Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

EU kiện Nga lên WTO

EU kiện Nga lên WTO

Ngày 21/5, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành thủ tục khởi kiện Nga lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về mức thuế chống bán phá giá mà nước này áp dụng đối với các sản phẩm ô tô nhập khẩu từ Đức và Italy.

Phái đoàn đại diện ngoại giao của EU tại WTO cho biết đã gửi yêu cầu tham vấn chính thức với phía Nga về vấn đề này. Đây là thủ tục đầu tiên trong quy trình giải quyết tranh chấp thương mại của WTO. Đại diện EU khẳng định mức thuế chống bán phá giá từ 23-29,6% mà Nga áp dụng đối với xe thương mại hạng nhẹ (LCVs) nhập khẩu từ Đức và Italy là "không phù hợp" với các quy định của WTO và cản trở các doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường nước này.


Theo thống kê, từ khi Nga gia nhập WTO năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu xe thương mại hạng nhẹ của EU vào thị trường nước này đạt hơn 100 triệu euro (137 triệu USD). Tuy nhiên, xuất khẩu LCVs đã giảm mạnh kể từ khi Nga áp đặt "phí tái chế" đối với xe hơi, xe tải, xe bus và một số loại phương tiện vận tải khác nhập khẩu từ EU.


Theo quy định hiện hành của WTO, các nước thành viên được áp dụng thêm các loại thuế đối với sản phẩm bán với giá thấp hơn giá thị trường nhằm bảo vệ sản xuất trong nước nhưng phải chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước và không được áp đặt thuế để cản trở doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường. EU và Nga sẽ có 60 ngày để đàm phán trước khi tiến hành các thủ tục tiếp theo nhằm giải quyết tranh chấp trên.


Trước đó, EU và Nga cũng đã tranh chấp tại WTO khi EU cho rằng việc Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa, sôcôla, rượu vang và thịt của Litva, Ba Lan, Moldova và Ukraine vì "lý do chính trị"; trong khi đó, Nga cũng cáo buộc các quy định cải cách thị trường năng lượng của EU gây thiệt hại cho tập đoàn Gazprom của nước này.




Hôm nay xét xử phúc thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm

Hôm nay xét xử phúc thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm

Theo kế hoạch, hôm nay 22-5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao mở phiên phúc thẩm xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc CATP Hải Phòng) và đồng phạm về tội danh "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" theo Điều 275 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, trong các ngày 7 và 8-1, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án trên, tuyên phạt Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm các mức án từ 5 đến 18 năm tù. Mặc dù tuyên bố trước tòa sơ thẩm là sẽ chấp nhận mức án nhưng sau đó Dương Tự Trọng và 5 bị cáo khác đã kháng án. Riêng bị cáo Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường - CATP Hải Phòng) không kháng cáo.


Theo bản án sơ thẩm, biết anh trai là Dương Chí Dũng bị khởi tố, Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc CATP Hải Phòng) đã tổ chức cho anh trốn đi nước ngoài. Dương Tự Trọng giao cho cấp dưới là Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng CSĐT tội phạm về TTXH - CATP Hải Phòng) điều hành việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn chạy. Quá trình giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn còn có sự tham gia của một số cán bộ CA Hải Phòng và các đối tượng ngoài xã hội...




Giá dầu tăng do nguồn cung giảm

Giá dầu tăng do nguồn cung giảm

Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7 tăng 1,7% lên 104,7 USD/thùng trên sàn Nymex và ghi nhận mức giá cao nhất kể từ ngày 21/4. Giá dầu Brent tăng 0,8% lên 110,55 USD/thùng trên sàn ICE.

Ngày 21/5, Ủy ban thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu nội địa giảm 7,2 triệu thùng tính đến ngày 16/5, đánh dấu mức giảm tuần lớn nhất trong hơn 4 tháng trong khi đó dự báo của các chuyên gia phân tích là, dự trữ dầu sẽ tăng 700.000 thùng. Dự trữ dầu giảm do nhập khẩu dầu thô xuống mức thấp nhất trong 17 năm, trung bình đạt 6,5 triệu thùng/ngày.


Giới phân tích cho biết, nhập khẩu dầu giảm là do hoạt động sản xuất dầu nội địa phát triển mạnh, thậm chí có thể đáp ứng nhu cầu của nước ngoài. Theo báo cáo của EIA, dự trữ dầu giảm liên tục tại Cushing, Okla - điểm phân phối dầu chính và cũng là nơi định giá hợp dầu chuẩn của Mỹ.


Nhu cầu buôn bán dầu thô thường tăng cao vào thời điểm này trong năm do các nhà máy lọc dầu đã hoàn toàn hoạt động trở lại sau thời gian bảo dưỡng và mùa tiêu thụ chính bắt đầu. Dự trữ dầu giảm khiến chủ yếu là do các nhà máy lọc dầu đã bắt đầu đi vào quá trình xử lý dầu thô.


Ngoài ra, giá xăng RBOB giao tháng 6 tăng lên 2,9942 USD/gallon trên sàn Nymex và giá dầu diesel giao tháng 6 tăng lên 2,9533 USD/gallon.




5 tháng, tín dụng tại Hà Nội mới tăng được 0,3%

5 tháng, tín dụng tại Hà Nội mới tăng được 0,3%

Theo báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tính tháng 5 đạt 1.071 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 2,4% so tháng 12/2013.

Trong đó, tiền gửi tăng 1% so với tháng trước và giảm 0,2% (tiền gửi tiết kiệm tăng 0,8% và 0,7%, tiền gửi thanh toán tăng 1,2% và giảm 0,8%), phát hành giấy tờ có giá tăng 0,4% và tăng 77%.


Tổng dư nợ cho vay ước tính tháng 5 đạt gần 948 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so tháng trước và tăng 0,3% so tháng 12/2013, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,6% và giảm 1,4%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,2% và 3,9%.


Như vậy, sau 4 tháng liên tục tăng trưởng âm, tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã dương trở lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng này chậm hơn rất nhiều so với toàn ngành. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến hết tháng 4, tăng trưởng tín dụng cả hệ thống đã đạt 1%.





Quảng Ninh sắp có thêm khu đô thị du lịch 550 triệu USD

Quảng Ninh sắp có thêm khu đô thị du lịch 550 triệu USD

Đó cũng là khẳng định của Chủ tịch Tập đoàn Nakheel với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong chuyến công tác và làm việc với một số Tập đoàn đầu tư của Dubai vừa kết thúc 2 ngày mới đây.


Theo đó, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch Tập đoàn Nakheel đã khẳng định quyết tâm đầu tư của tập đoàn và cam kết sẽ tiếp tục các triển khai các dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.


Đồng thời, tập đoàn cũng sẽ tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư các địa điểm khác tại Khu kinh tế Vân Đồn. Kết quả cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Tập đoàn và tỉnh Quảng Ninh đã được thể hiện rõ bằng việc Chủ tịch Tập đoàn Nakheel đăng ký chương trình làm việc với tỉnh trong tháng 6/2014 để triển khai dự án đầu tư của tập đoàn tại đây.


Về dự án Hạ Long Star, quy mô diện tích khoảng 125ha, tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 550 triệu USD. Mục tiêu dự án là xây dựng một khách sạn 5 sao với 250 phòng, một khách sạn hạng sang 100 phòng, 226 biệt thự, 85 nhà phố, 114 căn hộ và trung tâm thương mại.


Theo quy hoạch, khu phức hợp này bao gồm các khách sạn sang trọng với hệ thống thiết bị hội nghị tiện nghi, các khu căn hộ cao cấp cùng trung tâm văn hoá giải trí và giáo dục hiện đại… tất cả đều nhìn ra vịnh Hạ Long.


Dự án đã được động thổ hồi năm 2007, các bên tham gia dự án là Công ty Limitless (UAE), Công ty Đầu tư bất động sản quốc tế (Mỹ) và Công ty cổ phần Việt - Mỹ Hạ Long.


Tuy nhiên do những khó khăn về tài chính, dự án đã bị ngưng trệ một thời gian.


Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cũng đề nghị Tập đoàn sớm triển khai hoạt động đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh sẽ tạo những điều kiện tốt nhất để tập đoàn triển khai dự án thuận lợi.


Được biết, Nakheel là chủ đầu tư nhiều dự án hàng đầu Dubai, trong đó có dự án bất động sản nổi tiếng thế giới là Palm Jumerah Island (Đảo Cây Cọ). Đảo Cây Cọ Jumeirah là một nhóm đảo trải dài trên gần 20km2, nằm trong dự án xây dựng đảo nhân tạo lớn nhất thế giới.



Giá vàng giảm sau biên bản họp Fed

Giá vàng giảm sau biên bản họp Fed
Giá vàng giao ngay trên Kitco lúc 6h45 là 1.291 USD/ounce. Trong những phiên giao dịch đầu, giá vàng tăng cao gần 1.300 USD/ounce nhưng sau đó giảm xuống mức thấp nhất trong ngày là 1.286 USD/ounce trước khi tăng lên, giao dịch trong khoảng 1.291 USD/ounce và 1.292 USD/ounce.



Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco (Đường màu xanh lá cây)




Theo số liệu sơ bộ của Reuters, giá vàng giao tháng 6 trên Comex giảm 6,5 USD/ounce xuống 1.288,1 USD/ounce với khối lượng giao dịch ngang với mức trung bình của 30 ngày.

Theo biên bản phiên họp công bố ngày 21/5, các quan chức Fed đã trình bày một số phương pháp để tăng lãi suất ngắn hạn, nhưng cuộc thảo luận chỉ đơn giản là lên kế hoạch thận trọng chứ không phải là tín hiệu về việc lãi suất sẽ sớm tăng trong thời gian tới.


Dự báo lạm phát cũng duy trì ở mức dưới 2% do một số quan chức cho rằng, thị trường lao động vẫn có dấu hiệu suy yếu với tỷ lệ thất nghiệp là 6,3% với tốc độ tăng lượng chậm chạp.


Tuy nhiên, số liệu cho thấy, nắm giữ vàng của quỹ SPDR Gold Trust giảm 1,79 tấn trong ngày 20/5.


Trên thị trường vàng vật chất, Bộ Tài chính Ấn Độ và các quan chức của ngân hàng trung ương sẽ đề nghị chính phủ mới nới lỏng quy định nghiêm ngặt về nhập khẩu vàng nhằm hạn chế hoạt động mua vàng trái phép đang ngày càng phát triển.


Ngoài ra, giá bạc giao ngày tăng 0,1% lên 19,38 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạch kim tăng 0,6% lên 1.470,5 USD/ounce và giá palladium tăng 0,4% lên 827,3 USD/ounce do cuộc đình công tại Nam Phi đã kéo dài trong 17 tuần.



EY: Việt Nam cần những vụ sáp nhập ngân hàng lớn hơn

EY: Việt Nam cần những vụ sáp nhập ngân hàng lớn hơn
Ngày 21/5, Công ty kiểm toán, tư vấn hàng đầu thế giới EY công bố Khảo sát toàn cầu về Ngân hàng Bán lẻ 2014 với tên gọi "Thành công nhờ vào trải nghiệm của khách hàng".

Tại buổi công bố, ông Keith Pogson, người đứng đầu bộ phận dịch vụ tài chính châu Á Thái Bình Dương EY và ông Douglas Hamilton, giám đốc phát triển dịch vụ tài chính châu Á Thái Bình Dương EY đã trình bày một số kết quả khảo sát, nhận định về thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam cũng như thế giới.


Ông Keith Pogson nhấn mạnh, với khoảng 75% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng thì thị trường Việt Nam là một cơ hội rất lớn cho các ngân hàng muốn phát triển hệ thống bán lẻ. Những yếu tố giúp ngân hàng thành công trong lĩnh vực bán lẻ được vị chuyên gia này chỉ ra là các ngân hàng phải có được niềm tin từ khách hàng, phải làm cho các dịch vụ ngân hàng trở nên thuận tiện, và làm cho việc giao dịch với ngân hàng trở nên đơn giản, dễ dàng. Ngân hàng phải hiểu khách hàng của mình là ai, xây dựng được giá trị khác biệt mà mình muốn đem lại cho khách hàng và nền tảng công nghệ để thực hiện được điều đó.


Tại Việt Nam hiện nay, có một hiện tượng là việc đầu tư công nghệ dàn trải của các ngân hàng, dẫn tới việc phần nào lãng phí. Các ngân hàng cần tạo ra sự khác biệt trong môi trường mà các ngân hàng cung cấp những dịch vụ giống nhau. Theo chuyên gia EY, bởi đầu tư công nghệ là đắt đỏ, tốn kém nên để chiếm lĩnh được thị trường thì phải là các ngân hàng lớn, đủ tiềm lực đầu tư. Chính vì thế, trong tương lai, những ngân hàng lớn sẽ là những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực bán lẻ.


Ông Pogson cho rằng, quá trình tái cấu trúc, sáp nhập các ngân hàng tại Việt Nam mới bắt đầu, thời gian tới có thể sẽ có những cuộc sáp nhập mạnh mẽ hơn, và cần những can thiệp nhất định từ các cơ quan chức năng để tạo ra những cú hích cho thị trường chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Theo ông, để nói về ngân hàng trụ cột quốc gia thì cần thêm thời gian.


Cơ hội hiện vẫn đang mở ra với các ngân hàng và điều quan trọng là các ngân hàng có quyết định quyết liệt để phát triển và trở thành 6,7 ngân hàng trụ cột trong tương lai tại Việt Nam hay không.


Kết quả khảo sát nói chung cho thấy triển vọng của ngân hàng bán lẻ tích cực hơn. Mặc dù một số nền kinh tế vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng ổn định, sự hồi phục kinh tế toàn cầu đã mang lại tác động tích cực tới niềm tin của khách hàng bán lẻ với các ngân hàng. Cơ sở niềm tin tăng lên tại các ngân hàng là nhờ nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ mà các ngân hàng đang cung cấp, từ việc cung cấp những gì mình đang có, các ngân hàng đã chuyển sang cung cấp những gì khách hàng cần.


Tại Việt Nam, niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng bán lẻ tuy nhiên lại không mạnh mẽ như xu hướng chung toàn cầu. Nguyên nhân được ông Keith Pogson lý giải một phần do hệ thống ngân hàng có nhiều thách thức chẳng hạn như vấn đề nợ xấu. Thứ hai là các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ cao tại Việt Nam hiện chưa phát triển mạnh mẽ như trên thế giới, chẳng hạn dịch vụ thanh toán qua di động.


Theo EY, trong số những người tham gia khảo sát, có tới 82% khách hàng sẵn sàng giới thiệu ngân hàng đang sử dụng cho người khác, tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các nước khác. Lý do khách hàng Việt Nam mở hay đóng tài khoản đầu tiên là trải nghiệm của họ với ngân hàng, hoặc do muốn dịch chuyển tất cả các dịch vụ về 1 ngân hàng thay vì sử dụng nhiều ngân hàng khác nhau. Giá và phí của ngân hàng cũng như vị trí đặt các điểm giao dịch cũng là yếu tố quan trọng quyết định hành vi mở hay đóng tài khoản của khách hàng.


Khách hàng Việt Nam hiện nay rõ ràng sử dụng dịch vụ trực tuyến internet qua điện thoại hay ATM chiếm số đông. Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng một nửa khách hàng Việt Nam sử dụng ATM hàng tuần. Điều này cho thấy xu thế khách hàng ngày càng có xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng mà họ có thể tự làm thay vì phải tương tác trực tiếp với các ngân hàng qua các phương thức truyền thống. Theo chuyên gia EY, các ngân hàng cần chú ý tới xu hướng này bởi nó đòi hỏi ngân hàng có nguồn nhân sự thích hợp, am hiểu hơn về công nghệ hay khéo léo trong việc tư vấn cho khách hàng.


Khách hàng bán lẻ tại Việt Nam cũng có độ cởi mở cao với các sản phẩm dịch vụ mới từ các ngân hàng. Đây được xem là cơ hội rất lớn với các ngân hàng, đòi hỏi đầu tư để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Mạng xã hội hay từ các hình thức khác qua Internet là một nguồn thông tin mới mà khách hàng ngày nay sử dụng để tìm kiếm thông tin về ngân hàng, bên cạnh những hình thức thông tin khác mà ngân hàng có thể kiểm soát như website...


Các con số thống kê cho thấy khách hàng Việt Nam thể hiện lòng trung thành thấp nhất. Chuyên gia EY lý giải, điều này có thể là do số lượng ngân hàng tại Việt Nam nhiều hơn nhiều các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản hay Úc.


Khảo sát được thực hiện 2 năm một lần trên toàn thế giới, năm nay được thực hiện với hơn 32.000 khách hàng cá nhân tại 43 quốc gia. Tại Việt Nam, khảo sát lần này được thực hiện với 800 khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ ngân hàng.



HSBC: Thu nhập quốc dân Việt Nam tăng 10% khi vào TPP

HSBC: Thu nhập quốc dân Việt Nam tăng 10% khi vào TPP
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô có tiêu đề “Sản xuất tại Việt Nam: Phá vỡ những rào cản để giao thương” mới được ngân hàng HSBC công bố, cơ quan này đánh giá nếu Việt Nam hoàn tất đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kim ngạch xuất khẩu dệt may, quần áo và giày dép sẽ gia tăng đáng kể (tăng lần lượt 13% và 52% đến năm 2025).

Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang bị Mỹ áp thuế xuất khẩu tương đối cao, từ mức 4,5% đến 14% cho hàng may mặc và 10,4% cho hàng giày dép. Nhưng khi đạt được thỏa thuận TPP, thuế nhập khẩu của Mỹ với các sản phẩm của Việt Nam sẽ giảm. Từ đó, các chuyên gia của HSBC dự báo đạt được thỏa thuận TPP có thể giúp thu nhập quốc dân của Việt Nam (GNI), bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cộng với thu nhập nhận được từ nước ngoài tăng thêm 2% vào năm 2015 và tăng khoảng 10% đến năm 2020.


Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng với 90% các sản phẩm của Việt Nam xuất đi các nước bằng đường biển, một trong những vấn đề Việt Nam cần cải thiện chính là hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hải quan. Nhiều nhà xuất khẩu vẫn còn phàn nàn về thủ tục quản lý dịch vụ logistics (kho vận) và hải quan của Việt Nam còn phức tạp, tốn cả về thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, trong số 5 cơ quan của Việt Nam bị phản ánh tham nhũng lớn nhất theo ghi nhận của lĩnh vực tư nhân thì 4 cơ quan có dính dáng đến thương mại.


Song, HSBC cũng lạc quan khi thời gian tới dịch vụ logistics dự kiến sẽ được cải thiện với việc các nhà vận chuyển toàn cầu được phép hoạt động tự do hơn. Các trung tâm logistics lớn ở Hải Phòng, Cái Mép cũng có thể cung cấp dịch vụ nhanh hơn với giá rẻ đi. Tổng cục Hải Quan cũng đang nỗ lực để hiện đại hoá hệ thống, mục tiêu là Hải quan ở Việt Nam phải ít nhất bằng mức trung bình của các nước phát triển trong khu vực ASEAN.


Ngoài ra, mạng lưới đường cao tốc phục vụ cho quá trình vận chuyển từ cảng đến các nhà máy hoặc ngược lại cũng được cải thiện. Chẳng hạn đường cao tốc từ TP HCM đi Trung Lương mới (62 km) được mở vào năm 2012 đã cắt bớt thời gian di chuyển 40 phút. Tuyến đường Quốc lộ 1A cũng đang được nâng cấp. Các đường hành lang biên giới cũng đang được cải tạo, đặc biệt là những tuyến đường đi Trung Quốc, Lào và Campuchia...


Những trường hợp trên cho thấy Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động thương mại dễ dàng hơn, HSBC nhận xét. "Chúng tôi tin tưởng Chính phủ Việt Nam sẽ ngày càng thực thi vai trò tạo điều kiện thuận lợi. Những biện pháp chính sách gần đây cho thấy có nhiều cải tổ có mục tiêu hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu không chỉ nhờ vào sản lượng mà là chú trọng đến giá trị", báo cáo của HSBC nhấn mạnh.


Cùng với việc hỗ trợ phát triển xuất khẩu, tổ chức này cũng kỳ vọng Việt Nam sẽ tạo môi trường tự do hơn trong nhiều lĩnh vực đầu tư, chẳng hạn như năng lượng bởi hiện nay giá điện của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế. "Rõ ràng Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng", HSBC nhận định. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và những đơn vị sản xuất năng suất sẽ giúp các công ty đạt được lợi nhuận từ xuất khẩu.



Việt Nam chưa có ngân hàng nào đủ sức thống lĩnh thị trường

Việt Nam chưa có ngân hàng nào đủ sức thống lĩnh thị trường
Trong tương lai sẽ có 3 - 4 ngân hàng lớn, còn các ngân hàng nhỏ khác sẽ phải chịu cảnh mua bán sáp nhập, hoặc chuyển sang tập trung vào một dịch vụ chuyên biệt hơn.

Đẩy mạnh bán lẻ là định hướng được nhiều ngân hàng trong vòng vài năm trở lại đây. Hàng loạt các ngân hàng như SHB, Techcombank, Vietcombank, VIB, ... đều thông báo tăng trưởng về lợi nhuận trong mảng bán lẻ và tất cả đều khẳng định sẽ đẩy mạnh mảng dịch vụ này.


Tuy nhiên, báo cáo khảo sát về ngân hàng bán lẻ của Ernst & Young mới đây công bố một con số đáng suy ngẫm: 77% khách hàng cá nhân Việt Nam đã đóng hoặc mở một tài khoản ngân hàng trong vòng 12 tháng qua, và 66% sẵn sàng đóng tài khoản cũ và mở một tài khoản mới trong 12 tháng tới.


Con số này cao hơn rất nhiều so với thế giới (lần lượt là 52% và 40%) và phản ánh một thực trạng: khách hàng Việt Nam rất "thiếu trung thành" với ngân hàng. Hay nói ngược lại, các ngân hàng dường như đang bế tắc trong việc giữ chân khách hàng.


Ông Keith Pogson, lãnh đạo phụ trách dịch vụ tài chính ngân hàng EY châu Á - Thái Bình Dương đưa ra lời lý giải cho con số này:"Việt Nam hiện có tới 40 ngân hàng và hầu hết đều cạnh tranh nhau một sản phẩm duy nhất đó là tiền gửi".


Điều này khiến khách hàng tại Việt Nam dễ dàng thay đổi dịch vụ sang một ngân hàng khác, miễn là ngân hàng đó đưa ra ưu đãi về dịch vụ và giá/phí. Nó cũng phản ánh thị trường ngân hàng


Tại những thị trường phát triển như Australia hay Nhật Bản, khách hàng thường hiếm khi thay đổi ngân hàng. Nguyên nhân là bởi tại Australia chỉ có 3 ngân hàng lớn, còn tại Nhật Bản con số này là 4. Hệ thống ngân hàng gọn gàng khiến khách hàng ít có sự lựa chọn hơn.


Thêm vào đó, mỗi ngân hàng tại Australia thường cung cấp 4 - 5 sản phẩm: tín dụng, hưu trí, bảo hiểm, tiền tiết kiệm. Nếu khách hàng muốn đổi sang ngân hàng khác, họ phải thay đổi lại toàn bộ. Việc cung cấp nhiều sản phẩm một lúc khiến khách hàng phụ thuộc ít nhiều vào ngân hàng và không dễ dàng đóng tài khoảng.


Theo ông Pogson, tình hình tại Việt Nam sẽ thay đổi trong dài hạn. Theo đó, chỉ có những ngân hàng lớn, tiềm lực tài chính mạnh mẽ mới đủ sức tồn tại và vươn lên dẫn dắt thị trường.


"Việt Nam hiện chưa có ngân hàng nào đủ sức thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên trong tương lai sẽ có 3 - 4 ngân hàng lớn như vậy, còn các ngân hàng nhỏ khác sẽ phải chịu cảnh mua bán sáp nhập, hoặc chuyển sang tập trung vào một dịch vụ chuyên biệt hơn", ông Pogson nhận định.


Lý giải cho quan điểm của mình, chuyên gia EY cho rằng, các dịch vụ và sản phẩm hiện nay đang ngày càng phải biến đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để làm được điều này, các ngân hàng sẽ bắt buộc phải đầu tư vào khai thác dữ liệu, công nghệ và đổi mới.


Tuy nhiên, dữ liệu và công nghệ là những khoản đầu tư rất đắt đỏ, và trong dài hạn, sẽ chỉ có những ngân hàng lớn với tiềm lực tài chính hùng hậu mới đủ sức tham gia cuộc đua này. Với những ngân hàng nhỏ, hoặc là họ sẽ phải chịu cảnh sáp nhập với nhau, hoặc là phải tự đi tìm thị trường ngách cho riêng mình"


"Thay vì 40 ngân hàng như hiện nay, sẽ chỉ còn lại 6 - 7 ngân hàng trong tương lai. Nhà nước có thể tác động hoặc can thiệp nhất định để thúc đẩy quá trình mua bán sáp nhập các ngân hàng nhỏ lại với nhau", Pogson dự báo. Trong quá khứ, chúng ta cũng đã chứng kiến thương vụ SacomBank và Phương Nam, nhưng quy mô như vậy vẫn là chưa đủ.


Mặc dù vậy, ông cũng cho biết, tương lai này vẫn còn khá xa. Hiện tại, thị trường ngân hàng bán lẻ của Việt Nam vẫn còn rất màu mỡ với 75% dân số hiện chưa có tài khoản ngân hàng. "Điều quan trọng là các ngân hàng hiện vẫn đang có cơ hội ngang nhau trong cuộc đua này", Pogson cho biết.


Trần Dũng


Theo Trí Thức Trẻ



Quốc hội ra thông cáo về tình hình Biển Đông

Quốc hội ra thông cáo về tình hình Biển Đông
Ngày 21.5, Quốc hội thảo luận (tại đoàn) xung quanh báo cáo của Chính phủ về Biển Đông, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam.

Quốc hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.





Quốc hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.

Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.


Thông cáo này cũng khẳng định, diễn biến tình hình trên biển Đông còn phức tạp và khó lường. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.



Nguyên giám đốc marketing của Samsung và Unilever về đầu quân cho Vinamilk

Nguyên giám đốc marketing của Samsung và Unilever về đầu quân cho Vinamilk

Ngày 20/5, Hội đồng quản trị Vinamilk đã thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông Phan Minh Tiên (44 tuổi) vào vị trí Giám đốc điều hành marketing (Executive Director of Marketing). Người tiền nhiệm của ông Tiên tại Vinamilk, bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân đã từ nhiệm vào đầu tháng 1 năm nay.


Ông Phan Minh Tiên đã tốt nghiệp Học viện Quản lý ở Moscow (Nga) năm 1996.


Được biết, ông Tiên nguyên là Giám đốc Marketing của Samsung Việt Nam, phụ trách các chiến lược marketing cho 4 ngành hàng chính là điện thoại, máy tính bảng, TV và điện tử gia dụng. Ông chịu trách nhiệm chính về việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, tiếp thị sản phẩm và quản lý đội ngũ Marketing của công ty.


Trước đó, từ năm 1997-2013, ông Tiên làm việc tại Unilever Việt Nam. Trong đó, từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2013, ông đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch phụ trách ngành hàng thực phẩm của Unilever Việt Nam, gồm các nhãn hiệu Knorr, Lipton và kem Wall's. Từ tháng 6/2013, ông chuyển sang Samsung.



Nguyên giám đốc marketing của Samsung và Unilever về đầu quân cho Vinamilk (1)


Ông Phan Minh Tiên




Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, do vậy mà chi phí dành cho marketing rất lớn.


Năm 2013, tổng chi phí bán hàng của Vinamilk là gần 3.300 tỷ đồng, chiếm gần 11% tổng doanh thu.


Trong đó, chi phí quảng cáo là 885 tỷ và chi phí khuyến mãi là 943 tỷ, tăng gấp rưỡi so với năm 2012.


Cách đây không lâu, nguyên phó chủ tịch của Unilever Toàn cầu, ông Seokhee Won đã về làm Tổng giám đốc cho Masan Consumer, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.



Đường tới ĐH Harvard danh tiếng của cô gái Việt đa tài

Đường tới ĐH Harvard danh tiếng của cô gái Việt đa tài








Thông tin cá nhân


Họ và tên: Lã Hồ Thị Minh Khuê


Ngày sinh: 10/12/1996


Hiện đang là học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam


Thành tích đạt được


- Giải thưởng festival Piano Hà Nội năm 2005 -2006.


- Năm 2006: Đoạt 2 giải hội họa quốc tế.


- Năm 2010: đoạt giải bạc cuộc thi piano quốc tế tại Hàn Quốc.


- Năm 2013, Khuê thực hiện thành công 2 dự án nghệ thuật: đêm hòa nhạc "Giai điệu mùa hạ" với bản Concerto Piano Beethoven N.3 cùng dàn nhạc giao hưởng nhà hát nhạc Vũ kịch Vũ kịch và triển lãm nghệ thuật cá nhân "Tình yêu của tôi" trưng bày 22 tác phẩm hội họa và thu quỹ gây dựng 22 tủ sách cho dự án "Sách hóa nông thôn".


- Minh Khuê là ứng viên duy nhất Việt Nam trúng tuyển ĐH Harvard với học bổng lên tới 320.000 USD cho 4 năm ĐH.



Minh Khuê có biệt danh là


Minh Khuê có biệt danh là "Cô bé thích tự làm khó mình"


Mẹ là người mở ra cánh cửa Harvard


Nhận được tấm vé của Harvard, ngoài bí quyết xuyên suốt Khuê chia sẻ là sắp xếp các nhiệm vụ và hết mình vì chúng, bạn còn "tuyệt chiêu" gì không?


Tuyệt chiêu lớn nhất của em có lẽ chính là mẹ (cười). Mẹ chọn lựa 6 môn học trụ cột cho em theo triết lí của giáo dục Mỹ. Mẹ nói, mẹ không quan tâm em có chỉ số IQ cao hay thấp, gia đình mình có ai là nghệ sĩ dương cầm, là họa sĩ hay không.


Đây cũng chính là quan điểm giáo dục của Harvard: "Chúng ta phát triển tố chất, chứ không phải vì có tố chất chúng ta mới học". Mẹ đã cho em học để sự học hạnh phúc, thoải mái chứ không kì vọng vào tương lai em trở thành ai cả.


Việc mẹ cho Minh Khuê học các môn nghệ thuật (piano, hội họa) từ rất sớm là một phần làm nên "sự hạnh phúc" mà bạn nói đến?


Nghệ thuật đã tạo hiệu ứng kép "Học mà chơi, chơi mà học", giúp em rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp… Khi có sự thuần thục nghệ thuật tương đối, em tăng cường học Toán, Văn, Anh để thi lên cấp 2. Đây lại là một tuyệt chiêu của mẹ: Học toàn diện nhưng thay đổi mức độ đầu tư ở từng giai đoạn và có những "điểm rơi" cần thiết trước các cuộc thi. Mỗi cuộc thi là một lần tập dượt khiến em tự tin vào mình hơn và bạo gan đăng kí vào ĐH Harvard (cười).


Hành trình chinh phục Harvard của Khuê luôn có mẹ đồng hành


Hành trình chinh phục Harvard của Khuê luôn có mẹ đồng hành


Con đường chinh phục Harvard đầy thuyết phục


Các bạn muốn đi du học thường cố gắng chuẩn bị một hồ sơ "sáng" bằng nhiều hoạt động xã hội, còn Khuê thì sao?


Khi tham gia hoạt động xã hội em chỉ nghĩ rằng đó là những việc mà em muốn làm. Năm lớp 11, em muốn đóng góp cho chương trình "Sách hóa nông thôn" nhưng lại không muốn dùng tiền của mẹ. Mẹ bảo em nên bắt đầu từ chính khả năng của mình. Và em hiểu mình có nghệ thuật.


Nhiều bạn chọn cách du học cấp 3 trước khi gửi hồ sơ vào ĐH Harvard vì như vậy sẽ dễ dàng thuyết phục hội đồng tuyển sinh hơn, tại sao Minh Khuê không chọn cách này?


Em chọn một con đường khác để thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách tự học rồi đăng ký thi nhiều môn SAT II (Chuẩn hóa của Mỹ) dù Hội đồng tuyển sinh không yêu cầu. Tuy không được điểm tuyệt đối nhưng em đều đạt "rank" (xếp hạng) theo tiêu chuẩn.


Em nghĩ các điểm số như SAT, TOEFL, GPA… là yếu tố đầu tiên giúp hội đồng thấy em là học sinh thế nào. Nhưng cái người ta quan tâm hơn chính là con người, tính cách, đam mê của em thể hiện qua bài luận và phỏng vấn.


Rất nhiều ứng viên bị "rớt" vì bài luận nhàm chán, Theo Khuê, đâu là điểm sáng trong bài luận của mình?


Em đã viết đi viết lại đến 50 lần, đây quả là thử thách vô cùng thú vị. Với 650 chữ, em cần thể hiện trình độ tiếng Anh, cách lập luận và đặc biệt nói được em là ai. Đó là một đề "mở" về phông nền văn hóa và câu chuyện quan trọng làm nên con người mình. Em viết về lịch sử gia đình mình với 3 thế hệ phụ nữ là bà ngoại, mẹ và em cùng truyền thống vươn lên, vượt qua khó khăn.


Em đã kể một câu chuyện giản dị: Sau cơn mưa hè, nước lênh láng, rác rưởi bồng bềnh khắp nơi, em cố tìm cách bước lên cao để nhìn xuống. Em xúc động bởi hình ảnh những cô lao công chịu mưa đứng chặn ở những đầu cống để rác không làm tắc cống.


Em nghĩ rằng em đã nói được điều mình muốn: Chúng ta phải dấn thân để trải nghiệm nhưng cũng đủ can đảm bước lên cao để hàm ơn nó, để thay đổi nó. Chúng ta không nên chấp nhận bất cứ cái gì mà cuộc sống mang đến mà phải tự tạo cơ hội cho mình để đạt được điều ấy.


Minh Khuê trong buổi hòa nhạc với vai trò pianist và nhạc trưởng Graham

Minh Khuê trong buổi hòa nhạc với vai trò pianist và nhạc trưởng Graham


Còn cửa ải phỏng vấn thì sao?


Trước cuộc hẹn với vị giáo sư lớn tuổi, em khá lo lắng nhưng mẹ dặn em dù thế nào cũng nên thành thật với tất cả những gì mình có. Việc bất ngờ nhìn thấy bức tranh lụa đẹp trên tường vốn do vợ ông vẽ như một cái cớ để em nói về tình yêu nghệ thuật. Cuộc gặp kéo dài từ 45 phút thành hơn 2 giờ.


Lúc em bước ra, mẹ toát mồ hôi, còn giáo sư cười nói với em: "Đồng hồ không còn ý nghĩa nữa". Em nghĩ, nếu có, ông đã bị thuyết phục bởi sự chân thành chứ không phải tài năng của em.


Nếu đúc rút về bí quyết "săn" học bổng "khủng" của mình, Khuê sẽ nói gì?


Nhìn lại quá trình giành học bổng em không coi như đó là một cuộc đi săn vì hiếu thắng. Em nghĩ, cuộc sống hàng ngày của mình quan trọng hơn nhiều một bộ hồ sơ. Đầu tiên mình phải có ước mơ, kiên trì bền bỉ theo đuổi nó. Em quên đi cả tác động có tính cạnh tranh, ganh đua bên ngoài vào để tìm được con đường phù hợp với mình nhất.


Sau khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Minh Khuê có dự định quay về Việt Nam làm việc không?


Chắc chắn em sẽ quay về quê hương. Em đã chọn thi tốt nghiệp THPT bằng môn lịch sử và học được rằng: "Nếu đi đến tận cùng của dân tộc, ta sẽ gặp nhân loại". Để trở thành công dân toàn cầu không chỉ cứ vươn ra thế giới mà phải hiểu nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi có những người thân của mình với cả điều tự hào và hạn chế.


Cảm ơn Minh Khuê đã chia sẻ, chúc bạn luôn thành công!



Triều Tiên dọa tấn công các tàu chiến Hàn Quốc gần hải giới

Triều Tiên dọa tấn công các tàu chiến Hàn Quốc gần hải giới


Triều Tiên nã pháo vào đảo của Hàn Quốc hồi năm 2010.


Triều Tiên nã pháo vào đảo của Hàn Quốc hồi năm 2010.


Một tàu hải quân Hàn Quốc đã hôm qua nổ súng cảnh cáo sau khi 3 tàu tuần tra Triều Tiên vượt qua hải giới tranh chấp trên Hoàng Hải.


Hôm nay, quân đội Triều Tiên đã cáo buộc Hàn Quốc về "một hành động khiêu khích nghiêm trọng có chủ ý" đúng lúc các tàu Triều Tiên đang đuổi các tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép trong khu vực.


Một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA đăng tải ngày 21/5 tuyên bố rằng trong tương lai, các tàu hải quân Hàn Quốc gần biên giới có thể trở thành mục tiêu của các vụ tấn công chính xác mà không có cảnh báo nếu các tàu này tham gia vào "bất kỳ hành động khiêu khích vụn vặt nào".


"Chúng tôi sẵn sàng lên đường cho một cuộc đối đầu ngay lúc này nếu Hàn Quốc liều mạng đối mặt với chúng tôi", tuyên bố nhấn mạnh.


Các tàu tuần tra và tàu cá Triều Tiên thường xuyên vượt qua đường biên giới biển tranh chấp để vào lãnh hải Hàn Quốc.


Hồi tháng trước, 2 tàu tuần tra Triều Tiên cũng vi phạm hải giới, ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Hàn Quốc.




Quy định mới về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

Quy định mới về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

Nghị định mới này quy định về dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, hạch toán kế toán, báo cáo và công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định.


5 nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước


Nghị định mới quy định rõ thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài; chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành; quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế; vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý; các loại ngoại hối khác của Nhà nước.


Về nguồn hình thành dự trữ ngoại hốinhà nước, Nghị định 86/1999/NĐ-CPquy định có 4 nguồn gồm: 1- Ngoại hối hiện có thuộc sở hữu của Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý; 2- Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và mua từ thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước; 3- Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế; 4- Ngoại hối từ các nguồn khác.


Còn Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định có 5 nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước gồm: 1- Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối; 2- Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế; 3-Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng; 4- Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước; 5- Ngoại hối từ các nguồn khác.



Bổ sung quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước


Nghị định mới cũng bổ sung quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: Quy định về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối nhà nước; Quy định về cơ cấu đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối chính thức, bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.


Việc xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối phải dựa trên các cơ sở sau: Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế; Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.


Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng gồm: Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng; Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế; Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam; Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.


Nghị định cũng nêu rõ, việc xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư phải căn cứ vào Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước; Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước; Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.


Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.


Hằng năm, Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định.



TP.HCM: Duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư P.27, Bình Thạnh

TP.HCM: Duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư P.27, Bình Thạnh

Vị trí khu vực quy hoạch thuộc Phường 27, quận Bình Thạnh; phía Đông - Nam giáp sông Sài Gòn; phía Đông - Bắc giáp phường 28, quận Bình Thạnh; phía Tây - Nam giáp một phần phường 25 và phường 26 giới hạn kênh Thanh Đa; phía Tây - Bắc giáp sông Sài Gòn.

Tổng diện tích khu vực quy hoạch 84,99 ha. Tính chất của khu vực quy hoạch là khu dân cư hiện hữu cải tạo kết hợp xây dựng mới xen cài khu công trình công cộng như văn phòng, thương mại - dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục, hành chính và khu công viên cây xanh.


Về quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt, chọn cao độ xây dựng cho toàn khu vực là H≥2,0m (hệ VN2000). Hướng đổ dốc theo hướng dốc địa hình tự nhiên từ giữa khu vực ra xung quanh và từ giữa các tiểu khu ra các đường tiếp giáp khu đất.


Cao độ thiết kế đường từ 2,00m, tính đến phần thấp nhất của mép đường. Về, giải pháp thoát nước, thoát chung hệ thống nước mặt và nước thải.


Chỉ tiêu cấp điện 2800 KWh/người/năm. Nguồn điện được cấp từ trạm 110/15-22KV Thanh Đa.


Nguồn cấp nước, sử dụng nguồn nước máy thành phố, dựa vào tuyến ống cấp nước hiện hữu Φ350 trên đường Bình Quới thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 180 lít/người/ngày và tổng nhu cầu dùng nước toàn khu 13.875 m3/ngày. Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy 20 lít/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng lúc là 2 đám cháy.




Hà Nội còn thiếu nước trong nhiều năm

Hà Nội còn thiếu nước trong nhiều năm
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chiều 21/5, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty Viwaco cho biết, mấy ngày nay do nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng đột biến từ 10 đến 15%. Hiện Viwaco đã cấp nước cho người dân Hà Nội vượt công suất 230.000 m3, thậm chí đạt 253.000 m3 vào ngày cao điểm, tăng 5,7% so với cùng kỳ 2013.

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội dự đoán năm nay nắng nóng sẽ kéo dài khiến nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến, trong khi đó nguồn cung còn thiếu. Hiện tổng sản lượng nước cung cấp cho toàn thành phố 880.000-900.000 m3/ngày đêm, song tính theo số dân thì toàn Hà Nội cần 1,2 triệu m3.


Vị giám đốc Sở nêu tên hàng loạt "điểm đen" thường xuyên mất nước như phường Định Công Thượng, Định Công Hạ (quận Hoàng Mai) và 2 xã phía bắc Thanh Trì; các khu vực ngõ từ 378 đến 530 Thụy Khuê, số nhà 909 Đê La Thành 1, 297 Đê La Thành 3 cùng khu vực ngoài đê Chương Dương... Nguyên nhân được cho là do cốt địa hình cao và cuối nguồn...


Để tăng công suất nước cho thành phố, lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng cần xây dựng ngay đường ống nước sông Đà từ Hòa Lạc về vành đai 3 dài 29 km để vận chuyển thêm 80.000 m3 nước và nâng công suất Nhà máy nước sông Đà lên 600.000 m3. Cùng với đó xây dựng 2 nhà máy nước mặt sông Hồng và sông Đuống trước năm 2030 mới đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt của dân đô thị.


"Phương án chống thất thoát, tiết kiệm nước không có tính khả thi. Chúng ta phải đủ nguồn nước mới giải quyết được nhu cầu của người dân, chỉ còn hơn 5 năm thực hiện các dự án theo kế hoạch", ông Dục nói và cho hay nếu các dự án cấp nước hoàn thành đúng tiến độ, đến năm 2020 Hà Nội mới đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân đô thị.


Tại cuộc họp, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập trung đảm bảo việc cấp nước cho người dân thủ đô, đặc biệt ngày nắng nóng. Phải xác định "điểm đen" mất nước, những vùng áp lực đường ống không đến nơi và đảm bảo an toàn nguồn nước. Các cơ quan chức năng phải tập trung tìm nguyên nhân khắc phục.


"Mất nước cả ngày trong điều kiện nóng nực thì không ai chịu được", Bộ trưởng chia sẻ và yêu cầu bằng mọi biện pháp để người dân có nước, chủ động tăng cường xe stec đáp ứng ngay nước sinh hoạt cho dân.


Bộ trưởng cũng nhận định đường ống bằng sợi thủy tinh từ Nhà máy nước sông Đà là yếu vì dễ dập gãy. Ông yêu cầu Vinaconex nhanh chóng xử lý các sự cố đường ống, phải chọn vật liệu nghiêm túc làm đường ống mới không để lặp lại sự cố đáng tiếc như hiện nay.



Vén màn bí mật các dự án của Tân Hoàng Minh

Vén màn bí mật các dự án của Tân Hoàng Minh
Ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, tiết lộ với Báo Đầu tư điện tử về cuộc chơi ở phân khúc hạng sang và nước cờ tiếp theo của Tập đoàn.

Được biết, Tân Hoàng Minh đang sở hữu nhiều lô đất có vị trí đắc địa ở Hà Nội, nhưng phần lớn vẫn chưa triển khai xây dựng. Đề nghị ông cho biết nguyên nhân vì sao?


Trong thời gian trước, Tân Hoàng Minh đã dành nhiều thời gian cho công tác thiết kế, phân tích khả thi để một dự án khi đưa ra thị trường có thể phát triển. Việc phát triển không chỉ theo mục tiêu "tốt nhất và hiệu quả nhất" cho chủ đầu tư mà cho người chủ cuối cùng của các dự án.


Đến nay (tháng 5/2014), chúng tôi đang khẩn trương triển khai dự án D.' Palais De Louis, đã hoàn thành toàn bộ phần kết cấu thô, cất nóc công trình, hoàn thành toàn bộ phần bao ngoài và ngăn căn hộ bên trong công trình. Dự án D.' Le Pont D'or - Hoàng Cầu đã thi công xong tường vây và xong phần khoan nhồi. Hiện chúng tôi đang lựa chọn nhà thầu thi công tầng hầm và từ tháng 7/2014 sẽ thi công phần ngầm và tầng hầm tòa nhà.


Những dự án ở Hàng Bài, Quảng An đang gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị để có thể khởi công trong đầu quý 3/2014.


Chuyên về bất động sản hạn sang và cao cấp, nhưng phân khúc này kinh doanh rất khó khăn thời gian qua. Liệu Tân Hoàng Minh có tính đến việc chuyển hướng sang các phân khúc thấp hơn hay không?


Trong phát triển bất động sản, cũng như khai thác các tài nguyên khác, định hướng chủ chốt luôn là việc sử dụng sao cho hiệu quả nhất và tốt nhất. Điều này có nghĩa mỗi khu đất, với những đặc tính riêng duy nhất của mình, vị trí lô đất (thể hiện thông qua mối tương quan đến các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, văn hóa lịch sử) sẽ có một mức độ phát triển bắt buộc để đạt mục tiêu hiệu quả nhất và tốt nhất.


Nói ngắn gọn, cấp độ phát triển một lô đất, cao cấp hay thấp cấp không thực sự phụ thuộc ý muốn chủ quan của người sở hữu mà phụ thuộc vào vị trí của lô đất đó. Trong thực tế, ở một thời điểm, có thể có một số lô đất, xứng đáng để phát triển cao cấp, nhưng chủ đầu tư phát triển thấp cấp. Nhưng trước sau những lô đất này sẽ được tái phát triển để nó có thể có được mức độ hiệu quả nhất - theo quyết định của thị trường.


Các lô đất của Tân Hoàng Minh, đều nằm ở vị trí sẵn có cơ sở hạ tầng, gắn liền với các hồ lớn ở Hà Nội như hồ Hoàn Kiếm, hồ Hoàng Cầu, hồ Nghĩa Đô, hồ Tây, hồ Bảy Mẫu… Đó là những vị trí chỉ phù hợp với phát triển mức độ cao cấp.


Nhưng những dự án cao cấp và siêu sang cũng đòi hỏi nguồn lực rất lớn để triển khai. Trong khi nguồn thu chưa có, Tân Hoàng Minh có tính đến khả năng phải bán bớt dự án để tập trung nguồn lực phát triển tiếp các dự án dở dang?


Trong những năm qua, có những lúc thị trường bất động sản rất khó khăn, có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho Tân Hoàng Minh về khả năng tài chính cũng như việc bán bớt dự án. Câu trả lời của chúng tôi chính là thành quả mà hôm nay Tân Hoàng Minh đang có. Tất cả các dự án ở những khu đất vàng, có vị trí bên hồ tuyệt đẹp vẫn thuộc sở hữu của chúng tôi và sẽ triển khai trong thời gian sắp tới.


Ngày 9/5/2014, Ngân hàng SHB và Tân Hoàng Minh đã ký hợp đồng quan trọng liên quan đến vốn và bán hàng cho các dự án bất động sản của Tân Hoàng Minh.


Cụ thể, SHB tài trợ 1.000 tỷ đồng cho dự án Hoàng Cầu. Tân Hoàng Minh và SHB cùng hợp tác để cho khách hàng vay tới 70% giá trị căn hộ, với lãi 5% trong năm đầu tiên (lãi suất của SHB là 8,68% nhưng Tân Hoàng Minh hỗ trợ 3,68% - PV). Đây thực sự là một lợi thế, giúp Tân Hoàng Minh hoàn toàn yên tâm trong phát triển các dự án bất động sản của mình, theo đúng khối lượng, chất lượng và tiến độ đề ra.


Do đó, áp lực phải bán để triển khai dự án khác là hoàn toàn không có. Nhưng việc cân nhắc danh mục đầu tư giữa các dự án là việc chúng tôi đang suy nghĩ kỹ.


Đối với dự án D.' Palais de Louis, việc kinh doanh hầu như đã bế tắc thời gian dài. Tân Hoàng Minh có tính đến phương án chuyển đổi công năng dự án, thành khách sạn hạng sang chẳng hạn, để thoát khỏi bế tắc?


Dự án này đã và đang tiếp tục triển khai, hiện đã hoàn thành phần xây thô. Dự án đang ở giai đoạn lắp đặt M&E, hoàn thiện 6 căn hộ mẫu tại tầng 20, 21 và thi công ốp đá toàn bộ mặt ngoài và khối đế công trình. Những hạng mục này chủ yếu bên trong tòa nhà, nên khi khách hàng ở bên ngoài thường nghĩ dự án không triển khai. Vào tháng 11/2014, dự án dự kiến sẽ hoàn thành ốp đá và đến tháng 5/2015 sẽ hoàn thành việc lắp đặt, thi công hệ thống M&E cho toàn bộ công trình.


Với điều kiện thị trường hiện nay, chúng tôi đã sẵn sàng tiếp cận lại thị trường với một vị thế mới và chiến lược kinh doanh mới.



Năm ngoái, Tân Hoàng Minh tuyên bố sẽ triển khai 4 dự án bất động sản cùng một lúc, nhưng đến thời điểm này mới đang triển khai 2 dự án, tại sao?


Như đã chia sẻ, công tác chuẩn bị về thủ tục giấy tờ chiếm rất nhiều thời gian. Thời kỳ này, Tân Hoàng Minh cũng như nhiều chủ đầu tư khác, công việc "home works" (chuẩn bị) cho mỗi dự án không thể làm tùy tiện như trước kia. Các dự án vẫn đang triển khai, và như đã nói ở trên, hy vọng công tác nội nghiệp hoàn thành để đầu quý III chúng tôi có thể triển khai ở thực địa.



Chính thức định giá Vietnam Airlines 2,74 tỷ USD

Chính thức định giá Vietnam Airlines 2,74 tỷ USD

Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải vừa ký Quyết định số 1807/QĐ - BGTVT phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) để cổ phần hóa.

Cụ thể, giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán (sau khi thực hiện xử lý tài chính theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước) là 57.156,5 tỷ đồng (tương đương 2,744 tỷ USD), trong đó giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 10.576,3 tỷ đồng (507,79 triệu USD).


Giá trị doanh nghiệp theo kết quả xác định tại thời điểm 31/12/2013 bằng phương pháp khác là 57.047,89 tỷ đồng (tương đương 2,739 tỷ USD), trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 23.493,98 tỷ đồng (1,128 tỷ USD).





Đã đến lúc cần tiếp tục đấu thầu giá vàng để bình ổn thị trường

Đã đến lúc cần tiếp tục đấu thầu giá vàng để bình ổn thị trường

Trước diễn biến giá vàng, USD tăng liên tục trong mấy ngày gần đây, ngày 21-5 trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đã cho biết như vậy.


Suốt cả ngày hôm nay 21-5, giá đồng USD kiên định ở mức giá mua và bán lên 21.120 - 21.180 đồng, tăng thêm 20 đồng so vớihôm qua. Các ngân hàng VCB, Eximbank, ACB có chung mức giá này. Còn giá vàng đến cuối ngày có giảm nhẹ 20.000đồng- 50.000đồng/lượng so lúc đầu giờ sáng.


Theo đó, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết mức 36.460.000 - 36.600.000/lượng (mua vào- bán ra). Chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới vẫn ở mức cao là 3,5 triệu đồng/lượng.


Với biến động của thị trường vàng và tỉ giá, theo ông Phước, chênh lệch giữa giá vàng trong nước cao hơn giá quốc tế cho thấy Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục đấu thầu vàng. Biện pháp này cần phải làm càng sớm càng tốt. Giá vàng Nhà nước bán ra thấp hơn giá thị trường thì người ta sẽ không dại gì mua vào khi thấy cầm chắc thua thiệt. Lúc đó, giá vàng trên thị trường sẽ giảm ngay.


Với gần 30 năm nghiên cứu, theo dõi thị trường vàng và tỉ giá, ông Phước cho rằng nếu vàng đã xuống thì chắc chắn tỉ giá sẽ xuống theo. Bởi đây là sự liên thông về mặt tâm lý giữa hai thị trường. "Nhưng điều quan trọng lúc này là cần phải có hành động cụ thể hơn bên cạnh việc chúng ta can thiệp bằng lời kêu gọi, trấn an chỉ bằng lời nói", ông Phước nhấn mạnh.


Ông Phước chia sẻ thêm từ đầu năm tới giờ, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra lượng tiền để mua vào một lượng ngoại tệ rất lớn cho dự trữ ngoại hối. Đặc biệt trong 4 tháng đầu năm, chúng ta đã xuất siêu hơn 2 tỉ USD… Điều này đảm bảo cơ sở thực tế vững chắc cho việctỉ giá của VN ổn định. Thêm nữa, lúc này cũng không đặt ra vấn đề điều chỉnh tỉ giá trong năm nay là 2% như đặt ra trước đây nữa mà cần giữ nguyên tỉ giá để ổn định tâm lý cho người dân.


Hôm qua, trong thông cáo gửi cho cơ quan báo chí, đại diện Ngân hàng Nhà nước là bà Nguyễn Thị Hồng, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết cơ quan này đã mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước lên mức tới mức 35 tỉ USD. Đây là mức kỷ lục từ trước đến nay.


Cũng theo bà Hồng, thời gian qua trước diễn biến tình hình trên biển Đông, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn diễn ra bình thường và thông suốt. Trong đó, huy động vốn của hệ thống cáctổ chức tín dụngvẫn tiếp tục tăng (đến ngày 16-5, huy động của hệ thống tăng 0,55% so với cuối tháng 4 và tăng 3,96% so với cuối năm 2013).


Thứ hai, mặt bằng lãi suất huy động ổn định, lãi suất cho vay tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ, lãi suất liên ngân hàng trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.


Thứ ba, trên thị trường ngoại tệ, tỉ giá liên ngân hàng có một số thời điểm tăng nhưng vẫn thấp xa so với mức tỉ giá trần quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỉ giá trên thị trường tự do tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý và không loại trừ yếu tố đầu cơ, tung tin, làm giá để trục lợi.


"Cân đối cung cầu ngoại tệ vẫn đảm bảo, 4 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 18,9% so cùng kỳ 2013, xuất siêu đạt 2,05 tỉ USD, nguồn kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tiếp tục vào Việt Nam, cán cân thanh toán thặng dư cao, khoảng 10 tỉ USD và dự báo tiếp tục thặng dư trong cả năm 2014", bà Hồng khẳng định.



Cựu giám đốc Marketing của Samsung Vina sang làm Giám đốc Marketing của Vinamilk18:11

Cựu giám đốc Marketing của Samsung Vina sang làm Giám đốc Marketing của Vinamilk18:11

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thông báo kể từ ngày 20/5/2014, HĐQT đã thông qua nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Phan Minh Tiên.

Ông Phan Minh Tiên trước đó đã có một thời gian dài làm Giám đốc Marketing Unilever Việt Nam (phát triển các thương hiệu rất thành công là bột giặt OMO, trà Lipton, hạt nêm Knorr và kem Walls) sau đó ông về làm Giám đốc Marketing Samsung Vina.


Theo một con số công bố gần nhất, chi phí quảng cáo năm 2013 của Vinamilk là 811 tỷ đồng và đây là chi phí cho toàn bộ ngành hàng của Vinamilk. Trong năm 2014, chi phí cho markerting của VNM đã tăng đột biến. Công ty đã đầu tư gần 3.000 máy tính bảng cho dân sale tại gần 224.000 điểm lẻ.


Được biết, trước đó bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân - Quyền Giám đốc điều hành Marketing đã xin nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 15/1/2014. Bà Trân được bổ nhiệm vị trí nói trên từ tháng 8 năm 2009 và đã có hơn 4 năm tại vị.


Trong một tháng qua, giá cổ phiếu VNM đóng cửa dao động trong biên độ 120.000 - 141.000 đồng/cp, khối lượng giao dịch bình quân là 370.140 đơn vị, trị giá giao dịch bình quân là 49,7 tỷ đồng/phiên.




Trực thăng Trung Quốc ghi hình hoạt động của tàu Việt Nam

Trực thăng Trung Quốc ghi hình hoạt động của tàu Việt Nam

Chiều 21/5, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, số lượng tàu Trung Quốc duy trì để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 là 95 chiếc. Hôm nay, Trung Quốc bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng, mỗi hướng tăng cường 2-3 tàu kéo loại lớn. Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước, đâm vào tàu Việt Nam.


Như ngày hôm qua, hàng chụctàu cá vỏ sắt Trung Quốc hung hăng áp sát, đe dọa, chặn ép tàu cá vỏ gỗ của ngư dân nước ta ra xa khu vực giàn khoan.


Tàu cảnh sát biển 8003 luôn bị tàu Trung Quốc 3411 theo sát ở khoảng cách 1 hải lý. Tàu cảnh sát biển 4032 cách giàn khoan 7,5 hải lý hướng nam đông nam bị các tàu Trung Quốc số 2101, 32101 tiếp cận và sẵn sàng lao vào.











tructhang9-JPG-3375-1400667617.jpg

Trực thăng Trung Quốc nhiều lần quần đảo bên trên tàu cảnh sát biểnViệt Nam.Ảnh: Nguyễn Đông.



Cũng trong buổi sáng, máy bay trinh sát J-9-B7175 và máy bay trực thăng B7115 của Trung Quốc quần đảo ngay trên các tàu cảnh sát biển, ở độ cao thấp.


Trong đó, người trên máy bay trinh sát chụp ảnh các hoạt động trên tàu 8001 và máy bay trực thăng lượn 4 vòng xung quanh tàu 8003 ở độ cao 100-150 m chở theo 4 người, trong đó một người chụp ảnh.


Khoảng 10h, quan sát xung quanh khu vực, tàu 8003 phát hiện có 66 tàu Trung Quốc gồm 26 tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, ngư chính; 2 tàu kéo; 5 tàu hàng; 33 tàu cá vỏ sắt bảo vệ giàn khoan.


Dù bị tàu và máy bay Trung Quốc liên tục uy hiếp, các tàu chấp pháp Việt Nam kiên trì tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 5,5 đến 6,5 hải lý, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam.


Cùng ngày, Chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển -Thiếu tướng Nguyễn Văn Tương đã đến thăm và tặng quà cho gia đình thuyền trưởng tàu 8003 - Đại úy Nguyễn Văn Hưng có bố đang bị ung thư giai đoạn cuối và Thiếu úy Võ Văn Thành - nhân viên tàu 8003 có vợ đang mang thai tháng thứ 5.


"Trên biển, 100% cán bộ, chiến sĩ luôn xác định tốt nhiệm vụ, có ý chí quyết tâm cao, thực hiện đúng đối sách đề ra. Ở hậu phương, Bộ tư lệnh và các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, kịp thời giúp đỡ gia đình để anh em yên tâm làm nhiệm vụ", Chính ủy Cảnh sát biển chia sẻ.



CEO của Levi's: Đừng bao giờ giặt đồ jeans

CEO của Levi's: Đừng bao giờ giặt đồ jeans


"Đừng giặt đồ jeans", Berg khẳng định. Vị giám đốc điều hành của công ty đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển thời trang jeans cho rằng không giặt đồ jeans bằng máy giặt giúp đồ jeans khỏi bị bạc màu và còn giúp bảo vệ môi trường.

Đây là phát biểu của CEO Chip Berg tại hội nghị Brainstorm Green chuyên bàn về các phương thức phát triển bền vững do hãng Fortune tổ chức.


Trước đây, hãng Levi's từng khuyên người tiêu dùng bỏ quần jeans vào tủ lạnh để làm sạch, thay vì sử dụng máy giặt. Levi's chia sẻ với tạp chí thời trang Elle rằng nếu làm thế một tháng một lần sẽ giúp quần jeans không bị hôi do việc đông lạnh sẽ làm giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn.


Việc không giặt quần jeans đang trở thành mốt. Ngay cả Anderson Cooper, người dẫn chương trình TV nổi tiếng cho biết anh mặc đi mặc lại 2 chiếc quần jeans trong vài ngày và chỉ giặt chúng một lần mỗi năm.


Bên cạnh các hãng thời trang như H&M, Adidas và Nike, từ năm 2011, Levi's tham gia vào chương trình phi lợi nhuận mang tên "Better Cotton Initiative". Chương trình này chuyên tập trung áp dụng phương pháp nông nghiệp bền vững, giảm tối đa lượng nước và chất hóa học trong tại các trang trại trồng bông, nguồn cung cấp nguyên liệu bông cho quá trình sản xuất đồ jeans. Dòng sản phẩm jeans sản xuất theo phương pháp này của hãng Levi's - Water Less, ra mắt vài năm gần đây, là một trong những sản phẩm thành công của chương trình này. Mỗi món đồ jeans Water Less có giá từ 50 USD (khoảng 1,1 triệu đồng) đến 130 USD (khoảng 2,7 triệu đồng).





Nga - Trung ký kết thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỷ USD

Nga - Trung ký kết thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỷ USD

Ngày 21/5, tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và CNPC của Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận dầu khí lịch sử nhằm cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới là Trung Quốc nhằm giúp nước này giữ vững sự ổn định trong vòng 30 năm tới.

Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt/năm thông qua đường ống dẫn dầu "Power of Siberia" - cắt ngang qua Siberia và dẫn tới khu vực đông bắc của Trung Quốc.


Giám đốc điều hành của Gazprom Aleksey Miller cho biết, tổng giá trị của hợp đồng này là 400 tỷ USD, nhưng không công khai giá quy định trên hợp đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là hợp đồng lớn nhất đối của công ty sản xuất khí đốt lớn nhất của Nga Gazprom.


Thỏa thuận được ký kết là một phần trong kế hoạch đầu tư quy mô lớn sang châu Á của Nga và đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh các nền kinh tế phương Tây đe dọa trừng phạt vì khủng hoảng tại Ukraine. Lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu chủ yếu là cấm thị thực, đóng băng tài sản trên một số quan chức hàng đầu và các doanh nghiệp kinh doanh hydrocarbon.


Mặc dù châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu năng lượng lớn nhất của Nga với hơn 160 tỷ mét khối khí đốt nhập từ Nga trong năm 2013 nhưng Nga sẽ tận dụng mọi cơ hội để đa dạng thị trường phân phối khí đốt, đặc biệt là tiến sang khu vực châu Á.


Năm 2013, Trung Quốc đã tiêu thụ khoảng 170 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và dự báo, lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 420 tỷ mét khối/ năm đến năm 2020.




NHNN ban hành thông tư mới về phân loại nợ

NHNN ban hành thông tư mới về phân loại nợ

Ngày 20/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Thông tư số 14 bổ sung khoản 3a và Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN cho phép Nhân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn.


Đồng thời, Thông tư yêu cầu ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; kiểm soát nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ; việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện một lần.


Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sua khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, không được tiếp tục cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.


Theo Thông tư 14, Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo mẫu quy định kèm theo thông tư.


Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày mai (22/5/2014) và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2015.




Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất tăng gấp 3 lần

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất tăng gấp 3 lần
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các quận, huyện, thị xã hiện nay trên địa bàn Thành phố còn 33 dự án, diện tích đất 20,29ha đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật đủ điều kiện đấu giá. Có 3 dự án, diện tích đất 1,55ha, dự kiến quý 2 năm 2014 hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.

Kết quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất quý 1 năm 2014 trên địa bàn Thành phố có 6 đơn vị tổ chức đấu giá với diện tích là 2,85ha, thu được 543 tỷ.


Theo UBND Tp.Hà Nội, nhìn chung công tác đấu giá đất năm 2014 có phần khởi sắc, các dự án tổ chức thành công, số tiền thu được từ đấu giá đất tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.


Đối với việc giao đất dịch vụ, tổng số quỹ đất dịch vụ cần là 839ha, trong đó diện tích đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân là 84ha. Diện tích đất đã hoàn thiện hạ tầng là 338,3ha, đang giải phóng mặt bằng là 53,7ha và diện tích đất còn thiếu là hơn 314ha.


Đến hết quý 1 năm 2014, Hà Nội đã giao được hơn 78,7ha đất dịch vụ. Theo UBND Tp.Hà Nội công tác giao đất dịch vụ trong 2014 nhìn chung đã khởi sắc nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch.


Nguyên nhân chính là do một số quận, huyện chưa có kế hoạch giao đất dịch vụ. Bên cạnh đó, hiện các quận, huyện đều khó khăn về kinh phí chuẩn bị đầu tư. Ảnh hưởng của quy hoạch, tình trạng chuyển nhượng quyền diễn ra nhiều ở các địa phương…cũng là nguyên nhân khiến công tác giao đất dịch vụ chưa đạt kế hoạch.


Đoàn công tác liên ngành kiến nghị: Đối với các trường hợp chuyển nhượng, thực hiện quyết định giao đất dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật; Cân đối nguồn kinh phí GPMB và xây dựng HTKT còn thiếu.


Hà Nội cũng kiến nghị với diện tích đất dịch vụ chưa GPMB và còn thiếu cho phép UBND xã, huyện, thị xã nghiên cứu đề xuất theo hướng xã hội hóa đầu tư hạ tầng, hoàn trả kinh phí chủ đầu tư khi hoàn thành công tác giao đất và thu tiền. Trường hợp này, UBND TP sẽ hỗ trợ lãi suất bằng lãi suất tiền vay ngân hàng thương mại.


Đối với việc đấu giá đất, Hà Nội cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó đối với những dự án khó khăn về vốn cho tổ chức đấu giá theo hình thức “cuốn chiếu”…



TP.HCM: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận 9

TP.HCM: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận 9


Bản đồ quy hoạch quận 9.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của quận 9 là 11.389, 6 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 1.490 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 9.899,6 ha.

Trong đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ như sau: Đất phát triển hạ tầng có diện tích 2.315,2 ha, Đất ở đô thị có diện tích 3.105,8 ha, Đất quốc phòng có diện tích 283 ha, Đất sông suôi và mặt nước chuyên dùng có diện tích 1.804,5 ha, Đât cơ sở sàn xuât kinh doanh có diện tích 1.695,4 ha…


Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020, chuyển mục đích sử dụng 2.662 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.




Nga-Trung Quốc đạt được thỏa thuận khí đốt 400 tỷ USD

Nga-Trung Quốc đạt được thỏa thuận khí đốt 400 tỷ USD


Sau 10 năm thương thảo, tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và CNPC của Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận dầu khí lịch sử nhằm cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với nhu cầu để nước này giữ vững sự ổn định trong vòng 30 năm tới.


Theo Giám đốc điều hành Gazprom Aleksei Miller thì tổng giá trị hợp đồng này lên tới 400 tỷ USD.




CPI tháng 5 của TPHCM tăng 0,36%

CPI tháng 5 của TPHCM tăng 0,36%

Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.


Sau 2 tháng liên tiếp giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,36% so với tháng trước với tác động chính là sự tăng giá hàng thực phẩm (+1,41%) và sự tăng trở lại của giá lương thực (+0,03%). So với thành phố Hà Nội vừa công bố chiều nay thì nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống của TP. HCM có nhiều khác biệt.


Cục thống kê TP. HCM cho biết ăn uống ngoài gia đình so tháng trước không biến động nhưng giá lương thực tăng do cầu xuất khẩu gạo đã bắt đầu tăng. Ngoài ra, giá thực phẩm tăng 1,41% so tháng trước với một số mặt hàng chính tăng giá như sau: thịt heo tăng 2,54%; gia cầm tăng 0,5%; thịt chế biến tăng 0,82%; thủy sản chế biến tăng 1,05%; rau cải các loại tăng 6,71%; trái cây tăng 2,56%; sữa bơ phomát tăng 1,28%; bánh mứt kẹo tăng 0,29%. Các mặt hàng giảm giá có: thịt bò (-1,31%); trứng các loại (-1,09%); thủy sản tươi sống (-0,42%).


TP. HCM: CPI tháng 5 tăng 0,36% so với tháng trước (1)


Nhà ở điện nước chất đốt VLXD tăng 0,38% chủ yếu do một số mặt hàng vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch lát nền tăng nhẹ từ 0,5-3% tùy loại.


Nhóm giao thông tăng 0,19%, chủ yếu do ảnh hưởng giá nhiên liệu tăng 0,33% so tháng trước, giá cước tàu hỏa tăng 0,13% do ảnh hưởng đi lại dịp lễ.


Văn hóa, giải trí du lịch tăng 0,15% (tháng trước giảm 0,2%), trong đó tour du lịch trọn gói tăng 0,32% (tháng trước giảm 0,29%), hoa cây cảnh tăng 0,4%.


So với tháng 5/2013, chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng tăng 5,04%; trong đó giáo dục là nhóm hàng tăng cao nhất do ảnh huởng điều chỉnh mức tăng học phí vào tháng 9/2013.


So với tháng 12/2013, chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 0,51%. Trong đó 2 nhóm tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn tăng 1,01%; nhóm giao thông tăng 2,19%.



ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND