Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Hài Tết 2014 có gì đáng xem?

Hài Tết 2014 có gì đáng xem?

* Diễn viên mới, đề tài nóng hổi


Đạo diễn Phạm Đông Hồng - Hãng băng đĩa Nghe nhìn Thăng Long Audio - "cha đẻ" các sản phẩm hài Tết từ hơn 10 năm lại đây cho hay: Nhiều sự kiện nóng hổi của xã hội sẽ được đưa vào các đĩa hài Tết 2014 như: cái chết được biết trước của các đại gia bất động sản, cách tiến thân vào showbiz của một số ca sĩ hay Bà Tưng, hay vụ bác sĩ phi tang xác chết… sẽ được phóng tác đưa vào các đĩa hài.


Vẫn lấy những câu chuyện dân gian trong kho tàng văn học Việt Nam làm cốt lõi, nhưng hài Tết luôn cài cắm nhiều tình tiết mang màu sắc đương đại. Khán giả sẽ được nhìn thấy "bác sĩ Cát Tường" như một thầy lang thời đại mới, chuyên dùng… cao dán để "thẩm mỹ", hay câu chuyện về một "bà Tưng" ở nông thôn đầy châm biếm. Thậm chí là việc "cấm ngực lép lái xe máy" được ví von bằng hình ảnh… đo ngực con trâu, con bò cho đủ tiêu chuẩn…


Ba sản phẩm hài Tết năm nay của Nghe nhìn Thăng Long có tên: Tết để yêu thương (ra mắt 2/1/2014), Chôn nhời (ra mắt 6/1) và Cổ tích thời @ (ra mắt 9/1). Trong đó, sản phẩm đầu tiên gồm một tiểu phẩm hài mang tên: Hàm răng của ai? với sự tham gia của Xuân Hinh, Hồng Vân, ca khúc Tình duyên do Xuân Hinh và Thanh Thanh Hiền thể hiện, và ca khúc Nỗi niềm Thị Nở của nhạc sĩ Phú Quang do Xuân Hinh và nghệ sĩ múa Nguyễn Tú Linh biểu diễn. Có thể nói đây là sản phẩm đậm chất Xuân Hinh - "thương hiệu" luôn được khán giả mong chờ nhất mỗi dịp xuân về.



Xuân Hinh vào vai "Thị Nở" trong đĩa hài Tết để yêu thương


2 sản phẩm còn lại thiếu vắng một số gương mặt quen thuộc như Xuân Bắc, Tự Long, nhưng lại lần đầu tiên có sự góp mặt của Thành Trung, Kim Oanh, Quang Thắng, Lan Phương, cùng các nghệ sĩ quen thuộc như NSƯT Phạm Bằng, NSƯT Minh Hằng, NSƯT Quốc Anh, NSƯT Hán Văn Tình…


Còn với đĩa hài Tết của nghệ sĩ Vượng râu năm nay có tên Kỳ phùng địch thủ phần 2 với sự tham gia của NSƯT Thanh Ngoan, NSƯT Quang Tèo, NSƯT Minh Hằng, NSƯT Hán Văn Tình và 1 số diễn viên trẻ.


Một sản phẩm khác do Bình Trọng đạo diễn cũng hé lộ sản phẩm Đại gia chân đất 4 với sự tham gia của Hải Anh, Trung Hiếu, Quang Tèo, Chiến Thắng cùng hai hotgirl gây ồn ào nhất 2013: Andrea và Mai Thỏ.. Nội dung chưa biết thế nào nhưng hotgirl Mai Thỏ cho biết, phim hài này sẽ khiến khán giả cười ngất.



Diễn viên Kim Oanh và NSƯT Phạm Bằng trong đĩa hài Chôn nhời


* Sản xuất hài Tết kèm ca nhạc


Sản xuất đĩa hài Tết kèm với ca nhạc bằng cách quay hình chương trình từ sân khấu sẽ được Hoa Dương Media tiếp tục đưa ra trong mùa xuân này với Xuân Phát tài 4. Chương trình diễn ra lúc 20h ngày 4/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, thu hút sự quan tâm của nhiều nghệ sĩ lớn của sân khấu 2 miền Nam - Bắc như: Xuân Hinh, Hoài Linh, Chí Tài, Hồng Vân, Thanh Thanh Hiền, Tuấn Hưng, Mỹ Tâm, Phi Nhung… Đặc biệt là sự góp mặt của thầy trò Quang Lê - Phương Mỹ Chi - "quán quân" The Voice Kids trong lòng công chúng…


Trong Xuân Phát tài 4, danh hài Xuân Hinh tiếp tục tái ngộ với nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền, Hồng Vân trong kịch bản: Dần Ngô Tuất tam hợp (tác giả Thế Ngữ). Hài kịch còn nhiều tác phẩm khác như sự góp mặt của cặp danh hài Hoài Linh - Chí Tài trong tiểu phẩm Mối tình nhà thơ ( kịch bản Đinh Tiến Dũng)… Xen giữa hài kịch là âm nhạc. Ca sĩ Quang Lê sẽ trình diễn một số ca khúc quen thuộc về mùa xuân. Nữ danh ca Phi Nhung góp mặt với ca khúc Quê hương mùa xuân, Mỹ Tâm với Như một giấc mơ, Tuấn Hưng với Đối thoại, Vui Xuân...




NSƯT Hồng Vân và Xuân Hinh trong một tiểu phẩm hài


Nói đến đĩa hài Tết, có thể nói, thị trường phía Bắc luôn sôi động nhất. Còn 1 tháng nữa mới tới Tết nguyên đán, song thông tin về các đĩa hài luôn được truyền thông quan tâm và người dân quan tâm chờ đợi ngày phát hành. Dường như, ở phía Bắc, hầu như gia đình nào cũng phải có đĩa hài, dù địa lậu hay đĩa "xịn".


Trong khi đó, ở thị trường phía Nam, mấy năm lại đây lại vắng bóng các đĩa hài Tết, thay vào đó lại nhộn nhịp các phim hài Tết chiếu rạp. Năm nay, bộ phim Tết Hai lúa với sự xuất hiện của "thần đồng dân ca" Phương Mỹ Chi và MC Trấn Thành (khởi chiếu 17/1/2014) được quan tâm nhiều nhất. Bộ phim này vừa tung trailer với những tình huống hài hước của bộ ba nghệ sĩ Thanh Nam, diễn viên hài Tấn Beo, Trấn Thành. Đặc biệt, Phương Mỹ Chi tiếp tục khoe hát ngọt như mía lùi khiến nhiều fan của cô bé dân ca không khỏi háo hức chờ đợi ngày khởi chiếu.


AN NHƯ


Thể thao & Văn hóa



Truyền hình thực tế: Những con số nói nhiều

Truyền hình thực tế: Những con số nói nhiều

16:Là số chương trình truyền hình thực tế (THTT) được phát sóng trong năm 2013 chỉ tính trên 2 kênh truyền hình "hot" nhất: VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam và HTV7 của Đài Truyền hình TP.HCM.Đây cũng là tổng số các chương trình được nhắc đến nhiều nhất trên truyền thông. 16 chương trình này là:


Giọng hát Việt-The Voice, Giọng hát Việt nhí-The Voice Kids, Thần tượng Việt Nam-Vietnam Idol, Tìm kiếm tài năng Việt Nam-Vietnam's Got Talent, Đồ Rê Mí, Tôi là người chiến thắng-The Winner is, Thử thách cùng bước nhảy.Giọng hát Việt-The Voice, Giọng hát Việt nhí-The Voice Kids, Thần tượng Việt Nam-Vietnam Idol, Tìm kiếm tài năng Việt Nam-Vietnam's Got Talent, Đồ Rê Mí, Tôi là người chiến thắng-The Winner is, Thử thách cùng bước nhảy-So you think you can dance, Vũ điệu đam mê-Got to Dance, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Những gương mặt thân quen, Cuộc đua kỳ thú-The Amazing Race Vietnam, Tìm kiếm người mẫu Việt Nam-Vietnam's Next Top Model, Siêu mẫu Việt Nam - Ellite Model Look, Nhà thiết kế thời trang Việt Nam-Project Runway, Ngôi sao thiết kế Việt Nam -Fashion Star.




Giọng hát Việt : Một trong những chương trình THTT kiếm được nhiều tiền nhất trong năm




624: Là số giờ phát sóng dành cho các chương trình THTT, được tính tương đối dựa vào khung giờ vàng dành cho các chương trình giải trítruyền hình thực tế trên hai kênh truyền hình VTV3 và HTV7 vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật trong năm 2013. 16 chương trình nói trên đã xếp hàng và lên sóng, chiếm trọn 624 giờ.


2.250.000.000 đồng: Là số tiền thưởng cao nhất cho dành cho người chiến thắng trong một chương trình THTT. Đây là số tiền thưởng dành cho người giành ngôi quán quân cuộc thi Nhà thiết kế thời trang Việt Nam-Project Runway 2013.


280.000.000 đồng: Là giá quảng cáo kỷ lục thuộc về chương trình Giọng hát Việt nhí. Với 280.000.000 đồng, các doanh nghiệp sẽ được phát một lần một cilp quảng cáo dài 30 giây. Chương trình có giá quảng cáo đứng thứ hai là Giọng hát Việt 2013 với giá 240.000.000 đồng/ clip 30 giây. Giá quảng tăng dần và tăng cao nhất vào các đêm chung kết của những chương trình này.


73: Là số spot quảng cáo được phát trong đêm chung kết Giọng hát Việt (15/12), con số cao nhất mà một tập THTT tế đạt được. Dựa trên bảng giá niêm yết của Trung tâm Quảng cáo Đài Truyền hình Việt Nam, số tiền quảng cáo thu được từ đêm chung kết của cuộc thi này là khoảng 13 tỷ đồng.


0: Là số spot quảng cáo của chương trình Người giấu mặt (Big Brother), một chương trình THTT mà người chơi khi vào ngôi nhà chung sẽ phải bộc lộ hết tính cách cũng như cuộc sống thường nhật trước máy quay 24/24h. Chương trình này khi được sản xuất tại nhiều nước trên thế giới đã thu hút rất nhiều người xem bởi sự tò mò về cuộc sống cá nhân của những con người sẵn sàng phơi bày mình trước khán giả truyền hình. Cũng đã xảy ra nhiều scandal động trời trong các phiên bản Big Brother, trong đó có cả scandal hiếp dâm. Người giấu mặt đang được phát sóng hàng ngày, mỗi ngày một tiếng, trên kênh VTV6 và trở thành chương trình truyền hình thực tế "sạch" nhất từ trước tới nay bởi cho đến nay, chương trình không hề xuất hiện logo của nhà tài trợ, không có bất kỳ spot quảng cáo nào xen ngang.




Người giấu mặt: Chương trình THTT không có quảng cáo nào nhưng dẫn đầu về số lượng tìm kiếm trên Google sau khi xảy ra scandal khoả thân.


27.300.000 : Số kết quả tìm thấy khi gõ tên chương trình Người giấu mặt lên trang tìm kiếm Google. Từ khoá về chương trình này hiện cho nhiều kết quả nhất trong tất cả các từ khoá liên quan đến các chương trình THTT.


Người giấu mặt mới lên sóng và có lượng người xem không nhiều nhưng sau khi xảy ra scandal "khoả thân" của các nhân vật tham gia chương trình, lượt truy cập, tìm kiếm thông tin và clip khoả thân nói trên bỗng tăng đột biến. Việc này khiến cho từ khoá "Giọng hát Việt" bị đẩy xuống hạng thứ hai. Cùng thời điểm này, kết quả tìm kiếm với từ khoá "Giọng hát Việt" là 24.000.000.


24.000: Là số người tham gia vòng thử giọng cuộc thi Vietnam Idol 2013. Con số này cũng nói lên một điều, ca hát và trở thành ca sĩ vẫn đang là ước mơ cháy bỏng của nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi và cho dù hiện nay mỗi năm có khoảng 5-6 cuộc thi hát thì dường như vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thi thố ở lĩnh vực này.


18: Là kỷ lục số nghệ sĩ tham gia một chương trình THTT, chương trình Cặp đôi hoàn hảo.


3: Là số nước mà các thí sinh top đầu cuộc thi Ngôi sao thiết kế Việt Nam - Fashion Star được đến sau cuộc thi này. Thông thường, thí sinh của các cuộc thi chỉ được đến một nước để tham gia một khoá học ngắn, hoặc tham quan, du lịch coi như phần thưởng của người chiến thắng. Tuy nhiên Ngôi sao thiết kế Việt Nam vừa thiết lập một kỷ lục hiếm có khi nhà tài trợ, nhà đầu tư và giám khảo của cuộc thi đều có phần thưởng là một chuyến đi dành cho các thí sinh top đầu. Như vậy, họ sẽ được đến Pháp, Ý và Hàn Quốc để gặp gỡ, trao đổi, tham dự những sự kiện thời trang.


67: Là tuổi cao nhất của thí sinh tham gia THTT 2013. Đó là một cụ bà ở Hà Nội, thí sinh cuộc thi Got To Dance - Vũ điệu đam mê, bà làm khán giả ngỡ ngàng với phần thi… múa bụng! Tuy nhiên nắm giữ kỷ lục cao tuổi ở các cuộc THTT hiện là cụ Quách Văn Đỏ ở Sóc Trăng, thí sinh của cuộc thi Vietnam's Got Talent 2011 (86 tuổi). THTT đang chứng tỏ sức hấp dẫn không giới hạn.


Dương Vân Anh

Thể thao & Văn hóa Cuối tuần



Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Kết thúc năm 2013 chỉ số Vn-Index của Việt Nam tăng trưởng trên 20% và hiện dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á. Xếp ngay sau Vn-Index là chỉ số EMAS-Index của Malaysia với mức tăng 11,44%. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Thái Lan, Philippines, Indonesia và Campuchia lại chứng kiến sự sụt giảm so với đầu năm.
Tốc độ tăng trưởng tại một số thị trường chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á (Đơn vị tính: %)



Đa phần các thị trường chứng khoán tại Đông Nam Á được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi và sơ khai (Emerging market) trên bản đồ tài chính toàn cầu. Dù vậy, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các thị trường này trong năm qua lại không đồng đều.

Theo số liệu của Bloomberg, chỉ riêng tháng 12, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện dẫn đầu về lượng mua ròng của khối ngoại với giá trị hơn 50 triệu USD. Trong khi đó, thị trường Thái Lan bị bán ròng hơn 1,3 tỷ USD còn Indonesia là 476, 32 triệu USD.


Tính chung cả năm 2013, dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt giá trị ròng hơn 250 triệu USD, đứng thứ nhì tại khu vực Đông Nam Á. Còn thị trường Thái Lan bị bán ròng mạnh nhất khu vực với giá trị hơn 6 tỷ USD từ đầu năm.


 Diễn biến dòng vốn khối ngoại tại một số thị trường khu vực Đông Nam Á (Đơn vị: triệu USD)



Những bất ổn về chính trị tại Thái Lan hay nguy cơ mất giá các đồng tiền nội tệ ở Philippines, Malaysia, Indonesia đang ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán các quốc gia này. Trong khi đó, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam lại đang dần ổn định, giá trị đồng nội tệ được giữ vững cùng mức lạm phát thấp là những yếu tố thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2013, Việt Nam đã tập trung thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô. Lãi suất giảm dần xuống 7% từ mức 14% của năm 2012. Lạm phát kiềm chế tại 6,04%, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Trong khi GDP tăng trưởng 5,42% cao hơn mức 5,25% trước đó một năm. Giá trị đồng nội tệ của Việt Nam cũng ổn định, chỉ tăng 1% sau 12 tháng. Các chính sách thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế vẫn đang được triển khai như công ty mua bán nợ xấu VAMC, gói hỗ trợ thị trường bất động sản 30.000 tỷ, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tái cấu trúc các tập đoàn nhà nước.


Thị trường chứng khoán trong nước được hưởng lợi từ những kết quả này, khi cổ phiếu nhiều nhóm ngành khác nhau cùng tăng giá. Lãi suất giảm khiến các mã dịch vụ, sản xuất và năng lượng như thép, dầu khí, điện, vận tải biển tăng mạnh. Nhóm cổ phiếu bất động cũng thể hiện sự phục hồi vào giai đoạn cuối năm với các đợt sóng chứng khoán liên tiếp.


Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích Kinh tế tại Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Sài Gòn – Hà Nội (SHF) đánh giá 2013 là thời điểm lạc quan nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây. “Từng có lúc mức tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam lên hàng cao nhất thế giới chứ không chỉ riêng khu vực Đông Nam Á”, ông Đức chia sẻ.


Theo chuyên gia này, hiện thời kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đáy và thoát khỏi khủng hoảng. Giá cổ phiếu cũng từng xuống mức không thể rẻ hơn do doanh nghiệp bị định giá thấp. Tuy nhiên, hai năm tới, tiềm năng tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam sẽ mạnh dần. “So với các quốc gia khác trong khu vực, giá cổ phiếu Việt Nam cũng không còn nằm ở vùng rẻ nhất. Yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bây giờ không phải chuyện giá rẻ mà là khả năng sinh lời của các doanh nghiệp”, ông Đức nhận định.


Trong năm tới, giám đốc phân tích của SHF cho rằng lĩnh vực bất động sản sẽ là ngành chủ chốt trên sàn chứng khoán và có tiềm năng tăng trưởng. Dù vậy, nhóm cổ phiếu này vẫn chứa nhiều ẩn số lớn trong những dự báo của ông.


Còn các chuyên gia quốc tế cũng tiếp tục có những đánh giá tốt về thị trường Việt Nam. Trong đó, chiến lược gia Sean Darby - Chuyên gia chứng khoán toàn cầu tại Jeffries từng phát biển trên CNBC: “Khi các yếu tố nền tảng tại Indonesia và Thái Lan yếu đi, Việt Nam trở thành một điểm sáng. Chúng tôi cho rằng thị trường nước này sẽ tiếp tục dẫn đầu khu vực năm 2014”.



Nơi tôi sinh, Đà Lạt

Nơi tôi sinh, Đà Lạt
Có một trùng hợp khá thú vị là người chồng sau này của ca sĩ Khánh Hà, ca sĩ Tô Chấn Phong, cũng có quê hương là xứ hoa đào. Tô Chấn Phòng là cháu của nam ca/nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, người được sinh ra tại thành phố ngàn hoa. Trịnh Nam Sơn nhớ lại thuở nhỏ anh hay theo cha đi câu cá chép ở Hồ Xuân Hương rồi đem về thả trong chiếc hồ nhỏ trước sân nhà. Gia đình nghèo, nhưng anh biết ơn tuổi thơ cơ cực và đẹp đẽ với những buổi sáng thức dậy tràn ngập ánh mặt trời, ngắm những bông hoa păng-xê nở giữa các luống ngô khoai, những cơn mưa bong bóng phập phồng của Đà Lạt...

Các ca khúc Tình yêu cho Đà Lạt, Bong bóng mưa được chào đời từ chính nỗi hoài niệm đó. Ca sĩ Thanh Tuyền, người một thời song ca cực kỳ ăn ý với Đức Huy, một giọng ca được người Sài Gòn rất yêu mến, cũng là một người con của Đà Lạt. Tiếng hát của cô được ví như "dòng suối trong của xứ sở sương mù".




Nguyên Thảo: Ngôi sao ẩn danh sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt





Công chúng yêu nhạc TP.HCM những năm cuối thập niên 80, đầu 90 không nhiều người nhớ cái tên Lê Thu Nguyên. Thật ra đó chính là Lệ Thu, nữ ca sĩ một thời được xem là quậy trên sân khấu không kém ca sĩ Ngọc Ánh. Ca sĩ Lệ Thu là người Đà Lạt và bắt đầu lên Sài Gòn khi học tại trường đại học Mỹ thuật. Chính nhạc sĩ Dương Thụ đã "phát giác" ra giọng hát Lệ Thu và đưa cô vào nhóm Ca khúc mùa hè. Bắt đầu từ đây Lệ Thu nổi lên là một giọng ca chuyên trị những tình khúc và rất có sở trường ở những ca khúc Pháp lời Việt. Những bài được nhớ nhất của Lệ Thu là Paroles Paroles, Comme Toi… Năm 1995, Lệ Thu sang định cư tại Pháp và rất ít khi quay lại với âm nhạc.

Nhạc sĩ Dương Thụ được xem là người phát hiện ra nhiều giọng hát đẹp và một trong những giọng ca đẹp nhất được ông đưa ra ánh sáng là Nguyên Thảo. Năm 2003, Nguyên Thảo từ cao nguyên xuống và 3 năm sau có trình làng album đầu tiên, Suối và Cỏ, lúc này công chúng mới biết mình đã tìm thêm được thêm một giọng ca yêu thích. Nhạc sĩ Phạm Duy từng gọi Nguyên Thảo là "ngôi sao ẩn danh". Đó có lẽ là tên gọi thích hợp nhất với cô ở nhiều tầng nghĩa. Một tài năng bên hồ, một tài năng chỉ hát những gì mình thích.


Nguyên Thảo nằm trong bộ tứ Đà Lạt hiện nay được công chúng nghe nhạcyêu mến. Ba người còn lại gồm Xuân Phú, Đình Nguyên và Trọng Bắc, ai cũng đều có những con đường ca nhạc thành công. Xuân Phú hiện là một ca sĩ phòng trà nổi tiếng ở TP.HCM, một trong ít những ca sĩ có lượng khán giả riêng của mình. Đình Nguyên từng đoạt giải 2 tiếng hát Truyền hình năm 2004 và từ đó đến nay anh đã ra 4 album. Trọng Bắc thời gian gần đây được nhiều chú ý và được kỳ vọng sẽ là người nối bước và sẽ thành công hơn Xuân Phú bởi anh cũng là người có chất giọng trầm, ấm và nam tính.


V.C

Thể thao & Văn hóa Cuối tuần



Tìm hiểu công nghệ sơn xe tự đổi màu

Tìm hiểu công nghệ sơn xe tự đổi màu

Lịch sử sơn xe


Năm 1910, khoảng 6 năm sau khi Henry Ford thành lập Công ty Ford, công nghệ sơn xe bắt đầu xuất hiện với sự phổ biến của sơn Vec-ni. Giống như bề mặt gỗ, sơn được phủ lên bề mặt xe và đợi khô, sau đó được đánh bóng để đạt đến độ dày mong muốn. Để sơn xong một chiếc xe có thể sẽ mất 40 ngày và những loại sơn này thường không thật đẹp mắt. Tuy nhiên, phương pháp này phổ biến cho đến giữa những năm 1920.


Đầu những năm 1930, ngành công nghiệp sơn ôtô bắt đầu sử dụng sơn men nóng (stoving enamel, là sơn gốc dầu). Ban đầu, sản phẩm được áp dụng giống cách làm với sơn véc-ni. Tuy nhiên, sơn men nóng dày hơn và thời gian thực hiện cũng nhanh hơn, bề mặt lại bóng hơn. Đến những năm 1930-1940, súng phun được phát minh đã giúp thời gian sơn một chiếc xe rút ngắn còn bằng một phần ba so với phương pháp trước đó, bề mặt sơn cũng đều và mịn hơn.



Súng sơn đã giúp ngành công nghiệp ôtô có thêm cải tiến trong sản xuất


Đầu năm 1955, General Motors (GM) bắt đầu làm việc với nhà cung cấp nguyên liệu thô mới. Họ đã chọn loại sơn acrylic (sơn gốc nước), nhưng vẫn được áp dụng với súng phun. Dù loại sơn này lâu khô và khó bám hơn và phải dùng lò hấp sấy để làm bay hết dung môi, giúp cho bề mặt sơn mịn và đồng nhất, nhưng bù lại bề mặt sơn khá bóng, giúp tiết kiệm thời gian.


Xe Nhật bắt đầu phổ biến những năm 1970. Nhật Bản và các nước châu Âu bắt đầu áp dụng hệ thống sơn acrylic 2 lớp. Họ cũng đã thành công trong việc mạ kim loại trước khi sơn.


Cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, nhiều quy định mới được ban hành. Các hãng xe phải thay đổi cách ứng dụng sơn trong quy trình sản xuất. Họ bị giám sát kỹ lưỡng theo các tiêu chuẩn khắt khe. Từ những năm 1990 đến nay, hệ thống sơn ngày càng được hoàn thiện. Màu sắc đẹp mắt. Độ bóng cao mà vẫn rất bền bỉ khi được bảo dưỡng đúng cách. Thậm chí, trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt, các lớp sơn vẫn giữ được độ bền nhiều năm, nếu được chăm sóc cẩn thận.


Các loại sơn xe phổ biến



Hiện có 4 loại sơn đang phổ biến trên thị trường là acrylic lacquer, acrylic enamel, acrylic urethane và sơn nước.


Sơn acrylic lacquer phổ biến từ giữa thập niên 20 và 60 của thế kỷ XX. Đến nay, loại sơn này vẫn được ưa chuộng, cho dù ở một số khu vực như châu Âu, việc sử dụng loại sơn này đã bị cấm do là loại độc nhất. Tuy nhiên, đây là loại sơn rẻ và dễ sử dụng với những "họa sĩ" tay nghề còn thấp mà vẫn đảm bảo độ bóng đẹp cho xe, lại phù hợp khi dùng với súng phun, nhiều màu bóng và khó trày. Dù vậy, loại sơn này chịu tia UV và các chất hóa học kém, nên tuổi thọ của sơn khá ngắn. Sơn acrylic enamel ít bóng hơn, một số màu yêu cầu lớp phủ trong suốt.



Thống kê các màu sơn phổ biến tại Bắc Mỹ trong năm 2011


Sơn urethane mới hơn sơn enamel, nhưng cũng đắt và "rắc rối" hơn. Tuy nhiên, nó lại dễ sử dụng như sơn lacquer và có được độ bền của sơn enamel. Loại sơn này yêu cầu thêm màu, chất làm mịn hạt màu để phù hợp với súng sơn và chất xúc tác để rút ngắn thời gian khô. Sơn pha xong cần sử dụng nhanh. Tất cả sơn thừa phải được bỏ đi do có độc tính cao. Phun nhiều lớp sẽ tạo độ bóng cao, không cần chăm sóc mà vẫn mới trong nhiều năm.



Một dây truyền sơn tự động


Công nghệ sơn xe mới nhất phải kể đến sơn gốc nước không độc hại và rất linh hoạt. Công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến từ năm 2007, nhất là những quốc gia có quy định nghiêm ngặt về chất thải. Nhiều đại lý ôtô Việt Nam đã chuyển sang sử dụng sơn gốc nước này. Ưu điểm của loại sơn này là có thể dùng để sửa chữa, hoàn thiện vết trầy xước của xe được sơn bằng sơn gốc dầu.


Sơn xe tự đổi màu



Càng ngày, các hãng xe càng nghĩ ra nhiều cách để làm mới sản phẩm của hãng khi bổ sung vào lớp sơn xe những tinh thể lỏng đặc biệt, có khả năng thay đổi cấu trúc để đem lại hiệu ứng thú vị trong một số điều kiện nhất định. Mới đây, loại sơn này đã được sử dụng cho chiếc Nissan Skyline R33 với sự trợ giúp của hãng Auto Kandy đến từ Anh. Theo đó, toàn bộ thân xe sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen ở điều kiện nhiệt độ thấp và sẽ chuyển sang màu vàng cam khi nhiệt độ tăng lên.


Lớp sơn đặc biệt sẽ được dùng như lớp sơn cơ sở và có thể được sử dụng để kết hợp nhiều màu sắc khác nhau. Tuy vậy, tuổi thọ lớp sơn chỉ kéo dài 4 tháng và tác dụng phản ứng nhiệt sẽ giảm dần khi thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tăng lên.



Giá vàng tăng 550.000 đồng/lượng chiều mua vào

Giá vàng tăng 550.000 đồng/lượng chiều mua vào

Mở cửa phiên giao dịch đầu năm mới (2/1/2014), lúc 8h30 giá vàng SJC trong nước niêm yết ở mức 34,82 - 34,90 triệu đồng/lượng, tăng 550.000 đồng/lượng chiều mua vào và 130.000 đồng/lượng chiều bán ra, so với chốt phiên cuối năm (31/12/2013). Phiên cuối cùng của năm 2013, giá vàng mua vào – bán ra là 34,27 triệu đồng/lượng (mua vào) và 34,77 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức chênh lệch giữa giá bán ra và mua vào 80.000 đồng/lượng.


Trên thị trường thế giới, giá vàng niêm yết ở mức 1.202 USD/oz, tăng 4 USD/oz so với chốt phiên cuối năm. Quy đổi ra tiền Việt, hiện ra vàng thế giới tương đương 30,59 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 4,31 triệu đồng/lượng.




Năm 2013, khối lượng giao dịch trên UPCoM giảm hơn một nửa

Năm 2013, khối lượng giao dịch trên UPCoM giảm hơn một nửa


Theo dữ liệu của Sở GDCK Hà Nội, tính đến ngày 31/12/2013, thị trường có 142 cổ phiếu giao dịch. Tổng khối lượng giao dịch cả năm đạt 80,12 triệu cổ phiếu, giảm 57% so với năm ngoái. Trong đó, khớp lệnh đạt 47,28 triệu cổ phiếu còn thỏa thuận 32,83 là triệu cổ phiếu.


Tổng giá trị giao dịch đạt 510,67 tỷ đồng còn giá trị vốn của thị trường hóa ở mức 25,745 nghìn tỷ đồng. Phiên có khối lượng giao dịch cao nhất là phiên 9/12 với 8,95 triệu cổ phiếu, đạt 66,910 tỷ đồng còn phiên thanh khoản thấp có 13.700 cổ phiếu (11/9).
















Hai cổ phiếu nóng nhất năm qua là NDC và STS. Giá trị của NDC đã tăng 7,4 lần còn STS tăng 7,19 lần, tăng mạnh hơn cả những cổ phiếu trên HOSE và HNX. Trong khi đó, cổ phiếu tăng nóng thứ 3 là MAS cũng tăng 328,57%, chỉ thua duy nhất cổ phiếu API trên HNX.

Ở chiều ngược lại, giảm mạnh nhất là cổ phiếu PMT với việc giảm tới 87,35% trong khi đó, FBA giảm 84,85% còn BWA giảm 84,48%.


VSP là cổ phiếu thanh khoản nhất năm với 19,202 triệu cổ phiếu được giao dịch chiếm hơn 20% khối lượng thị trường.



Tuy nhiên, cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất là PFV với 261,625 tỷ đồng. Trong năm 2013, PFV đã sáp nhập vào với Vincom và không còn giao dịch trên thị trường.


Về khối ngoại, các nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất: 767.200 cổ phiếu VSP và 577.300 PSB


Giao dịch mua của khối ngoại trên UPCoM trong năm 2013



trong khi họ bán 996.062 cổ phiếu GDW và 796.005 cổ phiếu VSP.


Giao dịch bán của khối ngoại trên UPCoM trong năm 2013





Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!

Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!

Năm 2013 khép lại với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 6,04%, thấp hơn so với mục tiêu Quốc hội đặt ra là 7%. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp khống chế CPI thành công dưới mức 7%. Và con số này ghi dấu CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. So với mục tiêu, đã có thể thở phào với chỉ số CPI. Song, nhìn trong dài hạn nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là đời sống thực của người dân, hẳn cái thở phào này chưa thể nhẹ nhõm.


Khống chế CPI thành công


Nhìn lại năm 2013 sẽ thấy, tốc độ tăng CPI với xu hướng giảm dần. Biểu hiện là các quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; nhưng quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4% (trong đó, từ tháng 4 đến tháng 7, CPI liên tiếp ở mức thấp 0,02%; 0,06%; 0,05% và 0,27%).











CPI thấp chủ yếu do sức mua thấp

Nguyên nhân chủ yếu khiến CPI thấp được lý giải là do sức mua yếu, thị trường kém sôi động, tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng và nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất chậm. Bên cạnh đó, do sự điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ nên lạm phát có xu hướng ổn định làm cơ sở cho lãi suất ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm; giá nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, lương thực, thực phẩm… khá ổn định, thậm chí còn có chiều hướng giảm nhẹ.


Không những thế, có nhiều nhận định rằng, nếu không bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và phí giáo dục (CPI nhóm thuốc và dịch vụ y tế chiếm khoảng 25%, nhóm giáo dục chiếm 17% trong CPI chung), CPI có thể còn ở mức tăng thấp hơn.


Kết quả này, một mặt thể hiện thành công trong chính sách điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tài khóa, tiền tệ chặt chẽ của Chính phủ. Nhưng mặt khác, nó lại vẽ một bức tranh khá buồn về năng lực tiêu dùng và chất lượng cuộc sống của người dân. Bởi vì, không thể phủ nhận các yếu tố khách quan chi phối khiến CPI tăng thấp, như kinh tế trong nước đã có những chuyển biến theo hướng tích cực nhưng mức độ phục hồi chưa cao; thu nhập của người dân chưa được cải thiện nên sức tiêu thụ hàng hóa chưa tăng nhiều.


Hơn nữa, ngay trong dịp cuối năm này, theo đánh giá của Bộ Công Thương, “tháng 12 là dịp mua sắm cuối năm, thị trường mua bán hàng hoá đã nhộn nhịp hơn, nhưng sức mua vẫn còn yếu”.


Mặc dù Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 12 ước tăng 1,8% so với tháng 11 và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung 12 tháng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 12,6% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá tăng 5,6%). Nhìn chung thị trường trong nước giữ được tăng trưởng, cung - cầu các hàng hoá thiết yếu được đảm bảo.


Chưa thể thở phào nhẹ nhõm











Tuy nhiên, những con số này chưa đủ cơ sở thực chất để mọi người có thể vui mừng và thở phào khi nghĩ đến giá tiêu dùng. Vì rằng, nhìn 10 năm qua (từ 2004-2013), chỉ số CPI diễn biến theo nhịp “1 giảm thấp, 2 tăng cao”.


Như vậy, khi nền kinh tế vĩ mô chưa có tăng trưởng đột biến, chưa thực sự bền vững, liệu nhịp tăng giảm này đã thực sự biến mất năm 2014? Bên cạnh đó, khi nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, nền sản xuất đang trên đà phục hồi sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, kích thích tăng nhập khẩu nguyên nhiên liệu, từ đó giá nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu cũng tác động đến giá tiêu dùng.


Đáng chú ý nữa, dự kiến từ tháng 1/2014, TP Hồ Chí Minh sẽ tăng phí dịch vụ y tế; năm nay bội chi ngân sách nhà nước đã được nâng từ 4,8 lên 5,3%; nhiều giải pháp của ngân hàng đang được thúc đẩy mạnh mẽ để kích thích tiêu dùng, tăng cường cho vay, kích thích tăng trưởng tín dụng…


Đặc biệt, cái cần quan tâm hơn xung quanh chỉ số CPI là đời sống thực, nhu cầu thực và khả năng tiêu dùng thực của người dân mới quyết định chất lượng cuộc sống và tính bền vững của nền kinh tế, an sinh xã hội.


Trong khi đó, không chỉ các chỉ số kinh tế vĩ mô mà cả đời sống thường nhật được phản ánh trên các phương tiện truyền thông cho thấy, người dân vẫn đang phải trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng, chắt bóp chi tiêu.


Hơn thế, mỗi khi có điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, gas, nước… người dân lại giật mình thon thót. Và với cung cách quản lý, điều hành thị trường còn gây nhiều tranh cãi thì người dân còn tiếp tục phải giật mình. Chỉ số niềm tin vào thị trường, vào chất lượng sống chưa ổn định, và những con số đo giá cả thị trường mới chỉ thỏa mãn phần nào trong các báo cáo kinh tế, còn đời sống thường nhật vẫn còn lắm lo âu.


Như vậy, không thể chủ quan với chỉ số CPI và cũng chưa thể thở phào nhẹ nhõm khi nhìn vào những con số ấn tượng. Nhất là khi Tết đến Xuân về, hàng triệu người dân vẫn có cảm giác phảitrăn trở vì làm quanh năm mà vẫn toát mồ hôi lo… 3 ngày Tết./.



Tình hình Thái Lan: Người giàu chơi đòn bẩn

Tình hình Thái Lan: Người giàu chơi đòn bẩn

Lăng mạ, chửi bới cảnh sát khi trước đó không lâu còn ôm hôn, tặng hoa hồng cho lực lượng này; làm loạn điểm bầu cử; tuyên bố săn đuổi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho đến khi bà chết hoặc từ chức... hàng loạt chiêu trò đã được phe biểu tình ở Thái Lan áp dụng.

Sỉ nhục Thủ tướng và cảnh sát


Hôm 30/12, một nhóm khoảng 500 cảnh sát Thái Lan và gia đình đã xuống đường biểu tình tại Bangkok để thể hiện sự thất vọng, mệt mỏi sau nhiều tuần đối phó với những người biểu tình phản đối chính phủ.


Hành động này diễn ra 4 ngày sau khi một cảnh sát bị cắn chết trong cuộc đụng độ với những người biểu tình đang cố gắng ngăn cản các ứng cử viên đăng kí cho cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 2/2014.


Những cảnh sát này để tang cho người cảnh sát đã hy sinh và khiếu nại rằng họ không được trang bị và tổ chức đúng cách để tự bảo vệ mình. Họ cũng phản đối việc hạn chế sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình hung hăng và những hành vi bạo động.












Cảnh sát Thái Lan tụ tập biểu tình tại thủ đô Bangkok
Cảnh sát Thái Lan tụ tập biểu tình tại thủ đô Bangkok


Đại tá cảnh sát Niwat Puenguthaisri, người dẫn đầu đoàn biểu tình của cảnh sát cho biết: “Chúng tôi tới đây để nói rằng chúng tôi đã kiên nhẫn đến mức tối đa. Nhưng chúng tôi cũng muốn nói rằng chúng tôi cũng có nhân phẩm và chúng tôi muốn bảo vệ nhân phẩm của mình.”


Không phải ngẫu nhiên mà cảnh sát lại xuống đường biểu tình như vậy. Thời gian qua, phe biểu tình đối lập đã không bớt lời lăng mạ, chửi bới, thậm chí đe dọa đến tính mạng của cảnh sát khiến họ không thể chịu đựng được nữa, buộc phải đứng lên phản đối lại thái độ, hành động của phe đối lập.


Trước đó, hôm 22/12, hàng nghìn người, chủ yếu là phụ nữ, cũng tập trung bên ngoài ngôi nhà của Thủ tướng Yingluck ở ngoại ô Bangkok bất chấp tình hình an ninh được thắt chặt.

Những người biểu tình thổi còi, dấu hiệu đặc trưng của các cuộc biểu tình nhiều tuần nay, và vẫy cờ Thái. Đám đông hô to "Yingluck hãy cút đi". Họ còn tuyên bố sẽ săn đuổi bà Yingluk cho đến khi bà chết hoặc từ chức.



Sự lăng mạ của đám đông biểu tình chống chính phủ khác hẳn với thái độ hồi đầu tháng 12/2013 khi họ bắt tay, ôm hôn, tặng hoa cho cảnh sát khi chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra bất ngờ ra lệnh cho cảnh sát ngừng đối đầu với người biểu tình.


Xù lời thề


Đầu tháng 12/2013, thủ lĩnh biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban thề sẽ đầu hàng nếu cuộc biểu tình cuối cùng ngày 9/12 thất bại.

"Nếu mọi người không đến, tôi sẽ đầu hàng để đi tù. Tôi sẽ không chiến đấu nữa", ông Shuthep nói trong một bài phát biểu đến những người ủng hộ. "Sống hay chết, thắng hay bại, chúng ta sẽ biết vào ngày thứ hai, 9/12".


Tuy nhiên, đến chiều 10/12, các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan dù vẫn tiếp diễn tại 3 địa điểm ở thủ đô Bangkok nhưng chỉ có vài ngàn người tham dự.


Trong ngày 9/12, số người tham dự biểu tình đã lên đến khoảng 140.000 người.


Tuy nhiên, chiều 10/12, làn sóng biểu tình có dấu hiệu lắng dịu khi các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan dù vẫn tiếp diễn tại 3 địa điểm ở thủ đô Bangkok nhưng chỉ có vài ngàn người tham dự.


Đến ngày 11/12 - hai ngày sau khi thủ lĩnh biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban nói lời thề, người dân vẫn thấy ông này hung hăng yêu cầu cảnh sát bắt giữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra vì tội “phản quốc”.


"Tôi yêu cầu cảnh sát bắt giữ bà Yingluck vì tội phản quốc sau khi bà không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi", ông nói với những người ủng hộ vẫn cắm trại tại Tòa nhà Chính phủ.













Người biểu tình chống chính phủ xung đột với cảnh sát chống bạo động ở Bangkok hôm 26/12
Người biểu tình chống chính phủ xung đột với cảnh sát chống bạo động ở Bangkok hôm 26/12



Đe dọa quan chức


Ngày 26/12, khoảng 500 người biểu tình đã tập trung ở bên ngoài một sân vận động Bangkok khi Ủy ban Bầu cử đang tổ chức một cuộc rút thăm lấy số thứ tự cho ứng viên của 30 đảng chính trị tham gia vào cuộc bầu cử tháng 2/2014.

Cảnh sát đã đóng tất cả các cổng và dùng xe chuyên dụng để chặn ở phía sau. Họ khuyến cáo nhóm người không được tràn vào bên trong, nhưng vô ích.


Những người biểu tình dùng một chiếc xe tải để húc đổ chiếc cổng của sân vận động và xông vào. Một số người ném đá hoặc nhặt các bình xịt hơi cay rồi ném vào bên trong.


"Người biểu tình đã không hòa bình và phi vũ trang như họ tuyên bố", phó thủ tướng Surapong Tovichakchaikul nói trong một bài phát biểu trên truyền hình. "Họ đang đe dọa các quan chức và xâm phạm các tòa nhà chính phủ".



Được biết, lực lượng tham gia biểu tình do cựu phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban khởi xướng gồm người dân Bangkok và khu vực miền nam Thái Lan, vùng cơ sở của Đảng Dân chủ.


Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan trên thực tế là sự xung đột, chia rẽ giữa số đông với sức mạnh lá phiếu (nông dân, người nghèo phía bắc) và thiểu số (lực lượng nhà giàu, thuộc phe biểu tình đối lập) luôn thất vọng với việc liên tục thất bại trong bầu cử, quyền lực chính trị bị hạn chế.




WB khóa sổ cùng hệ thống kho bạc Việt Nam

WB khóa sổ cùng hệ thống kho bạc Việt Nam

Khác với mọi năm, công tác khóa sổ cuối năm 2013 của hệ thống kho bạc có sự tham gia của những vị khách mời đặc biệt- Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) do Giám đốc WB tại Việt Nam - bà Victoria Kwakwa dẫn đầu.

Đây là năm đầu tiên Bộ Tài chính trực tiếp quản trị vận hành và tổ chức triển khai công tác khóa sổ cuối năm trên hệ thống TABMIS - Hệ thống Quản lý thông tin ngân sách và kho bạc do WB tài trợ…



14h chiều ngày cuối cùng trong năm, các số liệu quyết toán đã được Kho bạc Nhà nước (KBNN) TP.Hà Nội cập nhật một cách gọn gàng, chính xác và vẫn liên tục được cập nhật - điều mà trước đây phải đến đêm, thậm chí phải qua ngày nghỉ Tết dương lịch mới “hòm hòm”.

Giám đốc KBNN Hà Nội Đào Thái Phúc cho biết, Hà Nội bắt đầu triển khai TABMIS từ ngày 19/9/2011, khi đó đồng thời chạy song song 2 chương trình, đến ngày 1/3/2013 chạy độc lập và chính thức chạy chương trình TABMIS từ ngày 1/6/2013. “Như vậy, năm nay là năm thứ ba Hà Nội thực hiện thành công khóa sổ và quyết toán ngân sách mà không có sự cố nào…” - ông Phúc báo cáo.



Là địa bàn lớn với 30 đơn vị KBNN, số lượng giao dịch trên 7.000 đơn vị với gần 30.500 tài khoản tiền gửi và tài khoản dự toán, số lượng giao dịch chứng từ cũng thuộc “đầu bảng” trong cả nước: từ 300 - 500 chứng từ tại một kho bạc quận, huyện, 3000 chứng từ tại kho bạc thành phố, riêng thời điểm cao nhất trong những ngày cuối năm có kho bạc phát sinh trên 1.000 chứng từ, những ngày cuối tháng 12 có thời điểm lên tới 2.500 chứng từ/ngày.

Theo bà Trần Minh Hằng - Phó Tổng Giám đốc KBNN - việc Hà Nội triển khai thành công TABMIS có ý nghĩa quan trong khẳng định thành công của dự án.



“Cá nhân tôi theo đuổi dự án cải cách quản lý tài chính công trên 10 năm nay, thường xuyên chứng kiến cảnh khóa sổ tất bật cuối năm, nhưng năm nay không khí khóa sổ rất nhẹ nhàng, không căng thẳng, không vồn vã và đông đúc như những năm trước.

Đến thời điểm này, Bộ Tài chính cơ bản đã hoàn thành dự án cải cách hệ thống tài chính công - dự án do WB tài trợ. Năm nay cũng là năm đầu tiên hệ thống kho bạc trực tiếp thực hiện công tác khóa sổ trên hệ thống TABMIS và đến giờ phút này hầu như không có trục trặc gì…” - Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Sỹ Danh chia sẻ.



Chứng kiến thực tế vận hành và trao đổi với các chuyên viên trực tiếp sử dụng hệ thống TABMIS phục vụ công tác thu - chi ngân sách trong giai đoạn cao điểm nhất của năm ngân sách, bà Victoria Kwakwa đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống tài chính, từ các cấp lãnh đạo đến những cán bộ tận tâm đã làm nên thành công của dự án, đặc biệt khi năm 2013 là năm đầu tiên hệ thống TABMIS đi vào vận hành hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng cũng như rộng khắp trong hệ thống KBNN trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đây cũng là năm đánh dấu bước chuyển toàn bộ quyền quản trị từ nhà thầu IBM sang Bộ Tài chính Việt Nam, là năm đánh dấu sự kết thúc thành công của dự án TABMIS.



Bà Victoria Kwakwa cũng cho biết, qua theo dõi WB nhận thấy, hệ thống TABMIS đã cung cấp khả năng tổng hợp thông tin về tình hình thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam trên quy mô toàn quốc một cách nhanh chóng, chính xác, phục vụ đắc lực, hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo, điều hành tài chính, NSNN trong năm tài khóa đầy khó khăn 2013.

Bà Kwakwa cũng bày tỏ hy vọng hệ thống này sẽ là nền tảng, phần nào giúp ngành Tài chính Việt Nam tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài khóa, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình... Đồng thời, những bài học rút ra từ quá trình xây dựng, vận hành TABMIS sẽ là những kinh nghiệm quý để Việt Nam triển khai những dự án hiện đại hóa sau này. Bà Kwakwa cũng khẳng định WB luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Tài chính nói riêng trong công cuộc cải cách tài chính công…

Với mô hình quản lý dữ liệu tập trung toàn quốc, khả năng ghi chép, kế toán chính xác, kịp thời, chi tiết, TABMIS góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành NSNN các cấp thông qua việc cung cấp, tổng hợp thông tin, báo cáo một cách đầy đủ, nhanh chóng, tin cậy, thống nhất giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và cơ quan KBNN về tình hình thu - chi ngân sách, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo chính quyền các cấp, nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo; nâng cao hiệu quả quản lý chấp hành chi NSNN thông qua việc quản lý và kiểm soát tập trung dự toán của các đơn vị, kiểm soát cam kết chi trên hệ thống; góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ của KBNN.




Thị trường vàng ra sao sau khi bán gần 70 tấn vàng?

Thị trường vàng ra sao sau khi bán gần 70 tấn vàng?

Nhìn lại 76 phiên đấu thầu vàng


Kết thúc năm 2013, sau 76 phiên đấu thầu, chào bán thành công gần 70 tấn vàng, quản lý thị trường vàng đã gọn gàng hơn, nhưng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn trên 4 triệu đồng/lượng, tương đương cuối năm 2012.


Trong phiên đấu thầu vàng cuối cùng của năm vào ngày hôm qua (31/12), NHNN đã chào bán thành công 20.000 lượng vàng.


Như vậy, trong năm 2013, NHNN đã thực hiện 76 phiên đấu thầu vàng, chào bán ra thị trường tổng cộng 1.932.000 lượng và bán thành công 1.819.900 lượng, tương đương 69,9 tấn.


Trong số gần 70 tấn vàng này, có hơn 30 tấn được các tổ chức tín dụng mua vào để tất toán trạng thái vàng, chỉ có gần 40 tấn vàng còn lại là bán ra thị trường. So với các năm trước thì năm nay, hu cầu vàng đã nguội dần (nhu cầu vàng của thị trường các năm trước là khoảng 80 tấn/năm).




Có thể nói, qua 76 phiên đấu thầu vàng, NHNN đã hạn chế được tình trạng mất cân đối cung - cầu, qua đó góp phần ổn định thị trường vàng. Cùng với việc siết lại mạng lưới kinh doanh vàng miếng, NHNN đã tổ chức lại cơ bản hoạt động thị trường vàng, chấm dứt các cơn sốt nóng, sốt lạnh gây ảnh hưởng bất lợi đến tỷ giá của vàng, góp phần ổn định vĩ mô, chống lạm phát.



Thời gian đầu tổ chức các phiên đấu thầu, NHNN dồn dập cung vàng ra thị trường để đáp ứng nhu cầu tất toán trạng thái vàng của các ngân hàng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, NHNN đã “bóc” được toàn bộ vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng, chấm dứt hiện tượng vàng hóa gây nhiều rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Cũng vì thế, hiện tượng đầu cơ vàng giảm hẳn (trước đây, ngân hàng là những nhà đầu cơ vàng chủ yếu trên thị trường).


Ngoài ra, trong bối cảnh ngân sách khó khăn, hoạt động đấu thầu vàng đã thu về một nguồn lợi nhuận không nhỏ để hỗ trợ ngân sách.


Bên cạnh đó, việc tung vàng đấu thầu ra vào đúng các thời điểm, tuyên bố không để thiếu vàng khiến cảnh thị trường hoảng loạn, dân tranh cướp mua vàng không còn xảy ra. Chính sách của NHNN đã khiến thị trường vàng ổn định (dù giá thế giới biến động mạnh) cũng là lý do khiến kênh đầu tư vàng nguội dần vì ít sóng.


Theo đánh giá của chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, qua các phiên đấu thầu vàng, lần đầu tiên sau nhiều năm hỗn loạn, thị trường vàng đã được NHNN quản lý một cách “gọn gàng”. NHNN cũng thành công trong việc chống “vàng hóa”, cụ thể NHNN đã tách vai trò người huy động và cho vay vàng ra khỏi các ngân hàng thương mại.


Chung ý kiến này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng, năm 2013, NHNN đã hoàn thành sứ mệnh trong việc quản lý thị trường vàng, bao gồm ổn định được giá vàng và chống vàng hóa, ổn định thị trường ngoại tệ, hạn chế vàng nhập lậu…


Tại Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao cách điều hành thị trường vàng của NHNN. Thủ tướng đề nghị, NHNN phải dứt khoát phi tiếp tục độc quyền xuất nhập khẩu vàng vì đây là ngoại tệ. Ngoài ra, để tránh tình trạng vàng hóa, Thủ tướng yêu cầu không cho phép huy động, cho vay vàng trở lại và vẫn tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng để ổn định cung - cầu trên thị trường.


Dấu hỏi thu hẹp chênh lệch và huy động vàng trong dân


Trước khi NHNN thực hiện các phiên đấu thầu vàng, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là gần 3 triệu đồng/lượng. Sau khi NHNN tiến hành đấu thầu vàng, có những thời điểm, chênh lệch giá vàng có những thời điểm hiếm hoi đã hạ xuống dưới 1 triệu đồng/lượng nhưng đa phần đều đứng ở mức cao, có lúc đã vọt lên tới 5-6 triệu đồng/lượng.


Trong phiên cuối cùng của năm ngày hôm qua (31/12), chênh lệch giá vàng vẫn đứng ở mức trên 4 triệu đồng/lượng.


Trước đó, vào tháng 3/2013, khi sắp bắt đầu phiên đấu thầu vàng đầu tiên, NHNN khẳng định, đấu thầu sẽ rút ngắn khoảng cách chênh lệch giá vàng. Tuy nhiên, sau hơn 9 tháng với 76 phiên đấu thầu, khoảng cách này vẫn không được rút ngắn mà thậm chí còn tăng lên. Điều này chứng tỏ, điều hành thị trường vàng vẫn chưa ổn.


Theo ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, với cung cách đấu thầu hiện nay, NHNN không thể thu hẹp chênh lệch giá vàng.


Dĩ nhiên, giữ một khoảng cách chênh lệch với giá vàng thế giới là cần thiết để thị trường vàng trong nước có một bước đệm, không bị chao đảo quá nhiều khi giá thế giới biến động. Tuy nhiên, mức chênh lệch lên tới 4-5 triệu đồng/lượng như hiện nay là không thể chấp nhận. Chính các DN kinh doanh vàng cũng thừa nhận, chênh lệch giá vàng chỉ hơn 1 triệu đồng/lượng là phù hợp.


Như vậy, có thể thấy, nhiệm vụ thu hẹp chênh lệch giá vàng của NHNN đã thực hiện chưa trọn vẹn trong năm 2013.


Ngoài ra, cũng trong năm 2013, NHNN vẫn đang “bó tay” trong việc tìm cách huy động vàng trong dân. Trong chỉ đạo mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị, năm 2014, NHNN nghiên cứu để có chính sách huy động nguồn lực vàng cất trữ trong dân để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.


Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Ngoại hối (NHNN) cho biết, NHNN đang nghiên cứu phương án mua vào vàng miếng. Ông Nguyễn Quang Huy không nói rõ thời điểm cơ quan quản lý tiền tệ sẽ mua vào vàng miếng, thay vì vẫn bán ra qua kênh đấu thầu bấy lâu nay, nhưng vị này khẳng định: "Chúng tôi đã sẵn sàng với mọi tình huống đối phó với diễn biến thị trường vàng".


Theo Bizlive



Năm 2013, nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn

Năm 2013, nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn



Trên cả 2 sàn, nhà đầu tư đã tham gia giao dịch nhiều hơn. Tính chung, tổng số lệnh nhà đầu tư đã đặt là 22,36 triệu, tăng 5,6% so với năm ngoái. Mặc dù, so với năm 2010, số lệnh đặt vẫn thấp hơn tuy nhiên thị trường đang cho dấu hiệu cải thiện rất tích cực.


Về quy mô đặt lệnh, trên HOSE, nhà đầu tư đã đặt mua 30,18 tỷ cổ phiếu trong khi đặt bán ra 31,8 tỷ cổ phiếu. Tuy nhiên, do lệnh mua hướng vào những cổ phiếu có giá cao, VN-Index vẫn tăng hơn 20% trong cả năm 2013.



Điều tương tự cũng xảy ra trên HNX. HNX-Index đã tăng 18,83% dù khối lượng bình quân 1 lệnh mua là 17,61 tỷ cổ phiếu, thấp hơn khối lượng 1 lệnh bán ra 18,63 tỷ cổ phiếu.



Dương Thùy - Người Đồng Hành





Hình ảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội từ nhà máy về cảng Cam Ranh

Hình ảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội từ nhà máy về cảng Cam Ranh
Cổng thông tin tổng hợp - Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin

Copyright 2010–Công ty cổ phần tích hợp dữ liệu NextCom

Giấy phép số 195/GP-TTĐT ngày 19/08/2010

Email: info@gafin.vn Phone: 043-9728190 Fax: 043-9728838

Liên hệ quảng cáo: chị Hoàng Anh Thơ

Điện thoại: 0904 543 768

Email : quangcao@nextcom.net.vn

Powered by

Địa chỉ: Số 7, ngõ 180 - Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội


KBC sẽ phát hành hơn 1000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

KBC sẽ phát hành hơn 1000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi
Cổng thông tin tổng hợp - Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin

Copyright 2010–Công ty cổ phần tích hợp dữ liệu NextCom

Giấy phép số 195/GP-TTĐT ngày 19/08/2010

Email: info@gafin.vn Phone: 043-9728190 Fax: 043-9728838

Liên hệ quảng cáo: chị Hoàng Anh Thơ

Điện thoại: 0904 543 768

Email : quangcao@nextcom.net.vn

Powered by

Địa chỉ: Số 7, ngõ 180 - Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội


VAMC chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài dưới 2 hình thức

VAMC chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài dưới 2 hình thức

Theo quy định do Bộ Tài chính vừa ban hành, VAMC chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài (không thông qua việc mua bán nợ và tài sản) dưới các hình thức: Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại nhà nước; Tham gia góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 12 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.


Đó là nội dung tại Thông tư số 209/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) do Bộ Tài chính vừa ký ban hành.


Theo đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm: Vốn điều lệ 500 tỷ đồng; Quỹ đầu tư phát triển được trích theo chế độ quy định; và các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.


Thông tư nêu rõ: VAMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của VAMC.


Về trích lập và sử dụng dự phòng, đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường, VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Đối với các khoản bảo lãnh quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, các khoản đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay dưới hình thức bảo lãnh, cho vay, VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Đối với khoản cung cấp tài chính khác, VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng như đối với khoản đầu tư tài chính.


Thông tư cũng có quy định điều khoản xử lý trường hợp đặc biệt. Trường hợp kết thúc năm tài chính, VAMC bị lỗ và trong năm tài chính đó có trái phiếu đặc biệt đến hạn mà tổng các khoản phí trên số tiền thu hồi nợ VAMC được hưởng trong năm nhỏ hơn các khoản đã nhận tạm ứng từ các tổ chức tín dụng phải hoàn trả trong năm thì VAMC báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xử lý phần còn phải hoàn trả tạm ứng đã nhận từ các tổ chức tín dụng theo hướng VAMC được ghi nhận doanh thu và các tổ chức tín dụng ghi nhận vào chi phí.


Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2014 và được áp dụng từ năm tài chính 2013.









Lợi nhuận được tính sau khi bù đắp các khoản lỗ


Lợi nhuận của VAMC sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối như sau: Bù đắp khoản lỗ của các năm trước; Lợi nhuận còn lại sau khi bù đắp lỗ theo quy định tại điểm 2.1 khoản này (nếu có) coi như 100% và được phân phối như sau: Trích 30% vào quỹ đầu tư phát triển; Trích quỹ thưởng Viên chức quản lý VAMC và quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Việc trích quỹ thưởng Viên chức quản lý VAMC và quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của VAMC được thực hiện quy định của pháp luật về trích quỹ thưởng Viên chức quản lý và quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Lợi nhuận còn lại (nếu có) sau khi trích lập theo quy định được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.



T.Th


Hải Quan



Thông điệp của Thủ tướng nhân dịp đón năm mới 2014

Thông điệp của Thủ tướng nhân dịp đón năm mới 2014
"Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững."

TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:


Trong năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, tăng trưởng cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012. Văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều thành tựu. Chính trị-xã hội ổn định. Vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.


Thực hiện Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Trong đó xác định Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2013. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường q uốc phòng, an ninh . N âng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế [1].


Mặc dù kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi; kinh tế-xã hội nước ta chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn lớn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Đồng thời triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trung và dài hạn nhằm tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.


I




Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do với yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn tạo ra nhiều cơ hội cho hợp tác cùng phát triển nhưng sự tùy thuộc lẫn nhau cũng tăng lên và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Báo cáo thường niên của nhiều tổ chức quốc tế đều xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế. Đây là chỉ báo tham khảo quan trọng về vị trí của từng quốc gia trong cuộc ganh đua toàn cầu. Quốc gia nào có năng lực cạnh tranh cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững.

Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh có tầm quan trọng hàng đầu. Chất lượng thể chế không chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng có tính quyết định đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia. Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại.


Nhìn lại gần 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc của đất nước ta đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ, thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động kinh tế mà bước đột phá lớn và toàn diện là từ Đại hội VI của Đảng.


Đột phá trong quản lý nông nghiệp bắt đầu từ Khoán 10 đã đưa Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản hàng đầu thế giới. Mở rộng mạnh mẽ quyền tự do kinh doanh với việc ban hành Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật đầu tư nước ngoài... đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi trì trệ, phát triển năng động với tốc độ cao. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra không gian phát triển mới, rộng mở hơn.


Những quyết sách đổi mới phù hợp của Đảng và Nhà nước ta đã đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu ấn tượng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.


Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.


Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.


Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin, thế hệ trẻ nước ta được trang bị kiến thức ngày càng cao và phần lớn thường xuyên truy cập internet để giao lưu, học hỏi, khám phá và chiêm nghiệm thực tế. Thế hệ này đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế.


Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp "song sinh" trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền". Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.


Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua đã mở ra không gian Hiến định mới để chúng ta thực hiện tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không một quốc gia nào có thể thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở tất cả các cấp cũng như trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng dân chủ trực tiếp càng sâu rộng và thực chất thì dân chủ đại diện càng hiệu quả. Vì vậy, phải đặt mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong tổng thể các giải pháp bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Sớm thực hiện thí điểm Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách.


Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển . Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi dân giầu thì nước mới mạnh. Xã hội hóa không chỉ để huy động các nguồn lực mà còn tạo điều kiện cho xã hội thực hiện những chức năng, những công việc mà xã hội có thể làm tốt hơn. Và chỉ như vậy mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.


Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản. Quyền làm chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật.


Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường; kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải được phân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước.


Nhà nước phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước.


Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ. Người đứng đầu cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ.


Phải tăng cường tương tác giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước và giữa bộ máy nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội. Mở rộng đối thoại với người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để Nhà nước, cán bộ, công chức gần dân hơn và chủ trương, chính sách, pháp luật sát với thực tiễn hơn. Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở bảo đảm tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau, bổ trợ cho nhau theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phát huy chủ động, sáng tạo của cấp dưới, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất của cả hệ thống. Thường xuyên tăng cường ổn định chính trị-xã hội.


Trên tinh thần đó, năm 2014 phải tập trung sức cao nhất xây dựng, sửa đổi các luật để thực hiện Hiến pháp. Đồng thời rà soát bổ sung thể chế - cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật, kỷ luật kỷ cương, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm của tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng.


II




Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Thời gian tới phải tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lược nêu trên, trong đó tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng có liên quan chặt chẽ với nhau là thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.

Phải thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước đang định giá phải tính đúng, tính đủ chi phí, công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá và kiên định thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.


Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Xóa bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực.


Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước. Kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.


Chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tăng cường sức mạnh của kinh tế nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế.


III




Thực hiện đường lối Đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đang giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Vì vậy, phải thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đặc biệt là đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế và cũng là đòi hỏi bức xúc cần phải được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó phải tập trung thực hiện đồng thời việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.


Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhà nước có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.


Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ. Từng bước hình thành những tổ hợp nông-công nghiệp-dịch vụ công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ với người nông dân và hướng tới xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng, phát triển bền vững.


Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Quan tâm bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam.


Khẩn trương sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.


IV




Ba năm qua, kể từ Đại hội Đảng lần thứ XI, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta đã dành nhiều công sức, nguồn lực để giải quyết những vấn đề trước mắt và đạt được những kết quả quan trọng. Đồng thời cũng đã chú trọng thực hiện nhiệm vụ trung và dài hạn nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tiễn cho thấy nếu không giải quyết tốt những nhiệm vụ này thì sẽ không bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc, không khai thác có hiệu quả được tiềm năng của đất nước và cơ hội trong hội nhập quốc tế và cũng không tạo lập được nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững.

Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Khó khăn, thách thức là rất lớn. Nhưng đây là cơ hội để thúc đẩy Đổi mới mạnh mẽ hơn. Đòi hỏi phải có quyết tâm và bản lĩnh chính trị rất cao. Bản lĩnh của Đảng và Nhân dân ta đã tỏa sáng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Bản lĩnh đó cũng đã tỏa sáng khi đất nước ta đối mặt với khủng hoảng kinh tế-xã hội những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước để hình thành đường lối Đổi mới.


Ngày nay, thế và lực của chúng ta đã mạnh hơn nhiều. Nhất định bản lĩnh đó sẽ lại tỏa sáng để Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lên tầm cao mới vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa-dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.


[1] Với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:


Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5,8%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.100 USD; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước 5,3% GDP.


Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 20%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15,5%; s ố giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22,5 giường.


Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 80%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.



Ấn Độ: Nhập khẩu đồ trang sức bằng vàng gia tăng

Ấn Độ: Nhập khẩu đồ trang sức bằng vàng gia tăng
Nhờ áp dụng chính sách này, tổng nhập khẩu vàng của Ấn Độ từ tháng 6-10/2013 chỉ còn 125 tấn so với 304 tấn trong tháng 4 và tháng 5 cùng năm. Biện pháp này, cùng với chính sách tăng thuế nhập khẩu hàng xa xỉ, đã góp phần giảm CAD của Ấn Độ trong tài khóa hiện nay.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin công nghiệp, chính sách siết chặt nhập khẩu vàng đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đồ trang sức bằng vàng tại Ấn Độ. Hầu hết các nhà chế tác đồ kim hoàn tại Ấn Độ, trong đó có công ty chế tác Tribhovandas Bhimji Zaveri Ltd, Gitanjali Gems Ltd và PC Jewellers Ltd phải phụ thuộc vào nhập khẩu đồ trang sức bằng vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời tái xuất khẩu tới các thị trường quốc tế.


Chủ tịch Liên đoàn buôn bán đồ kim hoàn và đá quý (Gems & Jewellery Trade Federation -GJF) toàn Ấn, Haresh Soni, cho biết “Ngành công nghiệp chế tác đồ kim hoàn Ấn Độ đang đối mặt với nhiều vấn đề trên thị trường trong nước. Quy định của RBI về nhập khẩu vàng gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước tiếp cận thị trường quốc tế."


GJF dự kiến sẽ gửi thư tới Bộ trưởng tài chính, kêu gọi giảm thuế nhập khẩu vàng, đồng thời đề nghị bãi bỏ hạn chế cho vay để nhập khẩu vàng. Theo dự đoán của các chuyên gia, RBI sẽ nới lỏng chính sách siết chặt nhập khẩu vàng thoi trong vòng sáu tháng tới, sau khi kiềm chế được CAD.


Chính sách hạn chế nhập khẩu vàng tại Ấn Độ không chỉ làm thị trường vàng tại nước này “ngột ngạt” mà còn khiến một số công ty chế tác lâm vào cảnh nợ nần. Chẳng hạn hãng đồng hồ Titan khi bước vào năm 2013 không nợ nần ai, vậy mà tính đến cuối tháng 10 vừa qua đã phải gánh một khỏan nợ lên tới 950 triệu rupee (62 rupee =1 USD). Trong năm 2013, hãng Titan chỉ sử dụng 20 tấn để sản xuất đồng hồ.


Ông Rajeev Sheth, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty Tara Jewellers cho biết, trong bối cảnh chính sách cung ứng vàng bị thắt chặt, công ty đang điều chỉnh hướng tiếp cận thị trường trong nước. Tara Jewellers có 50 cửa hiệu, hiện đang xem xét lại chính sách sở hữu các cửa hàng bán lẻ.


Chính sách hạn chế nhập khẩu vàng cũng làm tăng buôn lậu vàng vào Ấn Độ. Các nhà chế tác đồ kim hoàn nhỏ tại Ấn Độ mua vàng lậu với giá thấp hơn khoảng 7-8% so với vàng nhập khẩu sau thuế. Theo ước tính của GJF, tỷ lệ mua vàng thoi và đồng xu bằng vàng đã giảm 80% trong mùa lễ hội Diwali vừa qua (đầu tháng 11/2013), trong khi đồ kim hoàn giảm 25-30%./.



Chuyên gia “bi quan” về thị trường vàng năm 2014

Chuyên gia “bi quan” về thị trường vàng năm 2014

Năm 2013 đã kết thúc với bức tranh ảm đạm của thị trường vàng. Nhìn sang năm 2014, nhiều chuyên gia tỏ ra bi quan, với các dự báo cho thấy một thị trường vàng của năm mới thậm chí còn xấu hơn năm 2013.


Năm 2014, giá vàng thế giới tiếp tục “đổ đèo”


Bước sang năm 2014, các chuyên gia phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán phục hồi và triển vọng tươi sáng của kinh tế toàn cầu khiến vàng không còn sức hấp dẫn đối với giới đầu tư như trước.











Có dự báo giá vàng thế giới năm 2014 có thể giảm xuống 1.050 USD/oz

Ronald Leung, phụ trách giao dịch tại Lee Cheong Gold Dealers (có trụ sở ở Hong Kong) dự báo thị trường vàng năm 2014 sẽ xấu đi. Lượng vàng tại các quỹ giao dịch vàng sụt giảm sẽ là một nhân tố kéo giá vàng hạ. Lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới (SPDR Gold Trust) nắm giữ, vốn được coi là thước đo nhu cầu vàng của nhà đầu tư, đã giảm 0,19% trong phiên giao dịch ngày 26/12 xuống 804,22 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2009.


Các chuyên gia phân tích của Barclaysdự báo giá vàng thời gian tới có nguy cơ còn tiếp tục đi xuống. Vấn đề lớn nhất đối với vàng đó là không chỉ phải đối phó với nhu cầu của Ấn Độ giảm sút (do đồng rupee yếu và thuế nhập khẩu tăng), mà thị trường còn phải vật lộn với xu hướng bán tháo của giới đầu tư. Theo dự báo của Goldman Sachs, BNP Paribas và cả Societe General, giá vàng năm 2014 sẽ nằm dưới mốc 1.150 USD/oz.


Những dự báo này còn dựa trên cơ sở xu hướng giá vàng năm 2013 đổ đèo và chưa có dấu hiệu khởi sắc vào năm mới. Phiên cuối cùng của năm 2013 là ngày 31/12, giá vàng đã chốt năm ở mức 1.206 USD/oz. Mức giá này đã giảm rất sâu so với các dự báo trước đó về giá vàng năm 2013. Chẳng hạn, đầu năm 2013, HSBC đưa ra dự báo giá vàng trung bình trong năm 2013 xuống còn 1.760 USD/oz (mức giá dự báo này đã hạ sâu hơn trước đó có dự báo 1.850 USD/oz). Cùng thời điểm này, HSBC còn dự báo giá vàng trung bình năm 2014 ở mức 1.775 USD/oz và đưa ra dự báo cho năm 2015 ở mức 1.675 USD/oz.


Hơn nữa, HSBC còn lạc quan cho rằng, thị trường vàng có xu hướng đi lên trong năm 2013 nhờ hỗ trợ của các yếu tố cơ bản như cung – cầu. Nhưng nhìn lại năm qua, hầu hết các nhà phân tích cho biết thị trường vàng chịu áp lực từ những quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc sẽ bắt đầu giảm dần chương trình mua trái phiếu của mình. Và thực tế, kể từ ngày 18/12/2013, ngày FED quyết định cắt giảm gói nới lỏng định lượng (QE3), giá vàng thế giới đã lại rơi xuống dưới mốc 1.200 USD/oz ngày cuối năm. So với mức giá 1.674 USD/oz phiên đầu năm, vàng thế giới giảm 574 USD/oz sau 1 năm. Hiện đã giảm tới 37% nếu so với mức cao kỷ lục 1.920 USD/oz được lập ở năm 2011.


Trong năm qua, thị trường còn ghi nhận nhà đầu tư đã chuyển hướng mạnh từ vàng sang thị trường chứng khoán. Như vậy, năm 2013, thị trường vàng đã trình diễn một xu hướng trái ngược dự báo trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn. Và vàng, dù vốn được coi là một kênh trú ẩn an toàn của nhà đầu tư, nhưng càng về cuối năm lực hút của nó càng trở nên kém hấp dẫn. Có thể nói, sự đổ đèo liên tiếp của giá vàng trong năm qua đã phần nào làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường kim loại quý này.


Tương lai giá vàng trong nước… khó sáng


Đối với thị trường trong nước, năm qua, bên cạnh tình hình kinh tế vĩ mô, tâm lý đầu tư, đặc biệt là việc tổ chức đấu thầu vàng miếng của NHNN, đã tác động đến thị trường vàng. Xu thế rõ nét của năm là giá vàng lao dốc mạnh, mặc dù mức giảm còn thấp hơn giá vàng thế giới.











Biểu đồ diễn biến giá vàng SJC năm 2013 (Nguồn: SJC)

Nếu phiên đầu năm 2013, giá vàng SJC được niêm yết ở giá 46,34-46,74 triệu đồng/lượng (mua – bán), thì đến phiên cuối năm, ngày 31/12/2013 giảm về còn 34,70-34,78 triệu đồng/lượng. Như vậy, sau 1 năm, giá vàng SJC giảm 11,64 triệu đồng/lượng chiều mua vào, và bán ra giảm 11,96 triệu đồng/lượng.


Cùng với đó, các đầu mối nới rộng giá mua vào so với giá bán ra tới khoảng 360.000 đồng/lượng ở các phiên cuối năm. Động thái này thể hiện rõ tính dự phòng rủi ro.


Lực đẩy cho giá vàng trong nước năm 2014 sẽ kém đi trước các dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô sáng hơn. Hơn nữa, năm qua, dù giá vàng thế giới giảm tới hơn 14 triệu đồng/lượng (qua đổi ra tiền Việt), trong khi giá vàng trong nước chỉ giảm hơn 11 triệu đồng/lượng. Mức chênh giữa giá vàng trong nước và quốc tế trung bình vẫn duy trì trên 3 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng không còn sôi động, ồn ào như cả chục năm qua ở thời điểm này.


Những động thái này đang và sẽ tiếp tục tác động làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư trong nước với vàng. Cùng với đó, thị trường vàng trong nước vốn được hỗ trợ mạnh nhờ tâm lý, thói quen người dân thích tích lũy vàng hơn tiền mặt hoặc các phương tiện khác. Nhưng, sau nhiều sóng gió vừa qua, tâm lý a dua trên thị trường đã tạm lắng xuống và chưa có lực đẩy để người dân đổ xô trú ẩn vào vàng.


Đáng chú ý nữa, năm 2013 khép lại với thị trường chứng khoán được đánh giá là thắng lợi. Cho nên, khi nền kinh tế được dự báo sáng hơn vào năm 2014, môi trường sản xuất, kinh doanh năng động hơn, khó tránh “hội chứng đám đông” và dự a dua thị trường trỗi dậy khiến nhà đầu tư và kể cả người dân mua nhỏ lẻ sẽ chuyển hướng từ thị trường vàng sang đầu tư vào chứng khoán và các thị trường khác.


Đồng thời, trên các phương tiện thông tin hằng ngày có rất nhiều dự báo về sự ảm đạm của giá vàng thế giới năm 2014, điều này càng củng cố niềm tin cho nhà đầu tư mạnh dạn quay lưng với thị trường vàng để đi tìm nguồn lợi mới ở kênh đầu tư mới. Thành thử, năm 2014, cùng với sự suy giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tất khó bứt phá./.



Không khí Hong Kong quá ô nhiễm, rủi ro sức khỏe cao

Không khí Hong Kong quá ô nhiễm, rủi ro sức khỏe cao


Hong Kong đã cảnh báo cư dân giảm thời gian ngoài trời trong thông báo kiểm soát chất lượng không khí thực hiện hôm 30/12. Đây là biện pháp của thành phố để phản ứng lại lời phê bình đã không làm nhiều để chống ô nhiễm.


Trạm theo dõi bên đường của Vịnh Causeway thông báo chất lượng không khí ở mức 10/10 vào 2 giờ chiều 31/12, đánh dấu rủi ro sức khỏe “rất cao”, theo trang web theo dõi chất lượng không khí của thành phố. Khi chỉ số vượt mức cao nhất nó sẽ kích hoạt các cảnh báo “nghiêm trọng” và kêu gọi người già trẻ em ở trong nhà.


Hệ thống mới tính rủi ro sức khỏe dựa trên khí ozone, nitơ điôxit, sunphua ddiooxxit và hạt bụi có thể bị hít vào. Đây là thay đổi đầu tiên của cách thành phố Hồng Kong đo chất lượng không khí từ năm 1987 theo sau cam kết của ông Lương Chấn Anh sẽ ưu tiên kiểm soát nạn khói bụi ô nhiễm. Bắc Kinh và các thành phố Trung Quốc khác cũng đã trình làng các hệ thống giám sát từ năm 2012 sau làn sóng phê bình chính phủ đã không làm nhiều để kiểm soát ô nhiễm.


Ô nhiễm Hong Kong che mờ thành phố cảng nổi tiếng tươi đẹp

Ô nhiễm không khí ở Hong Kong đã xấu đi từ 2007 do hoạt động của sản xuất công nghiệp bên kia biên giới, ở khu vực Đồng bằng châu thổ Châu Giang và hàng vạn xe hơi chạy bằng động cơ diesel trong thành phố.


Cần có hành động tức thì


Các tổ chức như Phòng Thương mại Châu Âu đã thúc giục chính quyền địa phương “hành động ngay lập tức” để loại bỏ xe buýt và xe tải không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Ô nhiễm cản trở tính cạnh tranh của Hồng Kong, theo lời chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ hồi tháng 8/2013.


Năm 2013 chính quyền thành phố đã cam kết 12 tỉ HKD (tức 1,5 tỉ USD) cho các khoản trợ cấp để thay thế dần các động cơ diesel và giới hạn thời gian sử dụng. Chưa thấy có tác dụng tức thì của biện pháp này.


Xe hơi cũ vẫn còn rất nhiều ở Hong Kong

Các chỉ số hạt nhỏ hơn 2,5 microgram được gọi là chỉ số ô nhiễm PM2.5. Các hạt này có nguy cơ gây hại sức khỏe nhất. Chỉ số PM2.5 ở trạm đo Vịnh Causeway đã đạt 93.2microgram một mét khối không khí. Nó cao gấp gần 4 lần mức an toàn hít thở trong 24 giờ của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.


Ô nhiễm ở các thành phố Trung Quốc còn cao hơn thế nhiều. Tháng giêng 2013 Bắc Kinh chịu hoàn cảnh không khí tồi tệ nhất với PM2.5 đạt 800. Thượng Hải chứng kiến mức khói bụi kỷ lục ngày tháng 12 ở mức 602.2. Họ đã phải cho hoãn chuyến bay, ô tô ngừng đi lại, và thông báo của chính quyền khuyến cáo trẻ em ở trong nhà


Ô nhiễm làm giảm tính cạnh tranh của trung tâm tài chính châu Á





Tổng giám đốc VCBS: Xu hướng tăng điểm sẽ chiếm thế chủ đạo trong năm 2014

Tổng giám đốc VCBS: Xu hướng tăng điểm sẽ chiếm thế chủ đạo trong năm 2014

Nhân dịp năm mới và kỷ niệm 12 năm thành lập VCBS (7/1/2002 – 7/1/2014), ôngVũ Quang Đông - Tổng giám đốc VCBS đã có những chia sẻ với chúng tôi xung quanh định hướng và hoạt động của VCBS trong năm 2013 và trong năm mới 2014.


Kết quả kinh doanh năm 2013 của VCBS ra sao thưa ông?


Kết thúc năm 2013, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) ước đạt doanh thu 238 tỷ đồng (tăng 32% so với thực hiện năm 2012, vượt 27% kế hoạch), LNTT đạt 90 tỷ đồng và LNST đạt 67 tỷ đồng vượt xa kế hoạch được giao.


Năm 2013, trong bối cảnh khó khăn đang bao trùm cả nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Tuy nhiên VCBS đã thực hiện thành công nhiều thương vụ Tư vấn & Bảo lãnh phát hành lớn như 1000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp CTCP Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII), đồng Tư vấn phát hành thành công 5000 tỷ đồng Trái phiếu Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tư vấn thành công hợp đồng sáp nhập (M&A): CTCP Sông Đà 9 và CTCP Sông Đà 91; CTCP Someco Sông Đà và CTCP Someco Hòa Bình và nhiều thương vụ khác trải rộng trên cả ba miền đất nước.









Năm 2013 VCBS ước đạt doanh thu 238 tỷ đồng (tăng 32% so với thực hiện năm 2012, vượt 27% kế hoạch), LNTT đạt 90 tỷ đồng và LNST đạt 67 tỷ đồng vượt xa kế hoạch được giao.


Kế hoạch lợi nhuận của VCBS trong năm 2014 cũng được đặt ra dự kiến doanh thu tăng 15%, LNST tăng 22% so với 2013



Năm 2013 VCBS lãi vượt 67% kế hoạch năm, tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi dường như VCBS đi theo con đường ngân hàng đầu tư (tập trung vào mảng trái phiếu và tư vấn doanh nghiệp) nhiều hơn, ông có thể nói rõ hơn về điều này?


VCBS là đơn vị đầu tiên tham gia thị trường trái phiếu tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập. Thị phần môi giới trái phiếu của VCBS luôn luôn đứng đầu thị trường, xấp xỉ 30% giá trị giao dịch toàn thị trường.


Cùng với đó VCBS cũng là một trong những thành viên luôn đứng đầu về thị phần đấu thầu sơ cấp trên thị trường với 25 thành viên là các NHTM và các CTCK lớn.


Mục tiêu trong năm 2014 của VCBS là gì thưa ông?


Kinh tế 2014 được dự báo sẽ tiếp tục sự ổn định khi kế thừa nền tảng ổn định của năm 2013. Chúng tôi tiếp tục khẳng định đáy suy thoái đã qua trong năm 2013 và giờ là lúc để nền kinh tế hồi phục đi lên.


Tuy nhiên, tốc độ đi lên cần phải hài hòa và bền vững phù hợp với lộ trình tái cấu trúc nền kinh tế. Do vậy, năm 2014 VCBS sẽ chú trọng ổn định hệ thống, phát triển bền vững cùng với việc tăng cường đào tạo chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao để đón đầu thị trường trong một vài năm tới.


Bên cạnh đó, với dự án thay core giao dịch chứng khoán mới đang được triển khai, VCBS cam kết sẽ mang đến nền tảng công nghệ ngân hàng đầu tư tốt, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro dựa trên những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động quản trị rủi ro từ VCB, chúng tôi chủ trương xây dựng mô hình đem lại lợi ích cho khách hàng với những dịch vụ tin cậy và có độ thấu hiểu đôi bên với khách hàng.


Trên cơ sở đó, kế hoạch lợi nhuận của VCBS trong năm 2014 cũng được chúng tôi đặt ra dự kiến doanh thu tăng 15%, LNST tăng 22% so với 2013.


Kỷ niệm 12 năm ngày thành lập VCBS (07/01/2002 – 07/01/2014) là một mốc son rực rỡ đánh dấu chặng đường phát triển thành công của VCBS để cùng chung tay hướng tới tương lai mới trên một tầm cao mới.


Nhận định của ông về TTCK năm 2014 như thế nào?


Xét về triển vọng của nền kinh tế trong năm 2014, với định hướng và động thái khá nhất quán từ phía chính sách kết hợp với môi trường kinh tế thế giới đang có những khởi sắc, đặc biệt là Mỹ, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định và có tốc độ phục hồi cũng như tăng trưởng tốt hơn so với năm 2013, GDP được dự báo sẽ tăng 5,5%-5,7% trong khi CPI nhiều khả năng sẽ được duy trì quanh mức 7%.


Trên cơ sở đó, TTCK nhiều khả năng sẽ có những diễn biến tích cực với xu hướng tăng điểm là chủ đạo trong năm 2014.


Bên cạnh những chuyển biến tốt hơn phía nền kinh tế, một số thông tin quan trọng khác cũng được kỳ vọng có thể sẽ tạo ra sự đột biến trên thị trường trong năm 2014 như việc nới room cho khối ngoại và những diễn biến tích cực trong đàm phán và tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.


Xin cảm ơn ông!



ĐẦM DỰ TIỆC CAO CẤP

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.05a

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : II.DP.04c

Giá bán : 680.000 VND
đầm dạo phố- đầm công sở

đầm dạo phố- đầm công sở
MSP : I.DP.11

Giá bán : 600.000 VND
đầm dự tiệc hoặc công sở

đầm dự tiệc hoặc công sở
MSP : I.DP.10

Giá bán : 650.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.09

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.08

Giá bán : 680.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.06a

Giá bán : 800.000 VND
I.DP.06

I.DP.06

Giá bán : 800.000 VND
đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn

đầm dự tiệc - dạo phố xinh xắn
MSP : I.DP.05a

Giá bán : 800.000 VND