,1 USD/oz, tương đương giảm hơn 1,4%, chốt ở 1.197,7 USD/oz. Lúc gần 10h trưa nay giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trong phiên châu Á tăng 0,8 USDS/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, lên 1.198,5 USD/oz.


Mức giá này quy đổi theo giá USD tự do, chưa tính chi phí khác, tương đương khoảng 30,6 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ khoảng 4,1-4,2 triệu đồng/lượng.


Phiên đêm nay sẽ là phiên giao dịch chốt năm 2013 của thị trường vàng quốc tế. Giá vàng đang trên đà hoàn tất năm giảm giá mạnh nhất kể từ năm 1981.


Đà bán tháo vàng của giới đầu tư quốc tế tiếp tục trong phiên đêm qua. Quỹ tín thác (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng thêm 3 tấn vàng, giảm mức nắm giữ còn 798,2 tấn. Đây là mức nắm giữ thấp nhất của quỹ này kể từ năm 2009.


Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo sáng nay ở mức 1,38 USD/Euro, từ mức hơn 1,37 USD/Euro vào sáng hôm qua.



Tự doanh CTCK năm 2013: Chiến thuật trading hiệu quả!

Tự doanh CTCK năm 2013: Chiến thuật trading hiệu quả!

Trong năm 2013, hoạt động giao dịch của khối tự doanh các CTCK đã không tác động quá mạnh mẽ lên thị trường. Tuy nhiên, những chiến thuật trading của khối này đã mang lại hiệu quả nhất định.


Do đó, việc xem xét lại hoạt động của khối tự doanh sẽ phần nào giúp cho giới đầu tư rút ra được những bài học và chiến thuật trading phù hợp với biến động của thị trường.


Hoat động trading của khối tự doanh trong năm 2013 có thể được chia thành 3 giai đoạn nổi bật như sau.


Giai đoạn 1 (Đầu năm đến cuối tháng 5/2013): Đẩy mạnh bán ròng 347.4 tỷ đồng


Trong giai đoạn đầu năm 2013, dòng tiền khối ngoại ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam và giúp cho chỉ số VN-Index tăng điểm khá tốt. Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng mạnh từ 418.35 điểm (02/01) lên đến 518.39 điểm (31/05) tương ứng với mức tăng 24%.


Khối tự doanh cũng đã tranh thủ bán ra trong thời gian này khi đẩy mạnh bán ròng tổng cộng 27.6 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 347.4 tỷ đồng (đã loại trừ những phiên giao dịch đột biến). Đáng chú ý là trong thời gian trước đó, từ đầu tháng 9/2012 đến cuối năm 2012, khối tự doanh đã tiến hành cắt lỗ khi bán ròng 59.8 triệu đơn vị, tương ứng với 835.9 tỷ đồng (số liệu đã điều chỉnh các phiên đột biến).


Lực bán ra chủ yếu trong giai đoạn này là các mã cổ phiếu có thị giá cao khi giá bán ra bình quân mỗi phiên đạt 18,700 đồng/cp.


Như vậy, có thể thấy các CTCK đã tranh thủ bán ra những cổ phiếu đã được tích lũy trong nhiều năm trước đó, nhân cơ hội thị trường bật tăng mạnh trở lại.


Biểu đồ 1: Giao dịch của khối tự doanh CTCK từ đầu năm đến tháng 5/2013 (Nguồn: VietstockUpdater)



Giai đoạn 2 (Đầu tháng 6 đến cuối tháng 8/2013): Mua ròng trở lại 142.6 tỷ đồng khi thị trường lao dốc


Sau khi có thời gian tăng điểm khá tốt ở thời gian đầu năm 2013, chỉ số VN-Index đã lao dốc khi khối ngoại bán mạnh ra trong giai đoạn từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8. Cụ thể, VN-Index đã rớt từ mốc 517.03 điểm xuống 472.7 điểm, tương ứng với mức giảm 9.4%.


Trong giai đoạn này, khối tự doanh đã đẩy mạnh mua vào để tích lũy với tổng cộng 11.2 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 142.6 tỷ đồng. Hoạt động trading của khối tự doanh trong giai đoạn này cũng chủ yếu xoay quanh các mã cổ phiếu bluechip khi giá mua vào bình quân mỗi phiên đạt 21,100 đồng/cp.


Biểu đồ 2: Giao dịch khối tự doanh CTCK từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8/2013 (Nguồn: VietstockUpdater)





Giai đoạn 3 (Đầu tháng 9 đến cuối năm 2013): Chốt lời khi thị trường tăng điểm


Trong giai đoạn từ đầu tháng 9 đến cuối năm 2013, thị trường khởi sắc trở lại và VN-Index đã gia tăng từ 472.17 điểm lên 506.41 điểm, tương ứng với mức tăng 7.3%.


Khối tự doanh tỏ ra thận trọng trong khoảng thời gian này khi chỉ mua ròng 2.4 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 26 tỷ đồng. Tuy nhiên, xu hướng chốt lời vẫn được khối này tiến hành, đặc biệt là trong tháng 11 và 12. Điều này tỏ ra hợp lý khi các CTCK đã có thời gian tích lũy cổ phiếu ở giai đoạn trước đó.


Biểu đồ 3: Giao dịch của khối tự doanh CTCK từ đầu tháng 9 đến cuối năm 2013 (Nguồn: VietstockUpdater)



Chiến thuật trading của khối tự doanh CTCK


Qua phân tích 3 giai đoạn giao dịch nổi bật trong năm 2013 của khối tự doanh, có thể thấy chiến thuật trading của các CTK trong năm vừa qua là tiến hành mua vào khi thị trường lao dốc để tích lũy. Ngay sau khi thị trường tăng điểm trở lại, họ sẽ tiến hành bán ra để kiếm lợi nhuận.


Ngoài ra, hoạt động trading ngắn hạn cũng được khối này áp dụng triệt để trong năm 2013.


Rõ ràng chiến thuật trading này đã tỏ ra khá hiệu quả trong năm 2013 và giúp các CTCK kiếm được mức lợi nhuận nhất định.



Hà Nội: Giá bất động sản giảm 30 - 50%

Hà Nội: Giá bất động sản giảm 30 - 50%

Trong đó, phân khúc trung cấp và cao cấp giảm khoảng 15%. Có những dự án giảm tới 50%.


Tại Hà Nội, chung cư tại khu vực Cầu Giấy trong quý III giảm tới 27% so với quý I. Phân khúc trung cấp và cao cấp giảm khoảng 15%. Chung cư ở khu vực Thanh Xuân Hà Đông giảm từ 12-21%. Giá đất nền cũng giảm mạnh. Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã khẳng định, giá BĐS tại Hà Nội và các địa phương khác đã giảm mức bình quân từ 10-30%, thậm chí có dự án giảm tới 50%.










Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã khẳng định, giá BĐS tại Hà Nội và các địa phương khác đã giảm mức bình quân từ 10-30%




Theo báo cáo tính đến hết quý III, Hà Nội có hơn 4.000 giao dịch thành công và dự báo quý IV có thêm 2.000 giao dịch. Trong khi đó, quý I và quý II, số giao dịch thành công chỉ ở mức 500-700 vụ.


Cũng theo Bộ Xây dựng, tính đến ngày 15/12, tổng số tiền giải ngân trong gói 30.000 tỷ đồng là hơn 555 tỷ. Lý giải nguyên nhân gói 30.000 tỷ đồng bị chậm, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, doanh nghiệp tham gia nhà ở xã hội vẫn còn ít. Ngoài ra, có nhiều thủ tục yêu cầu chặt chẽ và sự vào cuộc của các cấp chính quyền vẫn chưa hiệu quả.



Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI “nở nồi”

Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI “nở nồi”


Sam Sung


Năm 2013, kim ngạch XK điện thoại của Samsung ước đạt trên 20 tỷ USD. Ảnh: T.BÌNH.



"Ngoại" khỏe, "nội" yếu


Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy: XK của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 11 tháng năm 2013 đạt 81,16 tỉ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 67,06% tổng kim ngạch XK. Con số này cho thấy DN FDI đang chiếm ưu thế hơn hẳn DN trong nước.


Thực tế, từ đầu năm 2012 đến nay, câu chuyện DN FDI khỏe, DN nội yếu có mặt ở hầu hết các báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam của cơ quan quản lí Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế. Nhưng điều đáng băn khoăn là, thực trạng này đã kéo dài 2 năm và khoảng cách giữa DN FDI với DN nội địa ngày càng giãn rộng.


Tại thời điểm tháng 6-2012, vấn đề DN nội thoi thóp trong khi DN FDI "sống khỏe" với những con số XK ấn tượng đã được đưa ra "mổ xẻ" trong một buổi họp báo của Tổng cục Thống kê. Thời điểm đó, 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch hàng hóa XK đạt 53,1 tỉ USD thì khu vực FDI đóng góp tới 32,6 tỉ USD (chiếm 61,5%) với mức tăng trưởng 37,3%, trong khi khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 20,5 tỉ USD, tăng vỏn vẹn 4%. Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo đó, bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thương mại (Tổng cục Thống kê) đã đưa ra đánh giá rằng: Dễ dàng nhận ra tăng trưởng XK 6 tháng đầu năm phần lớn đến từ khu vực DN FDI.


Khu vực FDI luôn xuất siêu còn khu vực trong nước thường xuyên nhập siêu. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về chủ quan, việc sản xuất của khu vực trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu NK. Về khách quan, DN XK trong nước không có những thuận lợi như những DN FDI.


Sau hơn 1 năm, những nhận định đó vẫn còn nguyên tính thời sự. Theo nhận định của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, cơ cấu XK trong 11 tháng của năm 2013 cho thấy, tốc độ tăng XK ấn tượng đạt được chủ yếu từ khu vực DN FDI và đây mới chính là khu vực làm giảm mức nhập siêu của nền kinh tế 2 năm trở lại đây.


Không có chuyện "ngoại" chèn ép "nội"


Trước những băn khoăn "có hay không tình trạng DN FDI chèn ép DN nội?", TS Đoàn Hồng Quang, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: Việc DN FDI tăng trưởng XK mạnh hơn là một thực tế hiện nay. Tuy nhiên điều đó chỉ có nghĩa DN Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội của FDI chứ không phải FDI đang chèn lấn khu vực DN trong nước.


Bởi vì hai khu vực này có những mảng thị trường hoàn toàn khác nhau, nhìn tổng thể thì gần như khác biệt, đối tượng khách hàng cũng khác nhau. Khu vực FDI có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị riêng, họ có khách hàng, thị trường ổn định nhiều năm, đã hoạt động hiệu quả nên họ vẫn tận dụng được thế mạnh khi bán ra nước ngoài. Trong khi ấy DN Việt Nam phần lớn là DN vừa và nhỏ, dựa chủ yếu vào tín dụng trong nước, thị trường nội địa nên sẽ gặp khó khăn khi sức mua trong nước giảm sút.


"FDI có những tác động lan tỏa như chuyển giao công nghệ, kĩ năng quản lí, tạo ra việc làm cho lao động Việt Nam. Thực tế hiện nay hai khu vực DN này không có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. DN Việt cần phải làm tốt hơn để tận dụng được tác động lan tỏa của khu vực FDI. Qua các số liệu công bố, chúng ta đã nhìn thấy dấu hiệu phục hồi ban đầu của DN trong nước. Do đó tôi tin rằng tăng trưởng năm 2014 sẽ có đóng góp nhiều hơn từ khu vực DN trong nước" - ông Đoàn Hồng Quang nói.


Trong chương trình Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đưa ra thông điệp: Thế giới không phân biệt thành phần kinh tế FDI, thành phần kinh tế trong nước. Vì các DN FDI khi vào hoạt động tại Việt Nam thì tuân thủ toàn bộ luật pháp của chúng ta, tạo những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho Việt Nam và XK như các DN khác của Việt Nam.


Và họ có đóng góp về thu hút lao động, thuế, chuyển giao khoa học công nghệ, cho nên chúng ta không nên phân biệt đối xử giữa DN FDI và DN trong nước.Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, vấn đề đặt ra là làm thế nào để DN nội địa cũng phải vươn lên, đạt được thành quả tương tự các DN FDI, không để quá chênh lệch và chúng ta cần tháo gỡ tất cả những vướng mắc căn bản nhất cho DN Việt Nam









Trong khi có ý kiến cho rằng DN FDI ở Việt Nam không đóng góp gì nhiều cho nền kinh tế Việt Nam, thì luồng quan điểm khác cho rằng: FDI là khu vực giúp duy trì tốc độ tăng trưởng GDP như thời gian qua.


Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định: Việt Nam không thể thiếu các DN như Samsung. Bởi vì trên 1ha là có 1 vạn lao động, thu nhập thấp nhất là 200 USD, có nghĩa mỗi lao động có thu nhập 2.400 USD/năm, cao hơn 60% GDP bình quân đầu người của Việt Nam.




Samsung sắp ra mắt Chromebook màn hình 2560 x 1600 pixel giá rẻ

Samsung sắp ra mắt Chromebook màn hình 2560 x 1600 pixel giá rẻ


Theo đó, Chromebook thế hệ tiếp theo của Samsung sẽ được trang bị chip Exynos 5 Octa 5420, một CPU với công nghệ big.LITTLE của ARM, cung cấp 4 nhân Cortex A15 tốc độ 1,8 GHz cùng với 4 nhân Cortex A7 tốc độ 1,3 GHz. Bên cạnh đó, Chromebook này cũng có màn hình 12 inch hoặc lớn hơn hiển thị ở độ phân giải 2560 x 1600 pixel, RAM 3 GB, tùy chọn bộ nhớ trong 16 hoặc 32 GB và tích hợp GPU Mali-T628.


Cũng giống như các model thế hệ đầu tiên, phiên bản Chromebook 2014 của Samsung sẽ có giá vào khoảng 250 USD, tuy nhiên thời điểm ra mắt của thiết bị vẫn chưa được đưa ra.


Nếu các thông số kĩ thuật trên là đúng sự thật thì Chromebook mới của Samsung chắc chắn là một giải pháp tuyệt vời cho những người tìm kiếm một máy tính xách tay giá rẻ phục vụ nhu cầu công việc dựa trên web.


Đáng chú ý là giới phân tích cho rằng máy sẽ được Samsung giới thiệu tại CES sắp diễn ra, tuy nhiên thông tin gần đây từ Samsung cho biết hãng không có kế hoạch ra mắt bất kì máy tính xách tay nào tại CES. Chính vì vậy, nhiều khả năng sản phẩm sẽ không xuất hiện tại CES, nhưng sẽ ra mắt trên thị trường vào những tháng đầu năm 2014 mặc dù phía Samsung vẫn chưa xác nhận.





Thu ngân sách 2013 đã vượt dự toán phút chót

Thu ngân sách 2013 đã vượt dự toán phút chót

Tại hội nghị tổng kết công tác tài chính ngân sách nhà nước năm 2013 và thực hiện kế hoạch năm 2014 của ngành tài chính diễn ra ngày 30-12 ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá đây là kết quả đáng mừng trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn.


“Đứng báo cáo mà chân vẫn run”


Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết tình hình thu ngân sách năm 2013 hết sức khó khăn. Đến hết tháng 9, dự toán hụt thu có thể lên đến 63.630 tỉ đồng, vì thế Bộ Tài chính đã quyết liệt chỉ đạo tăng cường xử lý nợ đọng thuế, kiểm tra chi hoàn thuế giá trị gia tăng.


Kết quả là đến cuối tháng 12, ngành tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, trong đó có đóng góp của các khoản thu hơn 20.000 tỉ đồng cổ tức tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn, thu tiền sử dụng đất 42.500 tỉ đồng. Chia sẻ tại hội nghị, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết: “Đứng báo cáo mà chân vẫn run vì đến ngày 30-12, đã đạt mức thu 162.035 tỉ đồng, không ngờ đến phút cuối lại có thể vượt thu ngân sách 0,73% so với kế hoạch”.



Dự kiến thu ngân sách năm 2013 có thể vượt kế hoạch khoảng 1%. Trong ảnh: Doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Thuế TP HCM Ảnh: Hồng ThÚY


Dự kiến thu ngân sách năm 2013 có thể vượt kế hoạch khoảng 1%. Trong ảnh: Doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Thuế TP HCM Ảnh: Hồng ThÚY



Trước tình trạng cân đối thu - chi khó khăn, Bộ Tài chính chỉ đạo toàn ngành không để nợ lương và thiếu tiền chi an sinh xã hội.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá thu ngân sách đến ngày 30-12 đã vượt dự toán khoảng 0,33%; còn 2 ngày nữa, số thu có thể vượt khoảng 1% là kết quả đáng mừng trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn. Khoản tăng thu phải được dùng để giảm bội chi ngân sách xuống thấp hơn mức 5,3% mà Quốc hội phê duyệt, góp phần ổn định vĩ mô, giảm gánh nặng nợ công cho nền kinh tế.


Năm 2014, Bộ Tài chính dự toán thu 782.700 tỉ đồng. Trong đó thu nội địa 539.000 tỉ đồng, thu từ xuất nhập khẩu 154.000 tỉ đồng. Để thực hiện được dự toán thu chi ngân sách 2014, Bộ Tài chính đưa ra 7 nhóm giải pháp với 17 giải pháp cụ thể theo hướng ưu tiên tập trung cho các chương trình an sinh xã hội, triệt để tiết kiệm, tăng cường thanh - kiểm tra chống thất thu thuế, trong đó có hoạt động chuyển giá.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo sang năm 2014, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính phải tập trung thu ngân sách đạt kế hoạch; thu đúng, thu đủ theo pháp luật nhưng phải tìm mọi cách ngăn chặn trốn thuế, đặc biệt là qua hình thức tạm nhập tái xuất, hoàn thuế giá trị gia tăng, chuyển giá, thuế khoán.


Nghèo mà đi nước ngoài hoài!


Theo kế hoạch, năm 2014, Bộ Tài chính thực hiện chi thường xuyên chỉ bằng 70% kế hoạch thực hiện của năm 2013 để thực hiện tiết kiệm. Đồng ý với chủ trương này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chi ngân sách hiện nay còn lãng phí qua các hoạt động tiếp khách, hội nghị, xăng xe, điện thoại và đặc biệt là đi nước ngoài.


Thủ tướng khẳng định trong bối cảnh hội nhập, đi nước ngoài để học tập kinh nghiệm, xúc tiến thương mại mở thị trường là cần thiết nhưng mỗi năm cả nước có hơn 4.000 đoàn đi nước ngoài với khoảng 20.000 lượt người là quá lớn. “Có cần phải như vậy không? Nghèo mà đi nước ngoài hoài!” - Thủ tướng phê bình và chỉ đạo Bộ Tài chính có trách nhiệm nắm lại toàn bộ dự toán ngân sách cho hoạt động này trong năm 2014.


Ngoài thẩm quyền, Bộ Tài chính cần ban hành chính sách gì thuộc thẩm quyền Chính phủ hoặc cao hơn thì đề xuất để kiên quyết tiết kiệm chi, sao cho năm 2014 có chuyển biến về vấn đề này. Năm 2013 đã tiết kiệm chi được 22.700 tỉ đồng nhưng không có địa phương nào kêu do giảm chi mà không hoàn thành nhiệm vụ.


Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính thu hẹp đối tượng vay ưu đãi với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ngành thép, xi-măng vì đây là cơ chế bao cấp, không hiệu quả và còn làm méo mó thị trường do không tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất.


Không bù lỗ giá điện

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng lộ trình giá thị trường phù hợp đối với các mặt hàng nhà nước còn quản lý giá như điện, xăng dầu, than, khí, giáo dục, y tế. Riêng giá điện năm nay có thể tính đúng, tính đủ, không phải bù lỗ.


Đối với các mặt hàng thuộc diện đăng ký giá, Thủ tướng nhấn mạnh 2 mặt hàng sữa và thuốc chữa bệnh, doanh nghiệp được quyết định theo cơ chế thị trường nhưng phải công khai minh bạch. Cơ quan quản lý không được buông lỏng, bảo đảm kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng không để có hiện tượng đầu cơ, bảo đảm quyền lợi cho người dân.




Mỹ: Xe lửa chở dầu phát nổ

Mỹ: Xe lửa chở dầu phát nổ
Vụ nổ tạo ra những cột lửa và khói có thể nhìn thấy từ cách xa hàng chục dặm.

Vụ việc xảy ra khi đoàn tàu thuộc hãng Burlington Northern Santa Fe đang băng qua thành phố Casselton thuộc bang North Dakota (Mỹ) vào khoảng 14g10 ngày 30-12 theo giờ địa phương, USA Today cho hay.


USA Today dẫn lời giới chức địa phương cho biết khoảng 10 toa chở dầu đã phát hỏa và không có ai trong số các nhân viên trên tàu bị thương.


Thông tin ban đầu cho thấy xe lửa chở dầu có thể đã va chạm với một xe lửa khác sau khi bị trật bánh và gây ra vụ nổ. Song Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Cass nói vẫn chưa rõ xe lửa nào đã va chạm với đoàn tàu chở dầu trên.


Phát biểu lúc 17g cùng ngày, sĩ quan cảnh sát Tara Morris nói cảnh sát vẫn đang phải xử lý đám cháy và chưa thể đến gần hiện trường để xác minh thông tin trên.


Dân cư sống trong bán kính 3km được khuyến cáo ở yên trong nhà và Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Cass dự kiến sẽ phải sơ tán một số hộ dân vì gió có thể đổi chiều.


Một người dân sống cách hiện trường vụ việc khoảng 1km nói với kênh KVLY-TV đứng từ nhà cô vẫn thấy các đám khói lớn bốc lên từ vụ cháy. USA Today nói các đám khói có thể được nhìn thấy từ khoảng cách đến 24km.



Vốn FDI và chuyện được - mất

Vốn FDI và chuyện được - mất
Hơn 25 năm nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến Việt Nam, bên cạnh những điểm tích cực, một số ảnh hưởng tiêu cực của nguồn vốn này đối với nền kinh tế Việt Nam đã được nhìn nhận một cách thẳng thắn hơn.

Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài xung quanh vấn đề này.



Mặc dù được ưu đãi mạnh mẽ nhưng vốn FDI đã bộc lộ những tiêu cực, có tác động bất lợi cho kinh tế Việt Nam và đời sống người dân. Theo ông, nếu đặt lên bàn cân lợi - hại, mức độ chênh lệch của nguồn vốn này thời gian qua như thế nào?


Năm 2013 đã qua, trong bối cảnh kinh tế trong nước phát triển hết sức khó khăn, mức tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,42% thấp hơn mục tiêu đặt ra, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận. Vốn đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD, vượt đáy suy giảm 2012 giai đoạn 2009- 2012, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của kinh tế 2013.


Trong quá trình hơn 25 năm, ngoài việc hàng năm có tổng kết đánh giá về kết quả hoạt động FDI, còn có nhiều hội nghị đánh giá về FDI chung và trên từng lĩnh vực, địa bàn. Các đợt sửa đổi, điều chỉnh luật, các đợt tổng kết đều được xem xét, đánh giá cụ thể để tìm ra các giải pháp thích hợp cho hiệu quả thu hút nguồn vốn này trong giai đoạn tiếp theo.


Một đánh giá tổng quát nhất về tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam suốt hơn 25 năm qua được xác nhận “Lợi là chủ yếu, hại là thứ yếu và tất yếu trong quá trình phát triển”.


Khi đánh giá vấn đề này, cần lưu ý là cái xấu dù ít nhưng luôn được lan truyền nhanh, còn cái tốt dù lớn nhưng nhiều khi bị bỏ qua, đôi khi lại còn không được công nhận. Chẳng hạn, số doanh nghiệp FDI bỏ trốn, chuyển giá, trốn thuế chỉ là tối thiểu nhưng có những thời kỳ được thông tin nhiều hơn so với đa số các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có đóng góp lớn cho ngân sách.


Nguyên nhân để xảy ra cái hại - cái xấu không phải do bản thân nguồn vốn, mà đây là khu vực kinh tế cần được khuyến khích phát triển. Lỗi do chính con người (bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài) trong bộ máy quản lý đã để xảy ra cái hại như tình trạng ô nhiễm môi trường, lợi dụng chuyển giá để tránh thuế, ngược đãi người lao động, giữ đất, sử dụng lãng phí tài nguyên, phá vỡ quy hoạch... đã không được ngăn chặn và xử lý kịp thời.


Đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của FDI là câu chuyện lâu dài. Xin ông cho biết dự đoán về triển vọng thu hút vốn FDI cũng như tác động đối với kinh tế Việt Nam thời gian tới?


Trong những năm tới, một số vấn đề sau đây sẽ có ảnh hưởng tới lượng và chất của nguồn vốn này. Đó là khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và môi trường đầu tư Việt Nam nói riêng. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi các giải pháp tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả và quản lý nguồn vốn này trong giai đoạn tới đã được nêu rõ tại Nghị quyết 103/NQ-CP (29/08/2013) của Chính phủ.


Các vấn đề cụ thể khác là việc xem xét, chấp thuận về chủ trương đầu tư đối với một số dự án có qui mô lớn trong các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng theo phương thức đối tác công tư (PPP), các dự án đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, giải trí vui chơi có thưởng, y tế, giáo dục, phân phối và bán buôn bán lẻ.


Bên cạnh đó, phải tính đến kết quả đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và khả năng thực tế của Việt Nam khi tham gia.


Với nhiều vấn đề còn ngổn ngang của kinh tế 2013 nói chung và FDI nói riêng chưa giải quyết được phải chuyển sang 2014 xử lý tiếp, cho thấy đà tăng trưởng cả về lượng và chất của FDI 2013 có duy trì được hay không là một thách thức lớn trong năm 2014. Khả năng FDI 2014 đạt được mức 2013 là khó.


Về tác động sắp tới của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, có thể nói nguồn vốn này vẫn tiếp tục có các đóng góp tích cực đối với kinh tế Việt Nam như đã đóng góp trong giai đoạn vừa qua.


Để nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý vốn FDI, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103 ngày 29/8. Đã 4 tháng trôi qua, ông đánh giá như thế nào về tính khả thi của Nghị quyết này?


Nghị quyết 103 là một văn bản pháp lý quan trọng nhất hiện nay đối với việc hoàn thiện môi trường đầu tư, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn này vào Việt Nam với chất lượng, hiệu quả cao hơn. Đây được xem là thông điệp mới của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn tới.


Do vậy các vấn đề, đề án cần thực hiện nêu tại Nghị quyết 103 không những lớn mà còn phức tạp, lại đòi hỏi phải thực hiện gấp. Có tới 60 đề án được Thủ tướng giao cho các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai xong trong 2013-2014. Trong đó 50% số đề án cần hoàn thành trong năm 2013.


Đến nay, tuy chưa có báo cáo chính thức về kết quả triển khai Nghị quyết 103, nhưng có thể thấy số đề án đã hoàn thành không nhiều. Điều này cho thấy khả năng Nghị quyết 103 sẽ không được hoàn thành đúng hạn. Chậm trễ trong xử lý các vấn đề về chính sách dễ dẫn đến “Nợ xấu chính sách” gây tổn hại tới hiệu quả thu hút nguồn vốn này trong giai đoạn tới.


(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)



Người dân TPHCM có thu nhập bình quân hơn 4.500 USD

Người dân TPHCM có thu nhập bình quân hơn 4.500 USD
Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người tại thành phố đã đạt 4.513 USD.

Trong hai năm cuối của giai đoạn 2011-2015, cùng với dự báo kinh tế-xã hội thành phố tiếp tục đà tăng trưởng, chỉ tiêu này sẽ được nâng lên 4.800 USD. Đây là con số hoàn toàn có thể đạt được nếu Thành phố triển khai tốt các giải pháp đề ra.


Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp


Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, giai đoạn 2011-2013, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài đã tác động bất lợi đến kinh tế cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.


Trước tình hình đó, các cấp chính quyền, ngành của thành phố đã nỗ lực phấn đấu trên nhiều mặt, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị.


Trong năm 2013, thành phố đã đạt 21/25 chỉ tiêu kinh tế-xã hội (4 chỉ tiêu không đạt là tổng sản phẩm trong nước, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ xử lý chất thải y tế).


Đánh giá của người đứng đầu Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, thành phố đã tập trung triển khai các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho; góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từng bước đi vào chiều sâu, lạm phát được kiểm soát; các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thử thách do tình hình khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới và cả nước.


Cụ thể, tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2013 của thành phố đạt 9,3%; bình quân 3 năm đạt 9,6%. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 11,1%/năm, kế đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng 7,5%/năm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,7%.


Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố gấp 1,7 lần so với bình quân cả nước (5,6%/năm), góp phần duy trì mức tăng trưởng GDP hợp lý của cả nước. GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm và năm 2013 dự kiến đạt khoảng 4.513 USD/người, cao hơn 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ (3.199 USD/người). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát tốt, tăng 5,1% (năm 2011 là 11,86%, năm 2012 là 4,07%).


Trong năm qua, lĩnh vực dịch vụ của thành phố vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh; trong đó, 9 nhóm hàng dịch vụ chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất là 53,6% trong tổng GDP, cao hơn giai đoạn 2006-2010 (46%).


Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu đã tạo hiệu ứng lan tỏa, góp phần bình ổn thị trường.


Năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là địa phương đứng đầu 63 tỉnh, thành phố về phát triển thương mại, hội nhập kinh tế.


Trong bối cảnh kinh tế "chững" lại, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng với nhiều nỗ lực, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách 100% với 229.514 tỷ đồng.


Trong buổi làm việc của Bộ Tài chính với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào giữa tháng 12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá trong tình hình thu ngân sách khó khăn của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, góp phần cho số thu của cả nước đạt chỉ tiêu đề ra.


Thu ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh hiện chiếm gần 30% số thu của cả nước, vì vậy việc tập trung chỉ đạo của chính quyền thành phố đến công tác thu-chi ngân sách rất quan trọng.


Ngoài những kết quả đã nêu trên, ở lĩnh vực du lịch, trong năm 2013, thành phố đã đạt 4,1 triệu lượt khách quốc tế, chiếm khoảng 60% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, doanh thu ước đạt 81.970 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010.


Lĩnh vực công nghiệp cũng đã có tăng trưởng giá trị khoảng 6,6%, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học-công nghệ cao.


Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có giá trị sản xuất tăng bình quân 5,9%/năm, cơ cấu chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới.


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả năm 2013 đạt 450 dự án được cấp mới, 130 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD.


Tuy nhiên, trong năm qua, do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế, thị trường bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu của thành phố giảm 5% so với năm trước, ước đạt 26,33% tỷ USD. Lĩnh vực tài chính-ngân hàng có tổng vốn huy động tăng 11%, tổng dư nợ tín dụng tăng 9% song tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn còn cao, tính đến cuối tháng 11 năm 2013, tổng nợ xấu ở mức 51.161 tỷ đồng, chiếm 5,49% tổng dư nợ tín dụng và nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao nhất.


Mặc dù vậy, một điểm sáng của ngành tài chính-ngân hàng thành phố năm 2013 là lượng kiều hối ước đạt 4,6 tỷ USD, dòng tiền này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố.


Ngoài những thành công trong phát triển kinh tế, năm 2013 cũng là năm Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kết cấu hạ tầng.


Trong đó, thành phố đã xây dựng được 8 triệu m2 sàn xây dựng để giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp như chuyển đổi công năng dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; điều chỉnh cơ cấu căn hộ phù hợp với nhu cầu thị trường; kết nối ba bên chủ đầu tư-ngân hàng-khách hàng đồng thời thành phố tập trung huy động các nguồn lực ba chương trình đột phá về giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, đưa vào sử dụng 90,9km đường giao thông các cấp, 45 cầu đường bộ.


Đánh giá của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho thấy, trong năm qua, mảng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên.


Đặc biệt, bằng nhiều giải pháp, huy động cả hệ thống chính trị, các nguồn lực xã hội, thành phố đã đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế khó khăn. Trong 3 năm (2011-2013), toàn thành phố có khoảng 80 ngàn hộ vượt nghèo, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,69% đầu năm 2011 xuống còn 0,8% năm 2013, kết thúc giai đoạn 3 Chương trình giảm hộ nghèo, tăng số hộ khá sớm 2 năm theo kế hoạch đề ra và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2014-2015 với mức thu nhập để xác định hộ nghèo là 16 triệu đồng/người/năm trở xuống và hộ cận nghèo là 21 triệu đồng/người/năm.


Năm 2014 giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước


Với dự báo kinh tế 2014-2015 sẽ tiếp tục phục hồi, tăng trưởng cao hơn năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu của năm 2014 là tăng trưởng GDP dự kiến tăng 9,5-10%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội sẽ chiếm khoảng 31% GDP; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn cả nước; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (16 triệu đồng/người/năm) là 6,8%...


Để thực hiện các chỉ tiêu này, thành phố đã đề ra 10 giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn mạnh các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng; bồi dưỡng nguồn thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu...


Tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế xã hội mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014-2015, Thành phố Hồ Chí Minh cần ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng đã làm là tiếp tục kiểm soát lạm phát (không để quá thấp hoặc quá cao, khoảng 7%) và giữ ổn định trong 2 năm; ổn định tỷ giá, thị trường vàng, bảo vệ giá trị đồng tiền Việt Nam.


Đặc biệt, chương trình bình ổn giá của thành phố có ý nghĩa quan trọng với khu vực nên cần tiếp tục thực hiện tốt đồng thời thành phố cần tiếp tục duy trì tăng trưởng GDP theo hướng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển năng suất, giá trị gia tăng các ngành theo hướng từ mức độ thấp sang hiệu quả cao.


Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu đạt được mục tiêu, nhiệm vụ Đảng bộ Thành phố đề ra, từ đó thực hiện tốt vai trò đầu tàu về kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực và cả nước....


Bám sát các mục tiêu đề ra trong năm 2014, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong năm 2014 là tập trung khai thác mọi tiềm năng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất, khai thác thị trường, nhất là 4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ là thế mạnh của thành phố.


Chính quyền thành phố phải thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp trong lúc khó khăn; chia sẻ khó khăn của Nhà nước đối với doanh nghiệp là sức mạnh tinh thần động viên doanh nghiệp vượt qua thách thức hiện nay.


Quán triệt Kết luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014 tại Hội nghị Cán bộ chủ chốt thành phố học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã yêu cầu từng địa phương, sở, ngành ngoài nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện 6 chương trình đột phá của thành phố đồng thời phải thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, gắn bó chia sẻ thật tâm và cùng nhau tháo gỡ khó khăn của dân, của doanh nghiệp.


Đối với vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải yêu cầu phải chủ động, sáng tạo chứ không chờ đợi. Nếu bình quân hàng năm thành phố phải xây dựng mới trên 1.000 phòng học để đáp ứng nhu cầu thì năm 2014 phải xây mới 2.000 phòng và năm 2015 là 4.000 phòng học với mục tiêu là đến sau năm 2015 thì trường lớp ở các quận huyện phải được chuẩn hóa hết.


Với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự lãnh đạo của Thành ủy cùng với sự đồng lòng ủng hộ của doanh nghiệp, người dân thành phố, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, thành phố sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch, phấn đấu chăm lo chu đáo, đầy đủ, vui tươi, lành mạnh và an toàn cho người dân, đảm bảo Tết đến mọi nhà, mọi người./.



Thế giới công nghệ 5 năm tới thế nào?

Thế giới công nghệ 5 năm tới thế nào?


Trong một tương lai rất gần sẽ có những máy tính hành động như người, trong khi giới bác sĩ có thể loại trừ ung thư bằng cách dùng ADN để chế thuốc đặc trị, và mật mã cuối cùng cũng đến lúc cáo chung. Đó là dự đoán của các chuyên gia công nghệ của IBM, công bố vào những ngày cuối năm 2013. Trong dựbáovề xu hướng công nghệ năm nay, các chuyên gia IBM tập trung vào sự phát triển của các máy tính,điện thoạidi động và các thiết bị kỹ thuật cao khác trong vòng 5 năm tới. Đây cũng là lần thứ 8 liên tiếp IBM đưa ra dự đoán “5 trong 5”, tức 5 phát kiến có thể thay đổi cuộc sống trong 5 năm, theoReuters.


Thế giới công nghệ 5 năm tới thế nào?-image-1388455571347


Máy tính có khả năng suy nghĩ như con người sẽ sớm xuất hiện


Bảng báo cáo phân thành 5 hạng mục, và dự đoán sự phát triển của từng hạng mục đó. Ví dụ, thay vì phải đặt mật mã khác nhau cho từng thiết bị, tài khoản trên website... công nghệ sẽ được phát triển đến mức các thiết bị sẽ tự nhận biết ai là chủ nhân của chúng. Theo đó, “người bảo hộ kỹ thuật số” sẽ được huấn luyện để tập trung vào một cá nhân, học cách nhận dạng chủ nhân thông qua phản ứng và hành động ở góc nhìn 360 độ. Điều này sẽ giúp loại trừ các hành vi truy cập bất hợp pháp, ngăn chặn nguy cơ bịtintặc tấn công.


Không dừng lại ở đó, IBM đoán rằng lớp học trong tương lai sẽ được sự hỗ trợ của hệ thống máy tính phức tạp, nghiên cứu dữ liệu về học sinh lưu trữ trên mây điện toán và ngay lập tức xác định được những vấn đề từng người phải đối mặt, chẳng hạn như chứng khó đọc, hoặc phát hiện học sinh nào có thể bị bạn bè hiếp đáp, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề.


Thế giới công nghệ 5 năm tới thế nào?-image-1388455669563


Thông tin các nhân sẽ gần như được lưu trữ hoàn toàn trực tuyến


Cũng theo IBM, sắp tới mọi thông tin cần thiết sẽ được truy lục từ dữ liệu người dùng đã lưu trực tuyến, cũng như từ các website thường truy cập, nơi ăn uống và cách ứng xử của từng cá nhân. Loại thông tin này sẽ được dùng vào mục đích tốt chứ không hoàn toàn chỉ sử dụng cho mục tiêu quảng cáo.




Vàng ngày càng rời xa ngưỡng 35 triệu

Vàng ngày càng rời xa ngưỡng 35 triệu

Đến sáng nay, ngày cuối cùng của năm (31/12), giá vàng trong nước chỉ còn 34,77 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân do giá vàng thế giới rạng sáng nay (giờ Việt Nam) cũng đã trượt khỏi ngưỡng 1.200 USD/oz.

Thời điểm 9 giờ sáng nay, Tập đoàn DOJI thông báo giá mua – bán vàng SJC là 34,56 – 34,76 triệu đồng/lượng; giảm 270.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 120.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối giờ chiều qua.


Cùng thời điểm, giá mua – bán vàng SJC loại 1 lượng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tại TP.HCM ở mức 34,27 – 34,77 triệu đồng/lượng và tại Hà Nội là 34,27 – 34,79 triệu đồng/lượng; giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối giờ chiều qua.


Hiện Bảo Tín Minh Châu cũng đã điều chỉnh giá mua bán vàng SJC về mức


Nguyên nhân kéo giá vàng trong nước tiếp tục lao dốc trong sáng nay là do giá vàng thế giới rạng sáng nay (giờ Việt Nam) đã trượt khỏi ngưỡng 1.200 USD/oz và hiện đang dao động quanh 1.197,8 USD/oz.


Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện vào khoảng trên 4,2 triệu đồng/lượng.


Việc các DN vàng trong nước nới rộng khoảng cách mua – bán là để đề phòng rủi ro trong khi cờ đợi kết quả phiên đấu thầu bán vàng miếng sáng nay của NHNN. Đây là phiên đấu thầu bán vàng miếng thứ 76 của NHNN và là phiên cuối cùng của năm 2013. Trong phiên này, khối lượng vàng dự kiến đấu thầu được nâng lên 20.000 lượng, cao hơn các phiên gân đây 500 lượng.





VASEP: 10 sự kiện nổi bật của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013

VASEP: 10 sự kiện nổi bật của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013

1.Xuất khẩu thủy sản đạt 6,8 tỷ USD


Tính đến hết tháng 11/2013, tổng kim ngạch XK thủy sản đạt 6,23 tỷ USD, tăng 10,5%. Đây là nỗ lực rất lớn và sự kiên trì của DN XK Việt Nam, đặc biệt là DN XK tôm trong năm XK có nhiều khó khăn về thị trường. Ước cả năm 2013, tổng kim ngạch XK thủy sản đạt 6,8 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.


2. Lần đầu tiên giá trị xuất khẩu tôm chân trắng vượt tôm sú


Tính đến hết tháng 11/2013, XK tôm đã đạt 2,8 tỷ USD, tăng gần 36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK tôm chân trắng đạt 1,39 tỷ USD, tăng 106,6% còn XK tôm sú chỉ đạt 1,22 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên giá trị XK tôm chân trắng vượt tôm sú. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bị suy thoái khiến tôm chân trắng trở thành sự lựa chọn của khách hàng. Tính đến hết tháng 11/2013, tỷ trọng tôm chân trắng XK sang Nhật Bản tăng từ 30% cùng kỳ năm 2012 lên 44,2%. Tỷ trọng XK tôm chân trắng sang Mỹ tăng mạnh nhất, từ 40,5% lên 69,7%. XK tôm chân trắng sang EU cũng tăng đáng kể với tỷ trọng tăng từ 45,3% lên 52,5%.


3.Kim ngạch xuất khẩu tôm tăng nhờ giá tôm thế giới tăng mạnh


Năm 2013, Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung tôm chiếm đến 12,5% tổng sản lượng tôm thế giới - Thái Lan. Sản lượng tôm của nước này ước giảm 50% so với sản lượng 500.000 tấn năm ngoái. Sự thiếu hụt từ Thái Lan đã đẩy giá tôm thế giới liên tục tăng cao. Tại Nhật Bản giá tôm sú HLSO cỡ 16/20 từ 3 nguồn cung cấp chính là Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia tăng lần lượt 5,5 USD/kg, 4,5 USD/kg và 3 USD/kg trong 10 tháng đầu năm. Tại Mỹ, cả giá tôm sú và tôm chân trắng cũng tăng từ 3-4 USD/kg. Nhờ cơ hội này, các DN tôm Việt Nam đã gia tăng được kim ngạch.


4.Tôm Việt Nam được "minh oan" trong POR7 và Vụ kiện chống trợ cấp


Ngày 10/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra Quyết định cuối cùng về mức thuế CBPG tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam XK vào Hoa Kỳ giai đoạn từ ngày 1/2/2011 - 31/1/2012. Tại quyết định này, 33 DN XK tôm Việt Nam tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 7 này (POR7) được công nhận là không bán phá giá tôm trên thị trường Hoa Kỳ và được hưởng mức thuế CBPG là 0%. Cũng trong tháng này, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) cũng phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012.


5.Xuất khẩu hải sản "đảo chiều"


Nếu năm 2012, XK hải sản (nhất là cá ngừ và cá biển các loại) đã bù đắp cho sự thiếu hụt giá trị XK từ hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra thì năm nay tình hình ngược lại. Hầu hết các nhóm sản phẩm hải sản XK giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 11/2013, XK cá ngừ giảm 6,7%, cá các loại khác giảm 4,7%, nhuyễn thể giảm 11,8%, cua, ghẹ và giáp xác khác giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK mực, bạch tuộc giảm kỷ lục 13% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là mức sụt giảm liên tiếp và kỷ lục trong 5 năm trở lại đây.


6.Cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế CBPG một cách vô lý tại POR9


Là do DOC quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam. Ngày 4/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo về quyết định sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012, thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, thuế CBPG cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong quyết định sơ bộ của POR9 cho 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là 0,42 USD/kg và 2,15 USD/kg và cho các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện là 0,99 USD/kg.


7.Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhiều tiềm năng


Tính đến hết tháng 11/2013, Trung Quốc - Hong Kong là thị trường NK lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam, sau (Mỹ, EU, Nhật Bản). Trong 4 thị trường này, giá trị XK thủy sản sang Trung Quốc tăng mạnh nhất: 39% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm nay, XK tôm, cá tra Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng rất mạnh. Riêng trong quý III/2013, XK thủy sản sang Trung Quốc đạt giá trị 159 triệu USD, tăng tới 40% so với quý 3/2012, trong đó giá trị XK tôm là 109 triệu USD.Đây là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam trong năm 2014.


8.Thông tư 48/2013 "cởi bớt" nút thắt cho doanh nghiệp thủy sản


Sau hơn 2 năm VASEP liên tục kiến nghị, ngày 12/11/2013, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản XK. TT48 thay thế Thông tư số 55/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 26/12/2013. Thông tư này đã tháo gỡ cơ bản những khó khăn trong hoạt động XK của DN thủy sản. Tuy nhiên, 3 kiến nghị quan trọng nhất của cộng đồng DN thủy sản vẫn chưa được xem xét và sửa đổi.


9.Doanh nghiệp xuất khẩu được tiếp tục vay ngoại tệ thêm 1 năm


Ngày 6/12/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-NHNN (TT29) về việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Thông tư mới vẫn giữ nguyên quy định đối với 4 đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ nhưng gia hạn cho vay thêm một năm so với quy định cũ (thực hiện đến hết ngày 31/12/2014). Đây cũng là một trong những kiến nghị quan trọng của VASEP trong năm 2012 - 2013 nhằm giúp DN XK được vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý, giúp giảm giá thành, tăng khả năng cạnh trên thị trường quốc tế.


10.Tái cơ cấu ngành thủy sản theo chiều sâu


Ngày 22/11/2013, Bộ NN và PTNT đã ban hành Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS (QĐ 2760) phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững". Đây là đề án với nhiều định hướng phát triển theo chiều sâu trong chiến lược phát triển ngành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.



Trương Nghệ Mưu sẽ bị phạt nặng vì đẻ nhiều con

Trương Nghệ Mưu sẽ bị phạt nặng vì đẻ nhiều con

Trong cuộc phỏng vấn của Tân Hoa Xã, Trương Nghệ Mưu và vợ là Trần Đình thừa nhận họ đã sinh 2 con trai và 1 con gái vào các năm 2001, 2004 và 2006, trước khi chính thức kết hôn vào năm 2011. 2 người yêu nhau từ năm 1999.


Trần Đình cho biết sở dĩ 2 người trì hoãn việc đăng ký kết hôn là lo sợ danh tính của Trương Nghệ Mưu sẽ bị lộ. “Chúng tôi đã đăng ký kết hôn ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô, để đăng ký hộ khẩu cho các con” – Trần Đình cho biết.


Một luật sư thuộc Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình ở thành phố Vô Tích nói rằng tổng thu nhập của đạo diễn Trương năm 2000, 2003 và 2005 là 3,6 triệu NDT. Trần Đình ở nhà nội trợ. Sau khi tính toán dựa trên thu nhập của cả gia đình, đạo diễn Trương có thể bị phạt 7,3 triệu NDT.


Được biết hôm 29/12, Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình huyện Bindu đã gửi thư thông báo cho đạo diễn Trương về mức tiền phạt và họ sẽ công bố khoản tiền phạt sau khi nhận được hồi âm của vợ chồng ông.


Đạo diễn Trương thừa nhận đã làm sai và sẵn sàng chịu hậu quả. Việc ông vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình đã gây tác hại xấu ở Trung Quốc, làm dấy lên các luồng ý kiến cho rằng người nổi tiếng đứng trên luật. “Là người của công chúng, tôi và vợ nhất định hỗ trợ cuộc điều tra của các quan chức kế hoạch hóa gia đình, đồng thời sẵn sàng xin lỗi trước công chúng” – Trương Nghệ Mưu khẳng định.



Giá dầu thô giảm xuống dưới mốc 100 USD/thùng

Giá dầu thô giảm xuống dưới mốc 100 USD/thùng

Giá dầu WTI giảm mạnh nhất trong 2 tuần qua. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ ở mức cao thứ 2 vào thời điểm giữa tháng 12 trong 30 năm qua. Giá dầu Brent giảm do Libya phục hồi sản xuất dầu thô.

Trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu WTI giao kỳ hạn tháng 2 giảm 1,03 USD, tương đương 1%, xuống 99,29 USD/thùng. Khối lượng dầu giao dịch thấp hơn 48% mức trung bình của 100 ngày. Gía dầu WTI đã tăng 7,1% trong tháng 12 và 8,1% trong năm 2013.


Trên sàn ICE tại London, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tháng 2 giảm 97 cent, tương đương 0,9%, xuống 111,21 USD/thùng. Khối lượng dầu giao dịch thấp hơn 50% mức trung bình của 100 ngày.


Chênh lệch giá dầu tiêu chuẩn châu Âu và dầu Mỹ WTI ở mức 11,92 USD/thùng.


Giá dầu Brent giảm do công ty National Oil Corp của Libya cho biết sẽ khôi phục hoạt động khai thác dầu tại khu mỏ Messala.





Tỷ giá EUR/USD tăng, yên suy yếu

Tỷ giá EUR/USD tăng, yên suy yếu

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Spiegel, chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết, không cần thiết phải tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản của khu vực eurozone do chưa có dấu hiệu giảm phát.

Đồng euro tăng 0,4% lên 1,3797 USD/EUR sau khi tăng lên mức 1,3892 USD/EUR thứ 6 tuần trước (27/12), đây là mức cao nhất kể từ 10/2011. Trong năm nay giá trị đồng euro đã tăng 4% so với USD, nối dài đà tăng năm thứ 2 liên tiếp.


Tỷ giá EUR/JPY tăng 0,4% lên 144,98 JPY/EUR sau khi chạm đỉnh 5 năm (145,675 JPY/EUR) ngày 27/12.


Tỷ giá USD so với đồng yên giảm 0,1% xuống 105,08 JPY/USd sau khi chạm mốc 105,415 JPY/USD, đây mức cao nhất kể từ 10/2008.


Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đồng euro sẽ suy yếu vào đầu năm 2014 khi ECB kết thúc việc kiểm định chất lượng tài sản (AQR) của các ngân hàng.


Theo chuyên gia ngoại hối của Morgan Stanley, Hans Redeker, việc NHTW Nhật Bản duy trì chương trình kích thích kinh tế và các nhà đầu tư Nhật mua trái phiếu chính phủ của khu vực eurozone sẽ tiếp tục khiến cho giá trị đồng yên sụt giảm.





Toàn cảnh Ngân hàng 2013

Toàn cảnh Ngân hàng 2013










Năm 2013, lãi suất, vàng, tỷ giá đã ổn định. ảnh như ý, Trình bảy: hoàng thủy
Năm 2013, lãi suất, vàng, tỷ giá đã ổn định. ảnh như ý, Trình bảy: hoàng thủy.

1. Tăng trưởng tín dụng hơn 10% - thấp nhưng chất


Năm 2013 dự kiến khoảng hơn 10%, chỉ bằng 1/3 so với thời kỳ 2009. Tuy mức tăng này không cao nhưng theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đảm bảo chất lượng và tín dụng tăng rất sát với tăng GDP. Đây cũng là yếu tố quan trọng để hạn chế dòng tiền trong lưu thông, không chạy theo mục tiêu cho vay bằng mọi giá. Từ đó, hạn chế tác động bất lợi đối với lạm phát. Tuy không cán “đích” tăng trưởng 12% nhưng kết thúc năm, giới ngân hàng có vẻ hài lòng với “vành đai an toàn này”.


2. Lãi suất giảm nhanh bằng giai đoạn 2005-2006


Lãi suất đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất VND đã giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm 2 -3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006. Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức thấp 7-9%/năm, trong đó khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ 6,5 - 7%/năm; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9 - 11,5%/năm.


3. Tỷ giá giữ lời, vàng ổn định


Thị trường ngoại hối tiếp tục có một năm ổn định tỷ giá ở mức tăng chỉ 1,3% nếu so với tỷ giá USD/VND với mức tăng không quá 2-3%, kết thúc năm, đặc biệt là nguồn lực dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố (ước tính đạt trên 30 tỷ USD). Thị trường ngoại tệ tự do gần như không còn hoạt động, tình trạng đô la hóa được khắc phục căn bản, quan hệ huy động- cho vay ngoại tệ được chuyển hóa dần sang quan hệ mua - bán ngoại tệ; Quản lý thị trường vàng sau một thời gian chịu nhiều “điều tiếng” và áp lực hiện đã đi vào ổn định. Mạng lưới kinh doanh, mua- bán vàng miếng mới có quản lý của Nhà nước được thiết lập, hoạt động thị trường vàng đi vào ổn định. Ngày 31/12 hôm nay, phiên đấu thứ 76 chính thức ghi nhận sự thành công của NHNN. Ngoài đảm bảo nguồn cung cho thị trường, quản lý vàng năm qua đã không để xảy ra bất cứ một đợt sốt giá hay biến động căng thẳng nào.


4. Công ty xử lý nợ xấu VAMC ra đời









“Kỳ họp vừa qua, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá rất tích cực thành quả NHNN đã đạt được. Hai năm trước, hệ thống ngân hàng đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Nhưng đến nay, NHNN không còn dùng nhiều biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường. Lãi suất huy động đã được thả nổi lãi cho kỳ hạn từ 6 tháng. Còn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sự phối hợp giữa UBND với NHNN chi nhánh đã được thực hiện rất tốt”.


Ông Trần Du Lịch - Phó đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh nói tại

Hội nghị NHNN TP ngày 27/12/2013




Sau thời gian khá dài tranh luận và dự liệu, cuối cùng mô hình xử lý nợ thành lập công ty khai thác và quản lý tài sản (VAMC) đã ra đời. Tuy VMAC không phải là cây đũa thần” nhưng với việc bắt đầu mua lại nợ xấu của các TCTD từ tháng 10/2013, tác động của VAMC lên bản cân đối sổ sách các ngân hàng rõ rệt. Đến cuối tháng 11/2013, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 4,55%, chỉ tăng 19% so với mức tăng tới 67% cùng kỳ 2012. Năm nay hệ thống ngân hàng tự xử lý được 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, VAMC đã mua 32 nghìn tỷ đồng và còn vài ngày nữa sẽ đảm bảo mua 35 nghìn tỷ đồng như mục tiêu đề ra.

7. Tiếp tục tái cơ cấu và sáp nhập


Cùng với việc hợp nhất giữa PVFC với Western Bank thành PVcomBank, điểm khác biệt trong năm 2013 là sự kiện sáp nhập DaiABank vào HDBank - hai ngân hàng được đánh giá an toàn, lành mạnh và không nằm trong diện phải tái cơ cấu bắt buộc. Sự kiện này có thể mở đầu cho một xu hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng nhỏ và tầm trung thành những định chế lớn hơn. Bên cạnh, câu chuyện thoái vốn ngoài ngành của các Tập đoàn Nhà nước trong đó không ít là cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến lộ trình tái cơ cấu.


8. Mối lo sở hữu chéo


Tại diễn đàn kinh tế Mùa thu 2013, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh bảo về tình trạng sở hữu chéo. Hiện, không ít NHTM Nhà nước lớn nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng nhỏ, hoặc khá nhiều doanh nghiệp vẫn “tay ngang” với ngân hàng. Chưa kể, nhiều ông chủ ngân hàng này cũng sở hữu cổ phần của ngân hàng “nọ”. Sở hữu chéo trở thành “ca khó” không dễ chữa và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Rất nhiều ông chủ ngân hàng đích thực hiện vẫn “mai danh ẩn tích” để người thân đại diện phần vốn sở hữu của mình.


9. Thất bại của gói 30.000 tỷ


Tháng 5/2013 gói 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở mới ra đời. Gói này được kỳ vọng sẽ giải cứu thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thay cho dự báo giải ngân 15.000 - 17.000 tỷ đồng ngay trong năm 2013, sau 6 tháng số tiền giải ngân chiếm chưa tới 2%, khiến gói này được báo giới đánh giá thất bại trong năm 2013. Cái khó, chính là điều kiện cho vay được “siết” khá chặt. Vốn dĩ giới nhà băng không nhiệt tình lắm với việc giải ngân này bởi khá nhiều DN bất động sản muốn vay thực ra không còn khả năng hấp thụ hay chính xác là trả nợ.


10. Hết thời lãi khủng, giảm lương thưởng


Năm 2013, ước tính có khoảng 17% tổ chức tín dụng thua lỗ. Lợi nhuận của toàn hệ thống lũy kế 11 tháng 2013 đạt 29.500 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm ngoái, nhưng so với 2010 và 2011 thì chỉ bằng 53-64%. Đi kèm với bức tranh kinh doanh ảm đảm đó, thời hoàng kim thưởng Tết tiền tỷ, tiền trăm triệu của các ngân hàng cũng không còn. Năm nay, không phải ngân hàng nào có tháng lương thứ mười ba cho nhân viên chứ chưa kể đến thêm cả chục tháng lương như thời lãi khủng. Chưa kể, khó khăn khiến một số ngân hàng đang tính đến chuyện cắt giảm nhân sự, lên tới cả ngàn người.


Khánh Huyền



Giá vàng hướng tới mức giảm mạnh nhất trong 3 thập kỷ

Giá vàng hướng tới mức giảm mạnh nhất trong 3 thập kỷ

Trên sàn New York Mercantile Exchange, giá vàng giao kỳ hạn tháng 2 giảm 10,20 USD, tương đương 0,8%, xuống 1203,80 USD/oz.

Theo FacSet, giá vàng đã giảm 28% kể từ đầu năm. 2013 là năm giảm giá mạnh nhất của vàng kể từ 1984.


Đồn đoán về việc Cục dự trữ Liên bang (Fed) giảm quy mô chương trình mua trái phiếu (QE) và giá cổ phiếu tăng cao đã khiến cho giá vàng sụt giảm mạnh.


Khối lượng giao dịch vàng thấp do các nhà đầu tư đang trong kỳ nghỉ lễ.


Giá bạc giao kỳ hạn tháng 3 giảm 35 cent, tương đương 1,7%, xuống 19,70 USD/oz.


Giá platium giao kỳ hạn tháng 1 giảm 12 USD, tương đương 0,9%, xuống 1364 USD/oz và giá palladium giao kỳ hạn tháng 3 giảm 1,15 USD, tương đương 0,2% xuống 710,80 USD/oz.





Dow Jones lên cao nhất mọi thời đại

Dow Jones lên cao nhất mọi thời đại

Vào 4 giờ chiều tại New York, chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm gần 0,1% xuống 1841,07 điểm. Trong năm nay chỉ số này đã tăng 29%. Chỉ số Dow Jones tăng 25,88 điểm, tương đương 0,2%, lên mức cao kỷ lục 16504,29 điểm, đưa mức tăng cả năm lên 26%. Khoảng 4,4 tỷ USD cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mỹ thấp hơn 28% so với mức trung bình của 3 tháng.

Trong tháng 12, chỉ số S&P 500 đã tăng 2%, hướng tới tháng tăng thứ 4 liên tiếp. Gói QE của Fed giúp cho chỉ số S&P 500 tăng 172% so với mức đáy của năm 2009.


Theo dự báo của các chuyên gia Wall Street, chỉ số S&P 500 sẽ tăng lên mức 1950 điểm vào cuối năm 2014.


Trong năm 2013, cổ phiếu của toàn bộ 10 nhóm ngành chính thuộc chỉ số S&P 500 tăng. Cổ phiếu của nhóm công ty sản xuất hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng 40%, đây là mức tăng cao nhất. Cổ phiếu của nhóm công ty viễn thông tăng thấp nhất trong năm qua với 6,6%.


Trong năm nay, cổ phiếu của Netflix đã tăng 296%, đây là mức tăng cao nhất trong số các công ty có trong danh sách S&P 500. Cổ phiếu của Micron Technology tăng 235%. Cổ phiếu của Best Buy Co. tăng 238% trong năm nay sau khi sụt giảm 49% trong năm 2012.





Nợ chính phủ Trung Quốc tăng cao 3 nghìn tỷ USD

Nợ chính phủ Trung Quốc tăng cao 3 nghìn tỷ USD


Trong một báo cáo của Văn phòng kiểm toán quốc gia, kiểm toán viên của nhà nước Trung Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc có tổng dư nợ 17,9 nghìn tỷ yên tính đến cuối tháng 6, bao gồm các khoản nợ và nợ bảo lãnh. Hiện tổng nợ của chính phủ chiếm khoảng 58% GDP cả nước.


Theo các nhà phân tích, tỉ số nợ trên GDP cho thấy Trung Quốc không đứng trên bờ vực khủng hoảng tài chính . Con số này ít hơn một nửa so với mức nợ công của chính phủ Nhật Bản và Hy Lạp, nơi mà tình hình tài chính công đang diễn ra căng thẳng. Tuy nhiên tốc độ tăng nợ của chính phủ đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Trung Quốc cần khẩn trương giảm nợ nếu muốn giữ mức tăng trưởng và tài chính ổn định.


Việc giảm nợ là cần thiết vì một báo cáo cho thấy chính phủ đang sử dụng nợ mới để trả hơn 1/5 các khoản nợ cũ. Nhìn chung chính quyền vẫn chủ yếu dựa vào việc bán đất để trả các khoản nợ cũ.


Nợ chính phủ lớn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc. Các nhà đầu tư lo rằng chính phủ sẽ không thể hoàn trả được các khoản vay vì hầu hết tiền vay được đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng nhưng không sinh lời.


Bên cạnh đó một triển vọng mặc định về tăng trưởng kinh tế khiến các nhà kinh tế lo sợ chính phủ sẽ dồn trách nhiệm cho các ngân hàng Trung Quốc với các khoản nợ xấu và sự mất ổn định của hệ thống tài chính Trung Quốc.


“Mặc dù tổng nợ của chính phủ Trung Quốc vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn của OECD, nhưng tốc độ tăng nợ là đáng báo động”, ông Liu Li-Gang và Zhou Hao, các nhà kinh tế của ANZ cho biết trong một lưu ý.


“Kết quả kiểm toán về nợ quốc gia đã chỉ ra rằng nợ chính phủ Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 2,5 năm trở lại đây”.




Giao dịch liên ngân hàng tăng vọt

Giao dịch liên ngân hàng tăng vọt


Theo báo cáo của NHNN về hoạt động ngân hàng tuần từ 16 – 20/12, tuần qua tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 138.964 tỷ đồng, bình quân khoảng 27.793 tỷ đồng/ngày. So với tuần trước đó, khối lượng giao dịch tuần này tăng tới 51,8%.


Các giao dịch chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 39% tổng doanh số VND), 1 tuần (chiếm 33%). Lãi suất liên ngân hàng qua đêm gần như đi ngang trong khi lãi suất bình quân kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng giảm từ 0,1% đến 0,62%/năm.


Cũng theo báo cáo, giao dịch liên ngân hàng bằng USD quy đổi ra VND tuần qua đạt 78.586 tỷ đồng, bình quân khoảng 15.717 tỷ đồng/ngày, tăng 58,3% so với tuần trước đó. Các kỳ hạn có doanh số lớn nhất bao gồm kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng với tỷ trọng lần lượt chiếm 63%, 13% và 10%/năm tổng doanh số giao dịch bằng USD.


Khác với lãi suất bằng VND, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường bằng USD có xu hướng tăng nhẹ. Trong đó, lãi suất kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống tăng từ 0,01% đến 0,23%/năm.


Trong khoảng 2 tuần trở lại đây khối lượng giao dịch trên liên ngân hàng tăng khá mạnh. Ngoài vấn đề về thanh khoản căng thẳng thường gặp dịp cuối năm thì đây cũng là tín hiệu cho thấy các NHTM đang đẩy mạnh tín dụng để hoàn thành mục tiêu của năm.




Thói hư tật xấu người Việt: Thích ứng đến mức không còn là chính mình

Thói hư tật xấu người Việt: Thích ứng đến mức không còn là chính mình
Trong khi đó thì ngoài chợ toàn những thứ hàng xấu. Hỏi tại sao không bỏ công làm thứ hàng cao cấp kia, những người thợ cho biết có làm mang bán thì người ta cũng chê ỉ chê eo, bởi dân Việt nghèo chỉ ham hàng rẻ, người tài rất khó sống.

Thứ nữa, biết ai làm hàng tốt, chúa lập tức cho người đến bắt về làm cho chúa. Loại thở giỏi này tập trung trong các quan xưởng, sinh hoạt gò bó, tiền công rẻ mạt, và suốt đời ở đó cho đến khi già nua tật nguyền mới được về quê.


Trong Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh cho biết nghề làm đồ sứ xưa rất tinh xảo. Song khi bán hàng ngoài phố, dân buôn phải đề hiệu giả làm đồ Tàu để các quan hoặc lính tráng đi qua khỏi mua rẻ hoặc lấy không.


Nói về phản ứng tiêu cực của người dân, Đào Duy Anh dẫn lại một câu trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú như: "Nhà nước không đòi sơn thì dân chặt cây đi; nhà nước đòi vải lụa thì dân phá khung dệt; đòi gỗ thì dân quăng búa rìu; đòi tôm cá thì dân xé lưới".


Có thể xem đây là ví dụ cho thấy một cách thích ứng tiêu cực của người Việt, nhất là của những đầu óc tinh hoa, trước tình trạng trì trệ của đời sống. Trước đây, trong trường kỳ lịch sử, văn hóa cai trị không phát triển. Mối quan hệ hợp lý giữa nhà nước và cá nhân không sao hình thành nổi. Trước những khó khăn của cuộc sinh tồn, những tài năng chỉ còn có cách thu mình lại, làm hèn mình đi, cốt để sống qua ngày.


Không chỉ là nếp sống riêng của những người tài, thích ứng đã thành mặt trội trong "sự khôn ngoan làm người" của xã hội. Cuộc sống lan ra theo chiều rộng, mà không vươn lên theo chiều cao. Con người thường dừng lại ở tình trạng dang dở nửa vời mà không có nhu cầu theo đuổi cái gì tới cùng, không có khát vọng vươn tới tận thiện, tận mỹ.


Rộng ra mà xét, tâm lý dừng lại thỏa mãn, xa lạ với sự hoàn thiện có thể bắt đầu từ một cuộc sống quá dễ dàng và sự tự bằng lòng đến với người ta một cách tự nhiên; mà cũng có khi bắt đầu từ một cuộc sống quá khó khăn, mỗi phen vượt lên là một lần tróc da sày vẩy.


Trong cả hai trường hợp, cái chính của chúng ta là thiếu sự dẫn dắt của lý tính, để hiểu ra sự vô tận của đời sống, cũng như sự vô tận của khả năng con người. Không có đích để nhắm tới, không có đủ khát vọng và ý chí để thực hiện khát vọng, chúng ta nghĩ ra đủ thứ lý do biện hộ cho sự dừng lại của mình.


Đã có nhiều người ca ngợi và biện hộ cho bản tính thích ứng của người Việt, hiếm hoi lắm mới thấy có người tìm ra ở đây một cái gì cần phủ nhận. Trong số này có Thái Kim Lan. Bà cho rằng, việc thích ứng quá nhanh làm cho người ta không trau dồi được bản lĩnh và không nâng cao được mình lên. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học xuất phát từ kinh nghiệm của các dân tộc khác, cũng có những kết luận tương tự.


Trong một tài liệu mang tên Xã hội học cá nhân, I.X.Kon (Nga thời Xô viết), từng cho rằng về đường trí tuệ, kẻ lo thích nghi kém phát triển hơn người độc lập. Họ thường nghe ngóng dao động và rất dễ bảo thủ. Họ không đủ lòng tự tin. So với những nhân cách độc lập, và được phát triển trong điều kiện chính thường, thì quan niệm của họ về bản thân phiến diện hơn, hời hợt hơn. Đứng trước thực tế khách quan, năng lực phán đoán của họ thấp. Với người chung quanh họ, vừa thiếu tin tưởng, vừa dễ bị lừa. Nói chung là họ rất thụ động hay đạo đức hóa các mối quan hệ và sợ xa rời tiêu chuẩn.


Những đặc điểm đó của "con người thích ứng" cũng là đặc điểm của người Việt trong trường kỳ lịch sử, và có thể nói nó đã làm nên một thứ đạo lý, một thứ cốt cách.


Một ông già thạo đời có được một bộ đồ trà rất đẹp chẳng may sa vào cảnh bần hàn. Một lão già khác biết vậy, cho ông tá túc và dùng trăm phương nghìn kế để chiếm chiếc ấm đó, kể cả có lần trả giá rất cao. Người chủ nhân chiếc ấm không chịu, vẫn ngày ngày pha trà uống nước. Cho tới trước lúc trút hơi thở cuối cùng, ông còn cố sức ném cái ấm ra sân để nó vỡ ra từng mảnh.


Trên đây là một mẩu chuyện mà nhà văn Trung Quốc Ba Kim từng ghi lại trong Tùy tưởng lục (dịch nôm ra là Nhớ gì ghi nấy).


Mẩu chuyện này có mô-típ tương tự với truyện ngắn Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân mà trong một số báo trước, chúng tôi đã nhắc tới. Cần nhắc lại là trong Vang bóng một thời, ông già chơi ấm hôm qua, tới lúc quẫn bách mang ấm đi bán lẻ, lại bán theo kiểu láu cá, bán thân ấm trước, bán nắp sau, để cốt nã tiền. Chắc chắn cái kết cục ở đây không phải do Nguyễn Tuân nghĩ ra, mà đó là hiện tượng đã thấy nhiều trong đời sống người xưa.


(còn tiếp)


Vương Trí Nhàn


Theo Thể thao & Văn hóa




ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND