Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

GS Đàm Thanh Sơn được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Mỹ

GS Đàm Thanh Sơn được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Mỹ
Thông báo cho biết, NAS đồng thời đã bầu 21 nhà khoa học thuộc 15 quốc tịch khác làm thành viên liên kết nước ngoài (foreign associates) của Viện. Đây là sự thừa nhận của NAS về những thành công xuất sắc và liên tục trong nghiên cứu độc sáng (distinguished and continuing achievements in original research) của những nhà khoa học được bầu.

Sau cuộc bầu cử này, Hàn lâm viện Khoa học Mỹ có tất cả 2.214 thành viên và 444 thành viên liên kết nước ngoài (không có quyền tham gia các cuộc bỏ phiếu).


GS Đàm Thanh Sơn (thứ hai từ phải sang) trò chuyện cùng GS David Gross, nhà vật lý người Mỹ đoạt giải Nobel năm 2004, tại 'Gặp gỡ Việt Nam' lần thứ 9 năm 2013 ở TP Quy Nhơn, Bình Định - Ảnh: Trường Đăng, Tuổi Trẻ.



Với giới khoa học Việt Nam thì đây là một tin vui, nhưng không bất ngờ. Đây là hệ quả tất yếu cho những thành tựu mà GS Đàm Thanh Sơn đã đạt được trong nghiên cứu của mình.

Thành tựu nổi bật nhất trong nghiên cứu của GS Đàm Thanh Sơn và cộng sự (nhóm KSS) là lý thuyết về độ nhớt của các hệ lượng tử tương tác mạnh, chẳng hạn các lỗ đen, các hệ khí Fermi suy biến hoặc chính vũ trụ ở thuở sơ khai.


Ngay sau khi công bố, công trình này đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng Vật lý, và được đánh giá như công trình mở ra nhiều địa hạt nghiên cứu mới. Tạp chí Physics Today số tháng 5/2010 cũng dành hẳn ba bài liên tiếp đề thảo luận và khen ngợi lý thuyết này, một sự kiện hiếm thấy trong ngành vật lý.


Điểm độc đáo của nghiên cứu này là nó đã xâu chuỗi một loạt các lĩnh vực khác nhau của vật lý, như Thủy động lực học, thiên văn học, Vật lý hạt, Vật lý chất rắn và siêu dẫn, Lý thuyết dây..., những lĩnh vực tưởng chừng chẳng có chút liên hệ gì với nhau. Vì thế, công trình của nhóm Đàm Thanh Sơn được cho là sẽ mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới có tính liên ngành. Nếu đặt trong một kỳ vọng lớn hơn của giới vật lý về việc tìm ra một lý thuyết thống nhất các lý thuyết hiện có, thì nghiên cứu này lại càng có ý nghĩa.


Khác với Toán học, một lý thuyết vật lý chỉ được thừa nhận khi được thực nghiệm kiểm chứng hoặc giải thích được các dữ liệu thực nghiệm đã có. Thì đây, lý thuyết KSS đã vượt qua thử thách này bằng các thực nghiệm ở cả hai thái cực rất trái ngược nhau của vật chất. Thí nghiệm thứ nhất là ở RHIC (Trung tâm máy gia tốc ion nặng tương đối tính, Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven, Mỹ) với thí nghiệm về va chạm của hai hạt nhân nguyên tử vàng ở mức năng lượng cực lớn, tạo ra nhiệt độ hàng ngàn tỉ độ K (độ K là thang nhiệt độ tuyệt đối Kelvin, 0 độ K tương ứng với -273,15 độ C). Thí nghiệm thứ hai được tiến hành ở Đại học Duke, với thí nghiệm đông đặc các nguyên tử Lithium ở nhiệt độ chỉ vài phần triệu độ K.


Cả hai thực nghiệm này đều cho thấy vật chất hành xử rất gần với chất lỏng hoàn hảo, với tỉ số giữa độ nhớt và mật độ entropy tỉ lệ thuận với hằng số Planck và tỉ lệ nghịch với hằng số Boltzmann, giống như đã được mô tả bởi lý thuyết KSS.


Như vậy, lý thuyết KSS cho thấy với một lớp rất rộng các hệ vật chất có tương tác lượng tử mạnh thì ở hai thái cực khác nhau, cực nóng hoặc cực lạnh, chúng đều hành xử tương tự nhau. Điều đó cho thấy, hệ thức tìm được trong nghiên cứu này mang tính phổ quát, và rất có thể một định luật phổ quát mới của vật lý đã được khám phá.


Nhưng tìm đâu ra những điều kiện cực nóng hay cực lạnh như vậy để sử dụng lý thuyết này?


Nhiệt độ cực nóng là khi vật chất ở mức năng lượng cực cao. Điều này xảy ra trong các thực nghiệm vật lý năng lượng cao, chẳng hạn các nghiên cứu về bắn phá hạt nhân, qua đó tìm hiểu cấu trúc của vật chất. Trong tự nhiên, thì nhiệt độ cực cao dễ thấy nhất chính là trạng thái khởi đầu của vũ trụ, ngay sau Vụ Nổ Lớn chỉ vài phần tỉ tỉ tỉ tỉ giây. Còn nhiệt độ cực lạnh thường thấy trong các nghiên cứu về khảo sát tính chất của vật chất khi nhiệt độ giảm gần về độ không tuyệt đối.


Rõ ràng, các nghiên cứu này đều là nghiên cứu cơ bản, nhằm tìm hiểu hành xử của vật chất trong các điều kiện tới hạn nhằm và mở rộng kiến thức của chúng ta về vật chất. Nhưng cũng chính là thành tựu của nghiên cứu cơ bản nên mức tác động của nó đến sự phát triển của khoa học là rất to lớn, dù các ứng dụng của nó hiện vẫn chưa rõ ràng.


Còn nhớ trước đó, ngày 8/8/2012, khi được Đại học Chicago bổ nhiệm làm Giáo sư Đại học, trong một kế hoạch tuyển dụng nhân tài đầy tham vọng của trường, GS Edward Brucher của Đại học Chicago đã nói: Ông đã có những công trình lớn, nhưng chúng tôi hào hứng có ông đến làm việc ở đây, vì chúng tôi tin rằng, thành tựu xuất sắc nhất của ông vẫn còn đang ở phía trước.


Theo cách nhìn đó, tiếp sau việc được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ, người quan tâm hoàn toàn có cơ sở để hy vọng rằng, những ghi nhận hay giải thưởng danh giá hơn với GS Đàm Thanh Sơn vẫn còn đang ở phía trước.












GS Đàm Thanh Sơn (quê quán Bắc Ninh) sinh năm 1969 tại Hà Nội. Năm 1984, Đàm Thanh Sơn đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42. Ông theo học ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva và nhận bằng tiến sĩ vật lý tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Matxcơva, Liên bang Nga năm 1995.


Trước khi trở thành GS của ĐH Chicago danh tiếng vào tháng 9-2012, GS Đàm Thanh Sơn trải qua nhiều năm nghiên cứu sau tiến sĩ và làm GS ở ĐH Washington, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Columbia, Hoa Kỳ...


Một chi tiết rất nhỏ là trong các bài báo khoa học, và trong danh xưng trên truyền thông quốc tế, GS Đàm Thanh Sơn vẫn sử dụng tên riêng, và được gọi là giáo sư Sơn như thói quen của người Việt Nam, thay vì dùng tên họ như truyền thống của người Âu - Mỹ.


Có khoảng 500 viện sĩ đã đoạt giải Nobel


Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NAS) thành lập từ năm 1863 theo một đạo luật của Quốc hội Mỹ do tổng thống A.Lincoln ký ban hành. NAS là một tổ chức phi lợi nhuận, tính đến thời điểm này viện có hơn 2.200 viện sĩ và hơn 400 thành viên nước ngoài.


Hằng năm, vào dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5 NAS sẽ bầu chọn viện sĩ mới. Viện sĩ NAS là những người có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc đã được công nhận.


Để được tham gia cuộc bầu chọn, nhà khoa học sẽ phải nộp hồ sơ gồm bản tóm tắt quá trình hoạt động nghiên cứu của cá nhân cùng với 12 công trình nghiên cứu tiêu biểu liên tục của mình, các viện sĩ hiện hành sẽ bầu chọn viện sĩ mới căn cứ theo hồ sơ này.


Việc được bầu chọn là viện sĩ NAS đem lại vinh dự cho các nhà khoa học. Đến thời điểm hiện tại có khoảng 500 viện sĩ NAS đã đoạt giải Nobel.




Blog Giáp Văn




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND